Sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành trong BLTTDS

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm (Trang 64 - 73)

* Bổ sung Điều 233 thành nội dung như sau:

1. "Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Bị đơn luôn là người đối đáp sau cùng nếu họ không muốn phát biểu thêm. Chủ tọa phiên tịa khơng

trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án,

những nội dung đã tranh luận xong".

2. "Nếu tranh luận kéo dài sang ngày khác thì việc tranh luận được tiếp tục vào ngày làm việc tiếp theo. Chủ tọa phiên tịa phải thơng báo cho những người có mặt tại ngày làm việc tiếp theo. Chủ tọa phiên tịa phải thơng báo cho những người có mặt tại phiên tòa thời gian và địa điểm tiếp tục việc tranh luận".

Việc bổ sung quyền phát biểu sau cùng thuộc về bị đơn dựa trên nguyên lý bị đơn là người bị nguyên đơn kiện, bị đơn là người bị cho là đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn. Chính vì vậy, việc đánh giá tài liệu, chứng cứ và các quan điểm, đề nghị của bị đơn về việc giải quyết vụ án bao giờ cũng trên cơ sở yêu cầu, lập luận của nguyên đơn, do đó bị đơn phải là người phát biểu sau cùng mới đảm bảo cho họ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình là có căn cứ và hợp pháp. Quy định trên đồng thời phù hợp với trình tự phát biểu khi tranh luận quy định tại Điều 232 BLTTDS. Việc bổ sung nội dung trên nhằm tránh trường hợp chủ tọa phiên tòa kết thúc phần tranh luận ngay sau khi nguyên đơn phát biểu xong.

Theo quy định của Bộ luật hiện hành, việc tranh luận không hạn chế về thời gian nên việc tranh luận có thể kéo dài sang những ngày tiếp theo. Việc bổ sung khoản 2 vào Điều 233 đảm bảo cho quy định trên chặt chẽ và đầy đủ hơn.

* Điều 236 khoản 3 bổ sung phần tranh luận vào như sau:

3. "Khi nghị án chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, kết quả việc hỏi tại phiên tòa, kết quả tranh luận tại phiên tòa và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng, Kiểm sát viên".

Kết quả tranh luận tại phiên tòa là căn cứ quan trọng làm cơ sở tòa án đưa ra quyết định cuối cùng để giải quyết vụ án. Việc bổ sung nội dung trên nhằm khắc phục thiếu sót của BLTTDS đồng thời phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 08.

* Khoản 1 Điều 221 sửa đổi, bổ sung theo hướng đương sự và người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khơng trình bày lại về yêu cầu, yêu cầu độc lập, yêu cầu phản tố, đề nghị để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp

pháp mà trước đó họ đã trình bày tại tịa án và sau khi đã được hỏi về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu mà chỉ trình bày những vấn đề mới chưa có trong lời khai của họ trước đó:

1. "Trong trường hợp có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, nếu có đương sự trình bày những vấn đề mới chưa có trong đơn khởi kiện hoặc lời khai của họ trước đó thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của các đương sự theo trình tự sau đây:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngun đơn trình bày những vấn đề bổ sung cho lời khai của nguyên đơn trước đó để chứng minh cho yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến;

b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến bổ sung cho lời khai của bị đơn trước đó đối với u cầu của ngun đơn; trình bày những vấn đề bổ sung cho lời khai của bị đơn trước đó để chứng minh cho yêu cầu phản tố, đề nghị của họ là có căn cứ và hợp pháp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến bổ sung cho lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước đó đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; trình bày những vấn đề bổ sung cho lời khai trước đó của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để chứng minh cho yêu cầu độc lập, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.

Việc sửa đổi nội dung trên nhằm giảm bớt các thủ tục không cần thiết như đã phân tích tại phần thực trạng các quy định của BLTTDS về phiên tòa sơ thẩm, hướng tới nội dung trọng tâm là hoạt động tranh tụng tại phiên tịa. Qua đó từng bước xây dựng phiên tịa sơ thẩm dân sự với các trình tự, thủ tục cơ bản như các phiên tranh tụng tại tòa án.

* Bổ sung thời điểm kết thúc việc tiếp nhận chứng cứ vào khoản 1 Điều 84 theo

nội dung như sau:

1. "Trong q trình Tịa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tịa án; nếu đương sự khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với vụ án dân sự, Tòa án chỉ tiếp nhận chứng cứ đến

thời điểm kết thúc việc hỏi tại phiên tòa sơ thẩm".

* Khoản 3 Điều 221 sửa từ "tại phiên tòa" thành "trước khi kết thúc việc hỏi tại phiên tòa" thành nội dung sau:

3. Trước khi kết thúc việc hỏi tại phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình".

Việc xác định thời điểm kết thúc việc giao nộp chứng cứ nhằm khắc phục tình trạng đương sự khơng giao nộp chứng cứ khi nhận thấy việc giao nộp đó khơng có lợi cho họ, gây khó khăn cho toà án trong việc tìm ra sự thực nộpkhách quan của vụ án. Cần chấm dứt việc đương sự giao nộp chứng cứ được thực hiện và được xem xét ở cấp xét xử phúc thẩm vì vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử và lợi dụng để kéo dài việc giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho họ.

* Điều 230 khoản 4 sửa đổi, bổ sung nội dung tố cáo chứng cứ giả mạo tại

phiên tòa thành nội dung sau:

"4. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được cơng bố tại phiên tịa; tố cáo chứng cứ giả mạo và có yêu cầu giám định bổ sung, giám định lại, giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại, giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại, giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo; trong trường hợp này Hội đồng xét xử quyết định hoãn

Việc sửa đổi nêu trên nhằm bổ sung thêm vào trường hợp người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được cơng bố tại phiên tịa theo hướng mở rộng quyền về tố tụng cho họ, đảm bảo quyền dân chủ trong hoạt động xét xử, tạo điều kiện tốt hơn cho các đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

* Bổ sung vào khoản 2 Điều 210 thành nội dung như sau:

"2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hỗn phiên tịa phải được thảo luận, thơng qua phịng nghị án và phải được lập thành văn bản".

