Kết quả nghiên cứu từ kinh tạng Pàl

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 147 - 149)

- Các cơng trình của các tác giả được điểm luận trên đây chưa đặt nhiều sự quan tâm đến kinh tạng khi nghiên cứu GTĐĐ của Phật giáo Đây chính là cơng

4.2.1. Kết quả nghiên cứu từ kinh tạng Pàl

Trong phần nhỏ này, NCS muốn bàn luận thêm để làm rõ sự ảnh hưởng của giá trị đạo đức trong kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli đến đạo đức xã hội thời Phật giáo thịnh hành ở xã hội Ấn Độ cổ, trên cơ sở đó chỉ ra tự tiếp nối liên tục sự ảnh hưởng của giá trị đạo đức Phật giáo đến đạo đức xã hội hiện nay.

Trong toàn bộ nội dung kinh tạng Phật giáo Nguyên thủy văn hệ Pàli và trong đời sống thực tiễn Phật giáo trong lịch sử cũng như trong hiện đại, chúng ta đều thấy vai trò của GTĐĐPG trong đời sống VHĐĐ xã hội và những tác động, ảnh hưởng của nó đến sự nhận thức, ý thức, hành vi của con người, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh những chuẩn mực ĐĐ, ảnh hưởng đến việc tạo thành các chuẩn mực và xây dựng ĐĐXH. Kinh tạng Phật giáo văn hệ Pàli đã phản ánh một cách có hệ thống và chi tiết những chuẩn mực đạo đức gắn với mỗi vai trò xã hội của con người trong xã hội Ấn Độ cổ, từ các vị vua quan, giới chủ quý tộc, người thầy dạy học, người học trò, các bậc cha mẹ, phận sự người con, đến những người làm công, người thợ thủ công, người chăn ngựa, chăn bò, đến cả những tên kẻ cướp và gái làng chơi. Những lời dạy đức hạnh của Thích Ca với các hạng người đó trong xã hội đã phản ánh những giá trị đạo đức làm cho họ nhận biết, thay đổi ý nghĩ và thay đổi hành vi, mang các giá trị đạo đức đó thực hành ngay trong đời sống hàng ngày của họ, lan tỏa, ảnh hưởng, góp phần tạo nên những giá trị đạo đức xã hội.

Từ việc vua Asoka (A Dục) nguyên là một vị vua tham đắm chinh phục và chém giết, trở thành một người mộ đạo, thực hiện chính pháp trên ngai vàng trị quốc, tuyên truyền giáo lý Phật giáo sau khi ông tiếp cận và thấm nhuần những lời dạy của Thích Ca. Đến việc những vị đại quý tộc, đại thí chủ như Cấp Cơ Độc (người bỏ tiền vàng ra mua và xây dựng tịnh xá rộng lớn dâng cúng Phật - Khi du nhập vào Việt Nam, nhân vật Cấp Cơ Độc được thể hiện với hình ảnh “Đức Ơng” và tơn trí thờ trên chùa Phật với ý nghĩa người bảo trợ cho Phật giáo), thái từ Kỳ Đà (người đã cùng Cấp Cô Độc xây dựng tịnh xá với tên chung của hai ông - Tịnh xá Kỳ Đà thụ Cấp Cô độc viên - để dâng cúng Phật) vì nể trọng đạo hạnh và giá trị tốt đẹp mà đức Phật đem lại cho xã hội đã cúng dàng toàn bộ vàng bạc, điền sản, xây dựng tịnh xá để dâng tặng Phật và tăng đồn, và cũng từ đó, họ trở thành những tín đồ tại gia thuần thành của Phật giáo, thụ trì và thực hành những chuẩn mực đạo đức được đem lại qua giáo lý Phật giáo. Rồi đến những người lao động bình thường như thợ rèn Cunda, người chăn bị, người quản tượng, đã vì giá trị đạo đức trong lời dạy của Thích Ca mà vâng theo, rồi áp dụng ngay vào đời sống thực tiễn hàng ngày của họ. Một minh chứng tiêu biểu nữa là Thi-ca-la-việt, người đã được Thích Ca dạy về những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ với gia đình, cha mẹ, vợ chồng, thầy trò, bạn bè, chủ tớ... đã ứng dụng vào đời sống của anh ta, làm cho cuộc sống của anh ta trở nên thuần thiện, đạo đức, và được mọi người ca tụng. Hay hạ đẳng nhất, xấu xa nhất như tên kẻ cướp Angulimala, gái làng chơi Ambapàli, khi được tiếp cận, lắng nghe những lời dạy đầy đạo đức và phẩm hạnh của Thích Ca, đã tự nguyện xuất gia tu hành hoặc thọ trì giới pháp tu hành tại gia, dừng bặt những ý nghĩ, lời nói và hành động xấu ác, trở thành những con người có đời sống phạm hạnh, được mọi người kính trọng. Những trường hợp được nêu lại ở đây mới là một vài nhân vật tiêu biểu, có thật trong lịch sử Phật giáo, có sự ảnh hướng lớn, còn hàng triệu người đã và đang học tập và làm theo những lời răn dạy của Thích Ca, đang thúc đẩy trong chính cá nhân họ q trình thanh lọc hóa tâm hồn, đạo

đức hóa ứng xử, và nhân đạo hóa chính con người họ, rồi biến thành các hành động với những chuẩn mực về ĐĐ, từ đó lan tỏa làm thúc đẩy sự tốt đẹp của ĐĐ xã hội. Đó chính là sự biểu hiện GTĐĐ được thể hiện qua lời dạy của Thích Ca, được đệ tử ơng ghi chép thành kinh điển, được lưu truyền đến ngày nay.

Một phần của tài liệu Luận án Lê Trung Kiên (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w