Từ lâu nhân dân Việt Nam đã khẳng định biển, đảo là một phần máu thịt của đất nước, là bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là ngư trường truyền thống, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử ông cha và tương lai con cháu, là nhân tố trọng yếu bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Tại nghị quyết Đại hội lần thứ XI năm 2011 của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…” . Từ đó, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ: phải giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán; giữ gìn quan hệ hịa bình, khơng để xảy ra xung đột và bảo đảm cho phát triển kinh tế biển.
Trên các cơ sở lịch sử và pháp lý hiện có, Việt Nam khẳng định lập trường rõ ràng và nhất quán đối với biển Đơng, cụ thể là hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Đó là quyền được khai thác các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, thềm lục địa theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982. Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp biển Đơng bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong q trình tìm kiếm được tiếng nói chung, các bên liên quan cần kiềm chế cùng nỗ lực duy trì ổn định, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến chương Liên hợp quốc và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Bao gồm thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông
(DOC-2002) và Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông (2012) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Hiện nay tranh chấp ở biển Đơng hết sức phức tạp: ngồi sự phổ biến rộng rãi của tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với Trung Quốc, cịn có tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, Indonesia, Malaysia, thậm chí là tranh chấp giữa các nước nội bộ khối ASEAN. Các sự tranh chấp này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các nước ngồi khu vực như vấn đề hịa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải. Trước tình hình đó, quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng xác định: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phịng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc” . Và tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, quan điểm chỉ đạo của Đảng là: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”.
Trên tinh thần ấy, Việt Nam tích cực chủ động ưu tiên hoạt động ngoại giao, tham gia đàm phán với các nước láng giềng về các vấn đề trên biển. Cụ thể trong vấn đề biển đảo với Trung Quốc, Việt Nam kiên trì tuân thủ và yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc do nhà lãnh đạo hai nước nhất trí vào tháng 10 năm 2011. Đấu tranh kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông.
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đảm bảo công khai, minh bạch các vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Việt Nam sẽ nỗ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác về an toàn trên biển, nghiên cứu
khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, phịng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lịng tin, vì hịa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới. Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải cho tàu thuyền của các nước qua lại Biển Đông phù hợp với Công ước Luật biển 1982 và hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước vào việc duy trì hịa bình ổn định, bảo đảm an ninh, an tồn, tự do hàng hải ở Biển Đơng
+Quan điểm tất cả các bên có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam
+Quan điểm của quốc tế (ít nhất 3 trường hợp)