Tranh luận là hoạt động trung tâm của phiên tòa sơ thẩm dân sự. BLTTDS đã quy định thủ tục tranh luận thành một mục riêng trong Chương XIV về phiên tòa sơ thẩm (từ Điều 232 đến Điều 235). Đây là các quy định tương đối đầy đủ và cụ thể, mặt khác thể hiện sự thay đổi về nhận thức đồng thời đánh giá cao bản chất, vai trò của tranh tụng trong việc mở rộng dân chủ trong hoạt động tư pháp, tăng cường hơn nữa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết số 08 đã khẳng định: "Muốn nâng cao chất lượng xét xử thì phải nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa". Quan điểm chỉ đạo này là sự kết hợp hài hòa và vận dụng tối đa các ưu
điểm của hai loại hình tố tụng thẩm vấn và tranh tụng trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Hoạt động tranh luận tại phiên tịa chính là q trình các bên đương sự thực hành các quyền tự do, dân chủ nói chung và các quyền và nghĩa vụ của họ trong pháp luật TTDS nói riêng, đề cao vai trò chủ động của đương sự trong việc tranh luận tại phiên tòa, bảo đảm cho họ bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tranh luận tại phiên tịa là q trình đấu trí giữa các "tụng phương". Thơng qua việc trình bày, phát biểu, xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa các đương sự đưa ra lý lẽ, lập luận và viện dẫn pháp luật chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ hoặc phản bác yêu cầu (phản yêu cầu) của phía bên kia nhằm thuyết phục Hội đồng xét xử giải quyết vụ án theo quan điểm đề xuất của họ.
Theo quy định tại Điều 232 BLTTDS, trình tự phát biểu khi tranh luận bắt đầu từ nguyên đơn, tiếp theo là bị đơn sau đó đến người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Nếu các bên đương sự có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì những người này phát biểu trước, người có quyền và lợi ích được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến. Trong trường hợp các bên đương sự khơng có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình phát biểu khi tranh luận.
Việc quy định thành phần tham gia tranh luận tại phiên tòa nêu trên xuất phát từ những đặc thù riêng của TTDS.
Trong tố tụng dân sự, quyền và lợi ích của đương sự do đương sự định đoạt và quyết định. Tịa án có trách nhiệm tôn trọng và hướng dẫn họ định đoạt, quyết định
không trái với quy định của pháp luật. Vì vậy các quy định của BLTTDS đều coi đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ là những người có vai trị tích cực, chủ động và quyết định trong việc giải quyết vụ án [34, tr. 286-287].
Các vấn đề trong quá trình tranh luận, theo Điều 233 BLTTDS phải tập trung vào việc đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Mọi diễn biến của quá trình tranh luận xoay quanh việc đánh giá, phân tích chứng cứ, tranh luận bảo vệ lý lẽ của mỗi bên, đưa ra các chứng cứ, lập luận để bác bỏ lý lẽ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án. Lý lẽ và quan điểm đề xuất của mỗi bên khơng được dựa vào những suy đốn cảm tính hoặc đi quá xa so với những nội dung cần giải quyết tại phiên tòa.
Cũng theo Điều 233 BLTTDS, những người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của nhau. Chủ tọa phiên tịa khơng được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền ngắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án. Cùng với chứng cứ, kết quả tranh luận tại phiên tịa đóng vai trị rất quan trọng đối với việc được kiện hay thua kiện, chính vì vậy các bên đương sự phải "tự thể hiện mình" trước Hội đồng xét xử thông qua lập luận
chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc phản bác lại u cầu của phía bên kia. Q trình đối đáp và tranh luận, Hội đồng xét xử chỉ là người đứng giữa, người thứ ba làm nhiệm vụ điều khiển và định hướng cuộc tranh luận.
Chức năng chủ yếu của thẩm phán là người trọng tài "cầm cân công lý" để phân xử giữa hai bên tham gia tranh tụng, duy trì trật tự phiên tịa và q trình tranh tụng giữa hai bên, hướng quá trình tranh tụng vào việc giải quyết các yêu cầu của các đương sự, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các u cầu đó cũng như các tình tiết khác nhau về quan hệ pháp luật dân sự mà các bên tham gia hoặc quan hệ phát sinh theo quy định của pháp luật [10, tr. 21].
Trong trường hợp kiểm sát viên tham gia phiên tịa thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đề nghị kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án (Điều 234 BLTTDS). Sự tham gia của kiểm sát viên trong bước này khơng như vai trị của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự với tư cách là người thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án. Bản chất của vụ án dân sự là "việc của hai bên", vì thế vai trò của kiểm sát viên chỉ là kiểm sát hoạt động xét xử khi Tịa án có tham gia thu thập chứng cứ và bị khiếu nại.
Trong q trình tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận (Điều 235 BLTTDS). Việc quy định trên đảm bảo cho mọi tình tiết của vụ án phải được sáng tỏ trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án và tuyên án. Từ đó nâng cao chất lượng của bản án được tuyên.