Đây cũng là trường hợp khắc phục thiếu sót của BLTTDS 2004 nhằm đảm bảo thủ tục ra bản án, quyết định của tòa án tại phiên tòa đầy đủ và chặt chẽ hơn.

* Khoản 4 Điều 211 nên được quy định lại theo nội dung sau: "Sau ba ngày kể

từ ngày tuyên án, Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận".

Đây là khoảng thời gian hợp lý để tịa án có thể vào biên bản phiên tòa đầy đủ những nội dung diễn biến tại phiên tòa, những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên vẫn cịn nắm bắt được những tình tiết đã diễn ra tại phiên tịa để có thể yêu cầu sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tịa. Từ đó nâng cao tính khả thi của điều luật.

Tóm lại, các quy định của BLTTDS về phiên tòa sơ thẩm về cơ bản phù hợp với điều kiện, tình hình nước ta hiện nay. Tuy nhiên cịn một số quy định thể hiện sự bất cập và chưa đầy đủ. Thực tiễn áp dụng các quy định về phiên tịa sơ thẩm dân sự cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành là rất cần thiết nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại của chế định này.

Kết luận

Hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS về phiên tòa sơ thẩm là nhu cầu cấp bách và phản ánh xu thế khách quan của q trình phát triển. Cơng cuộc đổi mới của đất nước ta đang bước sang một giai đoạn mới có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu hướng tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cải cách hoạt động tư pháp là một trong những nội dung của quá trình đổi mới đồng thời cũng là đòi hỏi đối với năng lực quản lý nhà nước trong việc đảm bảo cho các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh.

Trên cơ sở phạm vi đã xác định, đề tài được nghiên cứu theo một chỉnh thể thống nhất. Các nội dung của đề tài có mối quan hệ biện chứng, logic với nhau, từ đó giải quyết được mục đích, nhiệm vụ đặt ra đối với đề tài.

Quá trình nghiên cứu, luận văn đã giải quyết về cơ bản và toàn diện các vấn đề lý luận về phiên tòa sơ thẩm dân sự và đã đạt được một số kết quả cụ thể như: Đưa ra khái niệm phiên tòa sơ thẩm dân sự; đặc điểm, vị trí và ý nghĩa của phiên tòa sơ thẩm dân sự; các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của phiên tòa sơ thẩm dân sự; sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự. Trong phần làm rõ nội dung của các quy định hiện hành, luận văn đi sâu phân tích bản chất pháp lý của các điều luật, bên cạnh đó có những so sánh giữa các quy định của BLTTDS 2004 so với các văn bản trước kia, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét về các quy định này. Tiếp theo, đề tài đã nêu được thực trạng các quy định của BLTTDS về phiên tòa sơ thẩm cũng như thực tiễn áp dụng các quy định này. Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị có cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần vào q trình hồn thiện các quy định của pháp luật TTDS về phiên tòa sơ thẩm.

Trên đây là những kết luận rút ra từ q trình nghiên cứu đề tài: " Hồn thiện

các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tũa sơ thẩm theo tinh thần cải cách tư pháp ". Kết quả nghiên cứu đề tài hy vọng đóng góp một phần nhỏ về mặt lý

luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn nữa BLTTDS theo tinh thần cải cách tư pháp.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 (2004), Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật tố tụng dân sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà nội.

3. Bộ luật tố tụng hình sự Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 2/1 của Bộ Chính

trị khóa IX về một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới,

Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6 của Bộ Chính

trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Trường Đại học Tổng hợp - Khoa Luật, Hà

Nội.

8. Nguyễn Ngọc Đào (2000), Luật La Mã, Nxb tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.

9. Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Khai trí, Sài Gịn.

10. Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự - Một

số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật

Hà Nội, Hà Nội.

11. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi, bổ sung năm

2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Bùi Thị Huyền (2005), "Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự", Luật học, (4),

tr. 49-55.

14. Nguyễn Duy Lãm (1998), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Huy Liệu (2005), Tìm hiểu pháp luật tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Quang Lộc (2002), "Luật sư dưới góc nhìn của Thẩm phán", Dân chủ và pháp luật, (2), tr. 27.

17. Luật tổ chức Tòa án nhân dân (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Nhà luật Việt - Pháp (2002), Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh

tụng. Kinh nghiệm của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quản lý thẩm phán, Hà Nội.

19. Những quy định pháp luật về tố tụng dân sự (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đinh văn Quế (2001), Thủ tục xét xử sơ thẩm trong luật tố tụng dân sự Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Hoàng Ngọc Thỉnh (2005), Tổng quan về Bộ luật tố tụng dân sự, Bài giảng Chuyên đề, Lớp CH XI - Trường Đại học Luật Hà Nội, ngày 22/5.

22. Hoàng Ngọc Thỉnh (2005), Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Bài giảng Chuyên đề, Lớp CH XI - Trường Đại học Luật Hà Nội, ngày 25/5.

23. Phan Hữu Thư (2001), Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - Những vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Tòa án nhân dân tối cao (1969), Báo cáo tổng kết cơng tác ngành tịa án năm 1969, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng dân sự đã ban

26. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng dân sự đã ban

hành từ 1975 đến 1977, Hà Nội.

27. Tòa án nhân dân tối cao (1996), Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc

xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự, Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số 95-98-

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)