Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm (Trang 31 - 32)

Để phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự được tiến hành, Tòa án phải triệu tập các đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Theo quy định tại các điều, từ Điều 199 đến Điều 207 BLTTDS, những người tham gia tố tụng tại phiên tịa gồm có: Ngun đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và kiểm sát viên (nếu có).

Đương sự là thành phần quan trọng của vụ án, họ phải có mặt tại phiên tịa khi Tịa án xét xử. Theo Điều 202 BLTTDS, Tòa án chỉ xét xử vắng mặt đương sự trong các trường hợp sau:

- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tịa có đơn đề nghị Tịa án xét xử vắng mặt;

- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tịa có người đại diện hợp pháp tham gia phiên tòa;

- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Trong trường hợp nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện, Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án mà khơng cần có sự đồng ý của những người tham gia tố tụng khác. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn (khoản 2 Điều 199 BLTTDS).

Tịa án cũng ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập khi họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt nếu nguyên đơn và bị đơn đồng ý. Trường hợp này họ có thể khởi kiện lại đối với phần yêu cầu độc lập của mình nếu thời hiệu vẫn còn (Điều 201 BLTTDS).

Để tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự, sự có mặt của những người tham gia phiên tòa là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế khơng phải vụ án nào cũng có mặt đầy đủ thành phần tham dự phiên tịa. Vì có nhiều ngun nhân khách quan mà họ có thể khơng có mặt tại phiên tịa. Tùy từng trường hợp Tịa án vẫn tiến hành việc xét xử, hoặc phải hỗn phiên tịa khi vắng mặt người tham gia phiên tòa sơ thẩm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)