Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Ths CTH vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 39 - 43)

8 0% 14.4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo > 20 %

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Lịch sử hình thành tỉnh Cà Mau

Vào những năm cuối thế kỷ XVII, hưởng ứng sự chiêu mộ của Mạc Cửu, một di thần của nhà Minh bất phục triều đình Mãn Thanh, lưu trú tại Mang Khảm (Hà Tiên), một số lưu dân người Việt, người Hoa đã đến cư trú và làm ăn sinh sống, dựng thành một xã với tên gọi “xã” Cà Mau. Đầu thế kỷ XVIII, vùng đất này thuộc chúa Nguyễn quản lý, xã Cà Mau thuộc trấn Hà Tiên. Từ nguồn gốc hình thành thì Cà Mau là vùng đất mới được mở mang khai khẩn cách đây khoảng trên dưới 300 năm.

Sau nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX lưu dân ở nhiều nơi về sinh sống ngày càng đông, phần lớn thuộc các huyện phía trên Cà Mau. Nửa đầu thế kỷ XVIII, đã được khẩn hoang và thuộc địa giới của Dinh Long Hồ, lưu dân tiếp tục đổ về đây khai hoang mở đất, do dó diện tích khai phá cũng ngày càng mở rộng. Dưới thời Gia Long, vua Minh Mạng, xã Cà Mau được nâng lên thành huyện Long Xuyên, thuộc tỉnh Hà Tiên, cịn vùng đất phía trên Cà Mau thì thuộc phủ Ba Xuyên, tỉnh Vĩnh Long.

Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) vào năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu chia nhỏ các tỉnh cũ của xứ Nam kỳ nhằm mục đích dễ bề cai trị. Ngày 18/02/1882, tỉnh Bạc Liêu là tỉnh thứ 21 của Nam Kỳ được thành lập gồm 4 quận và 1 thị xã: Cà Mau, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai và thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu tồn tại cho đến tháng 8/1945. Năm 1947, tỉnh Bạc Liêu bị thực dân Pháp tái chiếm và chính quyền thực dân Pháp sát nhập huyện Phước Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc

Liêu. Về phía chính quyền cách mạng, năm 1947 và 1948, sáp nhập 2 quận An Biên và Phước Long của tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Bạc Liêu, đồng thời năm 1947 thành lập quận Ngọc Hiển. Vào năm 1950 thành lập quận Trần Văn Thời (tách từ quận Cà Mau ra theo quyết định của Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ). Đến năm 1955, ngụy quyền Sài Gòn tách huyện Cà Mau ra khỏi Bạc Liêu để thành lập tỉnh An Xuyên (theo sắc lệnh số 22/NV, ngày 25/10/1955 của chính quyền ngụy). Các huyện cịn lại sát nhập vào tỉnh Sóc Trăng thành lập tỉnh Ba Xuyên. Cùng thời gian này về phía chính quyền cách mạng vẫn gọi khu vực Cà Mau là tỉnh Bạc Liêu sau lấy tên tỉnh Cà Mau (mật danh là U1). Ngày 27/11/1973, tái lập tỉnh Bạc Liêu; tỉnh Cà Mau cắt huyện Giá Rai giao tỉnh Bạc Liêu.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 02/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam, trong đó hai tỉnh Cà Mau (An Xuyên) và Bạc Liêu hợp thành tỉnh Minh Hải. Lúc này, tỉnh Minh Hải có hai thị xã: thị xã Cà Mau và thị xã Minh Hải và 7 huyện (Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời và Ngọc Hiển).

Ngày 11/7/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 181/1977/CP giải thể huyện Châu Thành và chuyển các xã của huyện này về thuộc các huyện Giá Rai, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Ngày 29/12/1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 328/CP thành lập thêm 6 huyện mới thuộc tỉnh Minh Hải (Phước Long, Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Cái Nước và Năm Căn), lúc này tỉnh có 12 huyện. Ngày 30/8/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94/CP giải thể huyện Cà Mau và đưa các xã của huyện này vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá Rai, Thới Bình và Cái Nước. Đến thời điểm này, tỉnh Minh Hải có 2 thị xã và 11 huyện. Ngày 17/5/1984, Hội đồng bộ trưởng ra Quyết định số 75/CP đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu; hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long

lấy tên là huyện Hồng Dân; hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước và đổi tên huyện Năm Căn (cũ) thành huyện Ngọc Hiển (mới); đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi (mới). Như vậy, đến thời điểm này, tỉnh Minh Hải có 2 thị xã, 9 huyện và có 120 xã, phường, thị trấn (93 xã, 13 phường, 14 thị trấn) [53, tr.11-15].

Trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, cuối cùng đến ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã ra Nghị quyết phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra thành 2 tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, thực hiện từ ngày 01/01/1997, và Cà Mau chính thức được tái lập từ ngày đó.

- Về điều kiện tự nhiên

Cà Mau là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần đất cực Nam của Tổ quốc. Diện tích tự nhiên là 5.221,19 km2 [18, tr.27]. Ngồi phần đất liền Cà Mau cịn có một số đảo diện tích xấp xỉ 5 km2

(cụm đảo Hòn Khoai thuộc huyện Ngọc Hiển, cụm đảo Hòn Chuối, thuộc huyện Trần Văn Thời).

Tỉnh Cà Mau là một bán đảo nối liền với đất liền, có hình dáng một mũi tàu đang rẽ sóng ra khơi, với một vị trí địa lý tự nhiên khá đặt biệt: có 3 mặt giáp biển, phía Đơng giáp biển Đơng; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.

Địa hình của tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sơng rạch chằng chịt, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy, gần đây có đường Hồ Chí Minh về đến mũi Cà Mau. Độ cao trung bình 0,5m so với mặt nước biển, hàng năm ở vùng Mũi Cà Mau bồi lấn ra biển trên 80m về phía Nam.

Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ổn định và phân ra hai mùa tương đối rõ là mùa khô và mùa mưa. Với diện tích nằm trọn trong vùng bán đảo Cà Mau nên tỉnh không bị ảnh hưởng lũ lụt từ hệ thống sông Cửu Long. Chế độ phân mùa kết hợp với khí hậu ổn định và thủy triều ven biển tạo hệ sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa có hiệu quả.

Đặc trưng thổ nhưỡng của tỉnh Cà Mau với đất phèn mặn là chủ yếu, việc canh tác chủ yếu với mơ hình lúa nước, cá nước ngọt, cây ăn trái, cây công nghiệp và vùng rừng tràm, rừng ngập mặn (rừng đước) kết hợp với mơ hình ni tơm, ni cá, trồng rau màu.

Cà Mau, là một tỉnh rất giàu tiềm năng về kinh tế rừng và biển. Đến năm 2016 diện tích bờ biển dài 254 km bằng 7,8 % chiều dài bờ biển của cả nước, vùng biển khá rộng, với diện tích trên 71.000 km2, với độ sâu trung bình 38 - 50 mét. Trong lịng biển có nhiều lồi tơm, cá và các lồi động - thực vật khác nhau; dưới thềm lục địa có trữ lượng dầu khí và khí đốt. Ngồi ra, biển Cà Mau cịn nằm ở vị trí trung tâm vùng biển Đơng Nam Á tiếp giáp các nước: Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia rất thuận lợi trong giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và khai thác tài ngun khác trong lịng biển. Rừng Cà Mau là 94.100 ha trong đó rừng ngập mặn phân bố ven biển Đông và biển Tây, thuộc các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân (chủ yếu là cây đước + mắm). Rừng ngập ngọt (cây tràm) phân bố trong các huyện Trần Văn Thời, U Minh. Hệ sinh thái rừng Cà Mau có vai trị quan trọng trong lấn biển, vừa có vai trị điều hịa khí hậu. Trong rừng có nhiều loại động thực vật rất đa dạng và phong phú [18, tr.195].

Với vị trí tiền tiêu, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc thù rừng biển, khí hậu thuận lợi, tạo cho Cà Mau có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế. Chính Phủ đã chỉ đạo phát triển kinh tế thủy sản Cà Mau trở thành “vựa tôm của cả nước”, cũng như ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi học tập nâng cao học vấn, khoa học - kỹ thuật của con người Cà Mau.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, trong những năm gần đây đứng trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tỉnh Cà Mau là một trong những tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long chịu sự tác động và ảnh hưởng nặng nề, tình trạng triều cường dâng cao ngặp ún, sóng lớn dẫn đến sạt lỡ các bờ biển, có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Một phần của tài liệu Ths CTH vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w