Nguyên nhân của những khó khăn được xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 như sau:
Nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp về vai trị, vị trí của biển, phát triển bền vững kinh tế biển chưa đầy đủ. Phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất về biển dựa trên hệ sinh thái chưa theo kịp với yêu cầu phát triển và xu thế thời đại.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết của một số cấp uỷ, chính quyền cịn thiếu thường xuyên, quyết liệt. Chính sách, pháp luật về biển chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, một số chủ trương lớn của Đảng chưa được thể chế hố kịp thời. Cơng tác quản lý nhà nước về biển, đảo còn nhiều bất cập.
16 VTC NEWS, (2018), Chuyên gia: Đến năm 2020, chỉ có thể đạt tối đa 50% mục tiêu Chiến lược biển. Truy cập từ: https://vtc.vn/chuyen-gia-den-nam-2020-chi-co-the-dat-toi-da-50-muc-tieu-chien-luoc-bien-
Công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương liên quan đến biển cịn thiếu tính tổng thể, liên kết. Mơ hình tổ chức và cơng tác quản lý đối với một số tập đồn kinh tế biển cịn nhiều yếu kém, chậm được khắc phục.
Đầu tư cho nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực biển cịn hạn chế. Cơng tác đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân ven biển chưa đáp ứng được yêu cầu.
II.1.6. Một số sự kiện liên quan đến việc Trung Quốc chiếm đóng các đảo và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm vào các năm: Năm 1946, lấy cớ giải giáp quân Nhật ra chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; năm 1956 đối với bộ phận phía Đơng của quần đảo Hoàng Sa; năm 1974 đối với bộ phận phía Tây quần đảo Hồng Sa; và năm 1988 đối với một số đá, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa.
“Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019, Trung Quốc đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 nhiều lần khảo sát trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Căn cứ vào UNCLOS 1982, khu vực mà Trung Quốc đưa tàu vào hoạt động khơng phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn mà là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.”17
Gần đây nhất, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hồng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.
Tình hình mới, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
17Dân Vận. (23/04/2020). “Chủ quyền biển đảo Việt Nam: Nhìn từ lịch sử” truy cập:
Trước việc Trung Quốc ngày 18/4/2020 thông báo thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) tại “thành phố Tam Sa,” ngày 19/4/2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lê tiếng phản đối mạnh mẽ: “Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.