Sau gần hai mươi năm tiến hành cơng cuộc đổi mới, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đã có sự thay đổi về căn bản. Quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đã thoát khỏi những nguyên lý, tư tưởng của các giai đoạn trước khơng cịn phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của BLTTDS 2004 là kết quả của quá trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật tố tụng và nhu cầu đổi mới hoạt động tư pháp.
Kể từ khi ra đời, BLTTDS 2004 đóng vai trị là cơng cụ pháp lý quan trọng phục vụ cho hoạt động xét xử của tòa án. Đây là lần đầu tiên pháp luật TTDS được quy định trong một văn bản thống nhất và có giá trị pháp lý cao với các quy định tương đối hoàn thiện, đồng bộ, đầy đủ và chi tiết. Là thủ tục chung giải quyết tất cả các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. So với các giai đoạn
trước, BLTTDS 2004 đã thể hiện sự tiến bộ rõ nét cả về kỹ thuật lập pháp cũng như nội dung các quy định, đồng thời khắc phục được tình trạng manh mún, phân tán, vừa thiếu lại vừa thừa của các văn bản tố tụng thời kỳ trước.
Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang bước vào giai đoạn phát triển và đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cơng cuộc cải cách tư pháp, BLTTDS 2004 nói chung cũng như các quy định về phiên tịa sơ thẩm dân sự nói riêng đã thể hiện sự tiến bộ có tính đột phá và định hướng về lâu dài. Ngồi những điểm mới nêu trên, sự đổi mới có tính bao trùm được thể hiện trong từng điều luật đó là xu hướng hạn chế vai trị của loại hình tố tụng thẩm vấn, đề cao vai trị của loại hình tố tụng tranh tụng trên cơ sở kết hợp hài hoà vấnvà phát huy đối đa những ưu điểm của hai loại hình tố tụng trên. Các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự trong giai đoạn này cũng hạn chế tối đa sự can thiệp của yếu tố nhà nước vào "việc của hai bên", khắc phục tính mệnh lệnh, hành chính các hoạt động của tòa án trong quan hệ tố tụng đối với những người tham gia tố tụng. Đề cao và tơn trọng vai trị, vị trí, quyền tự định đoạt của các đương sự trong quá trình xét xử.
Các quy định của BLTTDS nói chung và về phiên tịa sơ thẩm dân sự nói riêng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp. Trong thời gian tới, trên cơ sở những kết quả đã đạt được, việc sửa đổi, bổ sung chế định này là rất cần thiết, góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật TTDS.
Nhìn chung, sự hình thành và phát triển của pháp luật TTDS Việt Nam về phiên tòa sơ thẩm từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời năm 1945 đã tạo nên bức tranh lịch sử của chế định phiên tòa sơ thẩm dân sự. Các quy định của pháp luật TTDS về phiên tòa sơ thẩm là sự kế thừa và phát triển có tính biện chứng của các quy định ở giai đoạn sau so với giai đoạn trước. Từ sự ra đời của Sắc lệnh 13 ngày 24/1/1946 là văn bản đầu tiên chứa đựng một vài quy định về xét xử sơ thẩm cho đến BLTTDS 2004 cho thấy các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự bắt đầu bằng các quy định đơn lẻ và phân tán sau đó phát triển thành một chế định thống nhất và hoàn chỉnh, từ quy định có giá trị pháp lý thấp và khơng ổn định cho đến các quy định với tư cách là một chế định quan
trọng của BLTTDS - văn bản có giá trị pháp lý và tính ổn định cao. Từ sự giản đơn về mặt hình thức cho đến một chế định pháp lý thể hiện trình độ kỹ thuật lập pháp tiên tiến. Nội dung các quy định ngày càng được sửa đổi, bổ sung theo hướng đầy đủ, tách bạch, cụ thể và rõ ràng hơn.
Tóm lại, các vấn đề lý luận về phiên tòa sơ thẩm dân sự nhằm giải quyết một số nội dung như: Làm rõ khái niệm vụ án dân sự - cơ sở làm phát sinh phiên tòa sơ thẩm dân sự, cơ chế giải quyết vụ án dân sự từ đó đưa ra khái niệm về phiên tòa sơ thẩm dân sự đồng thời nêu lên đặc điểm, vị trí, ý nghĩa cũng như các nguyên tắc điều chỉnh phiên tòa sơ thẩm dân sự. Ngồi ra, phần lý luận cịn trình bày một số nét khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật TTDS về phiên tịa sơ thẩm. Từ đó làm cơ sở cho việc trình bày, phân tích bản chất pháp lý các quy định của pháp luật hiện hành và phương hướng hoàn thiện các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Chương 2
các quy định về Phiên tòa sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng dân sự