Tăng cường các nguồn lực để các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong tỉnh thực hiện tốt vai trị trong xây dựng nơng thơn mới hiện nay

Một phần của tài liệu Ths CTH vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 73 - 78)

8 0% 14.4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo > 20 %

3.2.4. Tăng cường các nguồn lực để các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ trong tỉnh thực hiện tốt vai trị trong xây dựng nơng thơn mới hiện nay

trong tỉnh thực hiện tốt vai trị trong xây dựng nơng thơn mới hiện nay

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là chương trình lớn, mang tính tổng hợp và tồn diện, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm tập trung mọi nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, trong thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã đề ra các giải pháp cụ thể để huy động mọi nguồn lực từ các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế tham gia cùng các tầng lớp phụ nữ thực hiện có hiệu quả chương trình này.

Trước hết, là chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động nữ trong tỉnh

Phụ nữ phải được xã hội và đặc biệt là nam giới tơn trọng, ủng hộ thì vai trị của họ trong xã hội mới được phát huy, nếu có nhận thức đúng về vấn đề giới thì phụ nữ sẽ cơng bằng hơn trong tham chính vào các hoạt động của đời sống xã hội, họ sẽ được chia sẽ, gánh vác công việc gia đình với phụ nữ theo điều kiện và khả năng có thể, tạo điều kiện cho phụ nữ có thêm cơ hội để nâng cao trình độ học vấn, tham gia vào cơng tác Hội ngày càng có hiệu quả.

Tiếp tục khai thác các nguồn vốn, xây dựng các chương trình, dự án, đề án nhằm phát huy năng lực của lao động nữ thơng qua hình thức đào tạo nghề, tạo việc làm; khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trong và ngoài tỉnh; tiếp tục phát huy các chương trình ủy thác tại địa phương.

Phân cơng cụ thể cán bộ hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ nghèo làm chủ hộ có vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là phát huy hiệu quả nguồn vốn giải quyết việc làm; nguồn vốn từ các chương trình, dự án do Hội phụ nữ quản lý; phát huy vốn nội lực phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, như giúp giống, vốn, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, ngày cơng lao động, giúp hộ nghèo có địa chỉ.

Thực hiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực theo giới tính tạo cho phụ nữ điểm xuất phát ngang bằng với nam giới trên thị trường lao động, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận thơng tin về hội nhập, nâng cao vai trị phụ nữ phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Tập hợp, phát huy đội ngũ nữ doanh nghiệp vào câu lạc bộ, tổ, nhóm liên doanh, liên kết để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ khai thác tiềm năng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với doanh nghiệp, chính sách khuyến khích nên tập trung vào việc quy định mức tối thiểu sử dụng lao động nữ đối với từng loại ngành nghề, tỉnh cần nghiên cứu, cụ thể hóa quy định giảm thuế cho phù hợp với đặc thù ở Cà Mau, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ trên mức quy định. Ngồi chức năng sản xuất thì chức năng tái sản xuất đòi hỏi các chủ sử dụng lao động phải có một khoản chi phí khác so với lao động nam như trợ cấp thai sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nên cần có chính sách đặc thù để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp gặp khó khăn bắt nguồn trực tiếp từ việc sử dụng nhiều lao động nữ.

Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các ngành, các hình thức dịch vụ gia đình. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế thường đặt lao động nữ vào một trạng thái bấp bênh hơn bởi trách nhiệm nặng nề trong tái sản xuất sức lao

động xã hội. Bên cạnh việc tạo cho người lao động nữ điểm xuất phát ngang bằng với nam giới trên thị trường lao động, người phụ nữ còn phải được dành thời gian cho đào tạo, nâng cao năng lực để trụ vững trong kinh tế thị trường. Chính sách giảm nhẹ gánh nặng cơng việc gia đình cho phụ nữ có thể được thực hiện thông qua việc Nhà nước hỗ trợ phát triển các dịch vụ gia đình theo quan điểm coi lao động nội trợ là một bộ phận của lao động xã hội. Những hỗ trợ này sẽ tác động gián tiếp đến việc giảm gánh nặng về cơng việc gia đình cho phụ nữ, tham gia nhiều hơn trong hoạt động xã hội, nhất là hiện nay phụ nữ cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.

Nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm; mở rộng phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề ở cấp huyện. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo, dạy nghề, truyền nghề cho lao động nơng thơn. Có chính sách ưu tiên học nghề cho từng đối tượng. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cơ sở vật chất để đào tạo, dạy nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, địa phương và sử dụng nguồn kinh phí của doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Tỉnh Cà Mau đang triển khai thực hiện chương trình việc làm năm 2017 là tạo việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lao động ở các địa phương trong tỉnh vào tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội, tạo nguồn thu nhập ổn định, bền vững, góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh, thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới [58].

Theo kế hoạch năm 2017, Cà Mau sẽ tạo việc làm cho 37.500 lao động (trong đó đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi

trình phát triển kinh tế xã hội và cho vay vốn ưu đãi để tạo việc làm tại địa phương: 18.000 lao động; tạo việc làm từ hoạt động tuyển chọn, cung ứng lao động cho các khu cơng nghiệp ngồi tỉnh: 19.450 lao động; tạo việc làm từ hoạt động tuyển chọn, cung ứng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng: 50 lao động [07].

