Khó khăn trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG đề tài ĐẢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN đối NGOẠI, hội NHẬP QUỐC tế và BIỆN PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC HIỆN NAY (Trang 31 - 34)

Theo nhóm, có 4 khó khăn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo mà ta đang gặp phải: a) Tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông

Dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn

- Với Trung Quốc:

“Các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và thềm lục địa trên Biển Đông: từ năm 1909 Trung Quốc bắt đầu có tranh chấp quần đảo Hồng Sa và từ những năm 1930 bắt đầu có hành động tranh chấp quần đảo Trường Sa.Vấn đề ranh giới vùng thơng báo bay (FIR) ngồi khơi Trung bộ - Việt Nam, Trung Quốc đưa ra đề nghị lập FIR Sanya lấn vào phần phía Bắc FIR Hồ Chí Minh mà Hàng không dân dụng quốc tế giao cho Hong Kong tạm thời quản lý năm 1975 chủ yếu là họ muốn quản lý toàn bộ vùng trời trên quần đảo Hoàng Sa và lấn vào phần phía Đơng FIR Hà Nội trên Vịnh Bắc Bộ.”12

- Với Malaysia:

“Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng chồng lấn vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800km2. Vùng này hình thành bởi đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Sài Gịn cơng bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979. Giữa Việt Nam và Malaysia cịn có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa do Malaysia có u sách đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa và

12 Tuổi Trẻ (2009), Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Truy cập từ: https://tuoitre.vn/nhung-van-de-ve-chu-quyen-lanh-tho-giua-viet-nam-va-cac-nuoc-lang-gieng-

trên thực tế trong 2 năm 1993-1994, Malaysia đã cho quân chiếm ba bãi đá ngầm ở Nam quần đảo Trường Sa: Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa. Chính phủ Việt Nam và chính phủ Malaysia nhiều lần khẳng định sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hịa bình.”13

Ngồi ra cịn có tranh chấp với một số quốc gia như Thái lan, Campuchia, Indonesia, Philippin,…. Việc giải quyết dứt điểm vấn đề này cũng còn đòi hỏi phải qua nhiều cuộc khảo sát, đàm phán và phải mất một thời gian.

b) Về kinh tế

“Khoa học và công nghệ, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển chưa trở thành nhân tố then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển. Hợp tác quốc tế về biển chưa hiệu quả. Khoảng cách giàu - nghèo của người dân ven biển có xu hướng ngày càng tăng.

Ở trong nước, ổn định kinh tế vĩ mơ, phát triển bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; an ninh, trật tự, an tồn xã hội vẫn là những khó khăn, thách thức lớn. việc thực hiện chủ trương phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.”14

Công tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu sản xuất các lồi giống thủy sản có giá trị kinh tế cao cũng như áp dụng những thành tựu khoa học thế giới vào sản xuất con giống, thức ăn và các giải pháp phòng trị bệnh còn yếu, nên hiệu quả sản xuất còn hạn chế. Hoạt động sản xuất vẫn cịn mang tính tự cấp, tự túc, cơng nghệ sản xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, ngư dân cịn gặp nhiều khó khăn

13 Tuổi Trẻ (2009), Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng(tiếp theo). Truy cập từ: https://tuoitre.vn/nhung-van-de-ve-chu-quyen-lanh-tho-giua-viet-nam-va-cac-nuoc-lang-gieng-tiep- theo- 311543.htm

14 Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần

thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. truy cập: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-

ban-cua- dang/nghi-quyet-so-36-nqtw-ngay-22102018-hoi-nghi-lan-thu-tam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang- khoa-xii-ve- chien-luoc-phat-trien-ben-4810

do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp, hàng năm có nhiều mưa, bão, lũ gây ra nhiều tổn thất to lớn. Cuộc sống của người dân lao động trong nghề vẫn cịn nhiều vất vả, bấp bênh do đó khơng tạo được sự gắn kết với nghề.

c) Cơng tác bảo vệ an ninh, an tồn, phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với sự cố mơi trường trên biển cịn nhiều bất cập

“Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đơng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định.

Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng ta chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện cịn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...”15

Ngồi ra, khả năng dự đốn tình hình thời tiết cịn thiếu tính chính xác và kịp thời, hơn nữa khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc cịn khá hạn chế, bên cạnh đó cơng tác phịng vệ bảo đảm an tồn tính mạng của ngư dân đánh bắt xa bờ cịn chưa hồn thiện cũng là khó khăn rất lớn.

d) Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra chưa đạt được

Hội nghị lần thứ IV, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X đã thơng qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định ba mục tiêu chính: phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,

15 Thành uỷ Bắc Ninh (2020), Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới. Truy cập từ: http://thanhuy.bacninh.gov.vn/bao-ve-chu-quyen-bien-dao-cua-to-quoc-trong-tinh-hinh-moi-

làm giàu từ biển; xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố; tăng cường hợp tác quốc tế, đồng thời bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.

Trả lời phỏng vấn của VTC News, TS. Hoàng Việt, chuyên gia Ban Nghiên cứu luật Biển và hải đảo thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho biết, việc phát triển kinh tế biển và xây dựng cơ sử hạ tầng, ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến cịn nhiều hạn chế, đồng thời những tranh chấp trên biển diễn ra liên miên khiến việc thực hiện chiến lược 10 năm biển đảo đến năm 2020 của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, khó có thể hồn thành mục tiêu đúng thời hạn.

Chuyên gia nhận định, theo tốc độ hiện tại thì đến năm 2020, Việt Nam chỉ có thể hồn thành tối đa 50% mục tiêu đã đặt ra.” 16

Chúng ta có thể thấy các mục tiêu đặt ra rất nhiều, nhưng những hạn chế và khó khăn về kinh tế, khoa học kĩ thuật, an nình và thiếu sự thống nhất trong chỉ đạo đã làm cho các mục tiêu đặt ra trở thành những khó khăn và thách thức.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG đề tài ĐẢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN đối NGOẠI, hội NHẬP QUỐC tế và BIỆN PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC HIỆN NAY (Trang 31 - 34)