* Bổ sung vào các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS nguyên tắc tranh tụng với
nội dung sau: "Tòa án bảo đảm cho các đương sự tranh tụng tại phiên tịa một cách dân
chủ, bình đẳng và đúng pháp luật".
Việc quy định nguyên tắc tranh tụng vào các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS một mặt khẳng định vị trí, vai trị cũng như tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đồng thời là tư tưởng chỉ đạo, đòi hỏi hoạt động xét xử của tòa án phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục tranh luận tại phiên tịa. Coi tranh tụng là hoạt động trung tâm của phiên tòa xét xử, kết quả của việc tranh tụng là căn cứ để tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.
* Bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn:
- Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
Các tranh chấp dân sự xuất phát từ hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ ổn định, thường xun được thanh tốn bằng hóa đơn;
Các tranh chấp dân sự mà đối tượng tranh chấp đơn giản, xác định được giá trị ngay, chứng cứ rõ ràng;
Bị đơn trong thủ tục rút gọn là các cá nhân, tổ chức có lai lịch, địa chỉ rõ ràng, hiện đang cư trú tại địa bàn nơi tịa án có thẩm quyền.
- Trình tự giải quyết theo thủ tục rút gọn:
Các tranh chấp được giải quyết theo thủ tục rút gọn phải có Quyết định giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn.
Thủ tục rút gọn được giải quyết bởi một thẩm phán.
Quyết định giải quyết theo thủ tục rút gọn có hiệu lực ngay và được thi hành theo thủ tục thi hành án.
- Thời hạn giải quyết theo thủ tục rút gọn:
Thời hạn giải quyết theo thủ tục rút gọn là một tháng kể từ ngày thụ lý vụ kiện.
Thủ tục rút gọn giải quyết các tranh chấp dân sự đang còn là vấn đề mới mẻ trong pháp luật TTDS Việt Nam. Tuy nhiên, việc quy định thủ tục rút gọn trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, đồng thời đáp ứng nhu cầu giải quyết số lượng các tranh chấp dân sự đang ngày càng gia tăng, giảm bớt số lượng án tồn đọng hàng năm của ngành tòa án, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.