- Các cơng trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là cơng
3.5.2. Một số đặc điểm giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàl
Nguyên thủy văn hệ Pàli
Từ những trích dẫn cụ thể, qua phân tích và đánh giá ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli như sau:
Thứ nhất, giá trị đạo đức thể hiện trong kinh tạng Pàli vận hành trong
nhân -quả. Đây là điều đặc biệt riêng có, xuyên suốt và thống nhất trong giáo
lý Phật giáo. Điều này làm cho giá trị đạo đức Phật giáo khác với bất kỳ quan điểm đạo đức hay giá trị đạo đức của tôn giáo nào. Không giống như quan niệm của một số tôn giáo, rằng đạo đức và giá trị đạo đức do đấng sáng tạo sinh ra hay mạc khải. Phật giáo cho rằng, mọi thứ đều có tính biện chứng của nó, và giá trị đạo đức cũng vậy. Khơng có điều ác nào tự sinh ra, cũng khơng có điều thiện nào tự đưa tới. Mọi hành vi đạo đức, giá trị đạo đức người ta nhận được đều là kết quả của quá trình vận động, thực hành và rèn luyện thân, khẩu, ý. Một người chuyên lo tu tập, rèn rũa phẩm hạnh và đạo đức ắt sẽ có một đời sống tốt đẹp, an lạc mà ở đó các giá trị đạo đức được thể hiện. Ngược lại, với một người khơng lo gìn giữ hành động, lời nói, việc làm theo những quy chuẩn đạo đức người đó sẽ phải nhận những đau khổ do chính hành động, lời nói, việc làm của họ đưa lại. Khơng ai khác ngồi con người, dù có là thượng đế, quỷ thần, hay người khác chi phối được đời sống đạo đức, giá trị đạo đức của một ai đó được thụ hưởng hay gánh chịu. Đó chính là quy luật
nhân - quả phản ánh trong giá trị đạo đức Phật giáo.
Thứ hai, trên cơ sở những luân lý, những chuẩn mực, giá trị đạo đức
trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli hướng tới hạnh phúc, an lạc của con người, đề cao giá trị con người. Một cuộc sống an lạc, phạm hạnh, thanh tịnh, lành mạnh, dẹp bỏ những điều bất thiện, gây dựng những điều thiện lành, hướng con người đến sự tồn thiện, đó là mục đích tối hậu của giá trị đạo đức Phật giáo. Phật giáo tin tưởng rằng, con người có thể rèn luyện, tu tập, vun bồi những phẩm hạnh, nhân cách cao đẹp. Và chính con người, chứ khơng phải lồi nào khác, sẽ thành cơng trong q trình xây dựng và chinh phục các giá trị đạo đức do chính mình mang lại. Khơng ai có thể tốt mãi, nếu không tiếp tục rèn rũa, thực hành những điều tốt đẹp. Cũng thế, khơng ai có thể xấu mãi, nếu họ biết sửa trị, thực hành theo những điều tốt đẹp, ý nghĩa và giá trị. Phật giáo chủ trương mọi con người đều có thể trở nên tốt đẹp, tồn thiện, tồn mỹ, dù họ đã từng là người xấu xa, phạm lỗi. Tin tưởng vào năng lực của con người, trong đó có năng lực phát khởi và hiện thực hóa các giá trị đạo đức, đó là nhân sinh quan, đạo đức quan nhân văn của Phật giáo.
Thứ ba, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli thể
hiện sự bình đẳng giữa con người với con người, giữa con người với mọi loài. Giá trị đạo đức Phật giáo hướng tới mọi đối tượng, không phân biệt đẳng cấp, giới tính, sắc tộc, vị trí xã hội. Từ ông vua, bậc vương giả, đến người nông dân, nhà bn, người chăn bị hay người thợ rèn, thậm chí là tên cướp hay gái làng chơi, đều có trách nhiệm hiện thực hóa giá trị đạo đức trong đời sống của chính họ. Mọi con người đều bình đẳng để thành tựu giá trị đạo đức, cũng như thụ hưởng những điều tốt đẹp do giá trị đạo đức mang lại. Đồng thời, mọi con người đều phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo sự chi phối của chuẩn mực đạo đức. Đó là tính bình đẳng trong giá trị đạo đức. Việc ứng xử giữa người với người được chi phối thông qua những chuẩn mực, giá trị đạo đức. Cũng như vậy, việc đối xử với động vật, thú ni hay các món tiền tài, vật chất đều cần phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức và hướng tới các giá trị đạo đức.