Để chương trình việc làm năm 2017 có hiệu quả, tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, tạo nhận thức về giải quyết việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp, các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị xã hội, với việc tạo cho người lao động nhận thức đầy đủ về thông tin thị trường lao động, chế độ lao động và chính sách việc làm, loại bỏ ý thức muốn làm việc trong các cơ quan Nhà nước, không muốn làm việc trong các thành phần kinh tế khác, hạn chế, xóa bỏ tâm lý trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước [07].

Đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề đào tạo, nâng cao chất lượng lao động đảm bảo phù hợp tình hình, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước, với việc tập trung đào tạo nghề gắn chặt với yêu cầu phát triển, phục vụ chương trình xây dựng nơng thơn mới, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động.

Tạo điều kiện khôi phục, phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu Lao động nông thôn; phát triển du lịch sinh thái, phát huy mọi tiềm năng từ biển, du lịch biển, góp phần thu hút lao động tham gia làm việc tại chỗ.

Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ tạo việc làm, với việc ưu tiên hỗ trợ vay vốn đối với người lao động ở khu vực nông thôn chuyển dịch việc làm, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp, xây dựng thực hiện hiệu quả đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, lao động tàn

tật, và các đối tượng lao động đặc thù khác để ổn định việc làm, tránh nguy cơ mất việc làm cho số lao động đang làm việc.

Khuyến khích thực hiện tốt các hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi theo hợp đồng, với việc phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH giới thiệu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tham gia tuyển lao động Cà Mau nhằm phát triển thị trường lao động ngồi nước, góp phần tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề người lao động.

Mặt khác, tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài nữ, sử dụng nguồn nhân lực nữ chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Tỉnh Cà Mau cần có chính sách đặc biệt trong đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài nữ, tuyển chọn được lực lượng lao động chất lượng cao cho các tổ chức, các ngành, tuyển chọn được các tài năng nữ để tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, các chuyên gia khoa học nữ tâm huyết với sự nghiệp phát triển tỉnh. Tỉnh đã và đang thực hiện các chính sách thu hút nhân tài nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực nữ nói riêng, qua đó sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Tuy nhiên, trên thực tế các chính sách này chưa phát huy hiệu quả, kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu. Vấn đề khơng chỉ là phải có cơ chế thực hiện thực sự hợp lý, có nhận thức đúng, có kế hoạch lựa chọn và đào tạo mà điều quan trọng là phải mạnh dạn bố trí, sắp xếp, giao nhiệm vụ, tin tưởng vào cán bộ trẻ, tạo động lực kích thích và mơi trường ni dưỡng sự chủ động, sáng tạo của các tài năng trẻ. Điều này xuất phát từ thực tế là người ta chỉ có thể phát huy tốt năng lực của mình khi họ làm việc đúng sở trường, phù hợp với trình độ, năng lực và có mơi trường làm việc thuận lợi. Cán bộ nữ và nhân tài nữ có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, nên bên cạnh cơng tác giáo dục - đào tạo thì cơng tác sử dụng, quản lý cũng cần có sự quan tâm đặc biệt. Những điểm cần lưu ý hiện nay là:

Tạo nguồn cán bộ nữ và trọng dụng nhân tài nữ trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực; có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, ngành nghề. Công tác quy hoạch sử dụng cán bộ nữ phải được tiến hành thường xuyên và được sự quan tâm một cách đầy đủ của các cấp, ngành; khơng vì đáp ứng u cầu về cơ cấu tham gia của cán bộ nữ mà xem nhẹ việc phát hiện chuẩn bị nguồn cán bộ nữ.

Trong sử dụng nhân tài nữ và sắp xếp bố trí, luân chuyển cán bộ nữ phải quan tâm đầy đủ tới đặc điểm giới, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho nhân tài nữ, cán bộ nữ phấn đấu, rèn luyện, thể hiện năng lực, sở trường để phát triển. Lựa chọn, đề bạt cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới thì việc đề cao các tiêu chuẩn về bằng cấp là cần thiết nhưng cũng khơng vì sử dụng tiêu chuẩn này một cách cứng nhắc mà làm cho việc lựa chọn cán bộ nữ gặp nhiều trở ngại, dẫn đến chỗ việc tạo nguồn cán bộ nữ gặp khó khăn,việc phát hiện tài năng nữ không được quan tâm thỏa đáng.

Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phải chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo - quản lý của cấp mình và từng bước tiêu hóa cùng với tiểu chuẩn cán bộ lãnh đạo - quản lý chung của Đảng và Nhà nước, cũng như sự cụ thể hóa bằng các quy định của tỉnh, Hội phụ nữ các cấp trong tỉnh, phải quan tâm việc đào tạo cán bộ nữ, hội viên, tạo cơ hội cho họ có điều kiện tự phát triển và trưởng thành gắn với công việc thực tiễn ở cơ sở, giám giao nhiệm vụ, công việc, trách nhiệm cho hội viên, vừa theo dõi, vừa động viên khuyến khích, kiểm tra hoạt động thực hiện công việc của cán bộ nữ để phát huy mặt tích cực và giải quyết mặt yếu kịp thời.

Một phần của tài liệu Ths CTH vai trò của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh cà mau trong xây dựng nông thôn mới hiện nay (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w