Một số đánh giá khái quát về những biểu hiện giá trị đạo đức qua kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàl

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 126 - 128)

- Các cơng trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là cơng

3.5.1. Một số đánh giá khái quát về những biểu hiện giá trị đạo đức qua kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàl

qua kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli

Có thể nói, qua việc khảo tồn bộ nội dung kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli, với năm bộ Nikaya, gồm 24 tập kinh sách, có thể thấy:

Về phân bố: những biểu hiện GTĐĐ thể hiện tập trung trong bốn bộ

kinh: Kinh Trường bộ (Dìgha Nikàya); Kinh Trung bộ (Majhima Nikàya); Kinh Tương ưng bộ (Samyutta Nikàya); Kinh Tăng chi bộ (Angttara Nikàya). Nội dung trên được đề cập ít hơn trong Kinh Tiểu bộ (Khuddaka Nikàya), vì lý do, nội dung của bộ kinh này đề cập nhiều hơn đến Phật sử, chuyện tiền thân của Phật Thích Ca, chuyện về thiên cung, ngạ quỷ và những nội dung khác mang tính văn thơ, phúng tụng, thi kệ.

Về nội dung: biểu hiện GTĐĐ trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy

văn hệ Pàli được Thích Ca thuyết giáo và đồ đệ của ơng ghi chép lại đề cập đến những tiêu chuẩn đạo đức, những quy tắc, những chuẩn mực ứng xử, từ việc tu rèn cá nhân theo những điều thiện, tránh xa và dứt trừ những việc ác, đến việc thực hiện bổn phận của mỗi người trong xã hội, trong gia đình, thậm chí trong cả việc thực hiện những cơng việc thường nhật trong cuộc sống. Đó là bổn phận của một vị quân vương với những tiêu chuẩn đạo đức của người chăm sóc và có trách nhiệm phục vụ, bảo vệ thần dân. Đó là bổn phận của một người chủ, người quản lý đối với người làm cơng, thợ thuyền. Đó là bổn phận và những chuẩn mực đạo đức quy định cho người thầy và người trị trong trường lớp. Đó cịn là trách nhiệm, chuẩn mực đạo đức của người con đối với cha mẹ. Đó là bổn phận và những chuẩn mực ứng xử, đạo đức của người vợ đối với người chồng. Trong những lời dạy của mình, Thích Ca cũng đưa ra thái độ, cách đánh giá và cách hành xử, đối với những người lầm lỡ, lạc đường, có tội lỗi trong xã hội. Đó là những chuẩn mực về lịng bao dung, sự sẻ chia và giúp đỡ để những người xấu, ác trong xã hội có điều kiện được tiến bộ, được hạnh phúc và an lạc trong cuộc đời.

Về đối tượng: là con người trong đời sống xã hội với mọi mối quan hệ:

từ phổ quát, đến cụ thể; từ cá nhân, đến con người trong các mối quan hệ với cha mẹ, con cái, vợ, chồng, bạn bè, thầy giáo, học trò, lãnh đạo, người giúp việc, thậm chí từ phẩm hạnh một vị vua, vị trưởng giả, đến người chăn bò, người thợ rèn, người quản tượng, và hạ đẳng nhất cho đến tên trộm cướp và gái làng chơi.

Trong bất kỳ cuộc nói chuyện nào dù là do người đối diện hỏi, dù là do Thích Ca chủ động tuyên thuyết, dù là việc công, việc xã hội, việc cai trị đất nước hay những công việc thường nhật của người hỏi, tùy thuộc và căn cơ, trình độ của người đối diện, Thích Ca đều nên lên những chuẩn mực ĐĐ tốt đẹp cần hướng đến, những điều cấm kỵ cần tránh bỏ để trưởng dưỡng đạo hạnh của con người, bất kể là người tu hay người cư sỹ, bất kể vua quan, khanh tướng hay người lao động tự do. Ta thấy nổi lên trong tư tưởng Thích Ca quan điểm vị nhân sinh cao cả. Ơng ca ngợi, tán thán những đức hạnh và việc làm tốt đẹp bao nhiêu thì ơng phê phán, đả phá việc thiếu đức hạnh và việc làm xấu ác bấy nhiêu. Nhưng hơn ai hết, ông không phê phán và đả phá con người, mà ngược lại, ông trân trọng phẩm giá con người. Thích Ca chỉ phê phán những hành động xấu, ý niệm xấu, lời nói xấu và những biểu hiện xấu của sự thiếu đức hạnh, vụ lợi, vị kỷ, nhiễm ô. Ông yêu thương con người và trân trọng con người. Ơng cho rằng, khơng có sự phân cấp sang - hèn, quý - tiện giữa những con người có nước mắt cùng mặn và máu cùng đỏ. Chỉ có nhân phẩm - những biểu hiện của GTĐĐ làm người ta trở thành đáng được ca ngợi hay đáng bị phê phán. Ông cũng cho rằng, đạo đức, phẩm hạnh của con người, cũng như niềm hạnh phúc, an lạc, giống như sự mặn, sự nhạt, sự nóng, sự lạnh, khơng thể đứng ngồi mà cảm nhận, phải thực chứng, phải đích thân thực hiện thì mới có trải nghiệm và thành tựu. Nghĩa là, nhân phẩm, đạo hạnh, đạo đức của của người phải do rèn luyện, không phải sinh ra mà có, phải khổ nhọc vun bồi, khơng thể mua bằng tiền của, hay không thể xin ai ban phát. Con người, đương nhiên có đủ sự xấu xa và cao đẹp. Và, những xấu xa là điều con người cần chán bỏ, những cao đẹp là điều con người cần hướng tới và thành tựu nó.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w