Thứ tư, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli
bắt nguồn từ quan điểm vô ngã, hướng đến sự lợi tha, mang lại lợi ích cho số đơng. Có thể thấy rõ điều này từ những giá trị đạo đức phổ quát, như quan điểm
thiện - ác, tốt - xấu, bình đẳng, trọng sinh, đến những chuẩn mực đạo đức cá
nhân những điều nên làm, những điều cần tránh, hay những giá trị đạo đức cần hướng tới trong các mối quan hệ gia đình và xã hội đều vì mục đích mang lại lợi ích, điều tốt đẹp cho người khác và cho chính mình, hoặc nếu khơng mang lại những tốt đẹp hơn cho mình thì phải mạng lại những tốt đẹp cho người khác. Đó là quan điểm vị tha, vơ ngã trong tinh thần Phật giáo. Cũng đúng như lời tuyên thuyết của Thích Ca, Phật giáo ra đời vì hạnh phúc của chúng sinh và loài người, những giá trị đạo đức Phật giáo hướng đến cũng là để phục vụ mục đích mang lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho số đơng, cho nhân sinh, mà hạ thấp dẫn đến xóa bỏ cái tơi, cái bản ngã. Đó chính là giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo.
Thứ năm, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ
Pàli hướng con người tới sự xả bỏ những dục lạc, tài vật và những điều phi pháp. Phật giáo cho rằng, tài vật, dục lạc là những điều ngăn trở sự rèn luyện và giữ gìn những phẩm hạnh đạo đức. Khơng những thế, tài vật, dục lạc còn là mầm mống của những khổ đau, tranh giành, xung đột, đi ngược lại với việc
thành tựu các giá trị đạo đức. Vì vậy, để đạt được giá trị đạo đức, con người phải biết giữ mình, biết đủ, xa lìa những cám dỗ của tài vật, dục lạc tầm thường, nhất là những điều phi pháp, phi lễ, không đúng với chuẩn mực và quy tắc ứng xử. Khơng tham ái, xa lìa dục vọng và những điều sở hữu phi pháp, đó là con đường bắt buộc để gây dựng và đạt được các giá trị đạo đức.
Thứ sáu giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ
Pàli được nhìn nhận và xây dựng trên quan điểm về sự vô thường. Vạn vật đều biến đổi không ngừng, từ tự nhiên, xã hội đến tư duy con người. Khơng có bất cứ thứ gì là vĩnh cửu. Đó là quan điểm về vơ thường. Bởi vậy, những giá trị đạo đức cũng vận hành trong sự chi phối đó. Nó khơng đứng n và khơng là tiêu chuẩn bất biến. Tuy nhiên, giáo lý Phật giáo cho rằng, mọi thứ, kể cả con người, đều khơng có tự ngã, khơng có tự tính, mà nó là sự nương
duyên, giả hợp và đối đãi trong sự vận động khơng ngừng. Như vậy, khơng
thể lấy cái mình cho là đúng, là tốt để quy định, để chi phối người khác hoặc xã hội. Cũng như thế, những điều được đánh giá là thiện - ác, tốt - xấu cũng nằm trong quan niệm đối đãi. Trong bối cảnh này là tốt, những trong bối cảnh kia chưa phải là tốt. Trong bối cảnh này là thiện nhưng trong bối cảnh kia chưa hẳn đã là thiện. Ví như lời nói dối của bác sỹ về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nghĩa là phải đề cao sự đánh giá và tiêu chuẩn chung, về lợi ích chung của cộng đồng, dẹp bỏ tự cao, tư lợi cá nhân. Nhìn nhận sự vật, sự việc, con người trong sự vận động để đánh giá đúng với bối cảnh. Trong xu hướng ấy, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli không phải là điều bất biến. Tuy nhiên, có những giá trị có sự lắng đọng lâu dài, ở tầng đáy, trở thành những giá trị chung của cộng đồng. Có những giá trị ở tầng mặt, có thể biến đổi theo từng giai đoạn, tùy thuộc vào khơng gian và nhóm xã hội, như những quan điểm về giai tầng xã hội, xuất thân, giới tính... (NCS sẽ đề cập sâu hơn nội dung này ở phần bàn luận trong chương 4).
Đặc điểm cuối cùng, giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên
thủy văn hệ Pàli có tính hệ thống. Có thể nói, khó có thể tìm thấy trong thệ thống tư tưởng, triết thuyết nào một dung lượng lớn của nội dung kinh điển đề cập đến giá trị đạo đức thể hiện qua những luân lý, quy tắc ứng xử, chuẩn
mực xã hội, chuẩn mực đạo đức như trong kinh tạng Phật giáo. Từ các phạm trù đạo đức phổ quát, đến những chuẩn mực đạo đức của cá nhân, cộng đồng xã hội, những chuẩn mực đạo đức ứng với mỗi hạng người trong xã hội, thậm chí cả quan điểm đạo đức trong việc ứng xử với hạng người hạ tiện hay trong ứng xử với động vật, tài vật đều được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết trong kinh tạng. Giá trị đạo đức chi phối và tác động đến hành vi đạo đức, đời sống đạo đức của toàn xã hội. Mỗi con người, ứng với mỗi vai trò xã hội, bố mẹ, con cái, vợ chồng, thầy trị, người quản lý, ơng chủ... đều phải thực hiện và bị chi phối bởi các giá trị đạo đức ứng với mỗi vai trò xã hội của họ. Trong bối cảnh cụ thể qua kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli hệ thống giá trị đạo đức tương đối hoàn thiện đã chi phối và thúc đẩy để đem lại cho con người một đời sống hướng tới hạnh phúc, toàn thiện.
Tiểu kết chƣơng 3
Như vậy, thông qua việc đọc, rà sát cụ thể qua từng bộ kinh của 24 tập sách kinh Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli, nghiên cứu sinh đã lần lượt thực hiện một cách thận trọng, nghiêm túc mảng công việc lớn đặt ra, là:
1- Chỉ ra, tập hợp những biểu hiện và tổng hợp thành các giá trị đạo đức thông qua lời dạy của Thích Ca trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli.
2 - Đưa ra một số đánh giá và chỉ ra những đặc điểm giá trị đạo đức thể hiện qua kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli.
Khi thực hiện nhiệm vụ nêu trên với những kết quả cụ thể, nghiên cứu sinh đã đi đến khẳng định những nội dung được nêu trong giả thuyết nghiên cứu, đó là:
- Giá trị đạo đức chứa đựng trong những lời dạy của Thích Ca Mâu Ni được ghi chép cụ thể, chi tiết trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli.
- Kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli phản ánh những nội dung liên quan đến những quy phạm, nguyên tắc, luân lý, chuẩn mực, đạo đức và đó chính là những biểu hiện của giá trị đạo đức. Đến lượt nó, những giá trị đạo đức ấy, qua lời dạy của Thích Ca đã tác động và ảnh hưởng đến q trình hình thành đạo đức con người, góp phần xây dựng đạo đức xã hội thời Thích Ca.
Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài, nghiên cứu sinh đã lần lượt trả lời những câu hỏi đặt ra trong phần lý thuyết nghiên cứu:
- Giá trị đạo đức được biểu hiện cụ thể thế nào trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy Văn hệ Pàli? Kết quả nghiên cứu cho thấy, kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy Văn hệ Pàli chứa đựng giá trị đạo đức biểu hiện cụ thể trong các phạm trù và mọi quan hệ xã hội: từ phạm trù phổ quát như: thiện - ác; tốt - xấu; bình đẳng; coi trọng sinh mạng mọi loài; đến những biểu hiện của giá trị đạo đức cá nhân (những điều có lợi và khơng có lợi; những điều nên thực hiện và không nên thực hiện); những biểu hiện của giá trị đạo đức trong quan hệ xã hội (của vị vua, của công dân, của cha mẹ - con cái, của vợ - chồng, của thầy trò, của bạn bè, của chủ - thợ, với người hạ tiện, với động vật, với tài vật).
-Những đặc điểm của giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy Văn hệ Pàli là gì? Qua nội dung và phân tích, nghiên cứu sinh cố gắng chỉ ra các đặc điểm của giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy Văn hệ Pàli, là: (1) vận hành theo quy luật của nhân - quả; (2) hướng tới hạnh phúc, an lạc của con người, đề cao giá trị con người; (3) thể hiện sự bình đẳng; (4) hướng tới sự lợi tha, vì người khác; (5) hướng con người tới sự xả bỏ những dục lạc, tài vật và những điều phi pháp; (6) được nhìn nhận và xây dựng trong quan điểm vơ thường, vơ ngã; (7) có tính hệ thống.
Qua việc nghiên cứu trực tiếp trên các bản kinh văn của kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy Văn hệ Pàli, đã cho thấy rằng, những biểu hiện giá trị đạo đức tập trung trong 4/5 bộ kinh: kinh Trường bộ, kinh Trung bộ, kinh Tương ưng bộ và kinh Tăng chi bộ. Đối tượng được đề cập là mọi thành phần trong trong xã hội và nội dung cũng vô cùng phong phú. Kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy Văn hệ Pàli là một tập hợp của những quan điểm về đạo đức luận Phật giáo.
Có thể nói, kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy Văn hệ Pàli bao chứa một dung lượng lớn nội dung đề cập đến các chuẩn mực, ln lý, đạo đức. Nó chính là những biểu hiện sinh động, cụ thể của giá trị đạo đức. Qua q trình lịch sử, những lời dạy của Thích Ca trở thành những bài học đạo đức thực tiễn đầy sâu sắc và có ý nghĩa xã hội.
Chƣơng 4