.2 Quan điểm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG đề tài ĐẢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN đối NGOẠI, hội NHẬP QUỐC tế và BIỆN PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC HIỆN NAY (Trang 38 - 40)

Năm 2009, nhằm phản đối việc Việt Nam và Malaysia nộp Báo cáo chung về ranh giới ngồi thềm lục địa của mình cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp quốc theo quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982, Trung Quốc đã gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp quốc kèm theo một bản đồ đơn phương thể hiện yêu sách thâu tóm biển Đơng bao gồm 9 đoạn đứt khúc (hay còn được gọi là “đường lưỡi bị”, “đường 9 đoạn”). Cơng hàm này viết: “Trung Quốc có chủ quyền khơng thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đơng) và các vùng nước kế cận, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó. Đây là quan điểm nhất quán của chính phủ Trung Quốc và đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng quốc tế”.

Đây là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm trước đó Trung Quốc thể hiện quan điểm về biển Đơng và là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức cơng bố bản đồ “đường lưỡi bị” với toàn thế giới. Các đường này chạy sát bờ biển Việt Nam, đáng chú ý là có đoạn chỉ cách bờ biển nước ta khoảng 50 đến 100km. Ngồi ra cịn chồng chéo lên phần biển của các nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Philippines, cụ thể là chiếm đến hơn 80% diện tích biển Đơng.

Theo các học giả Trung Quốc, “đường lưỡi bò” lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong biển Đông được Vụ Địa lý của bộ Nội Vụ thuộc chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản tháng 02/1948. Một số người cố đẩy thời gian xuất hiện của “đường lưỡi bị” xa hơn mục đích giải thích có lợi cho Trung Quốc. “Đường lưỡi bò” ban đầu gồm 11 đoạn. Năm 1953 được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ.

Yêu sách của Trung Quốc không thể được coi là yêu sách nghiêm túc của một quốc gia đối với một vùng biển rộng lớn vì nó hồn tồn khơng có cơ sở lịch sử, pháp lý và thực tiễn. Sự kiện này đã vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các quốc gia có liên quan trong đó có Việt Nam. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi vào ngày 22 tháng 1 năm 2013 Philippines đệ đơn khởi kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực. Trung Quốc từ chối tham dự vào vụ kiện và công bố một văn kiện vào tháng 12 năm 2014 cho là việc tranh cãi khơng liên quan gì đến việc phân xử vì đây hồn tồn là vấn đề chủ quyền, chứ không phải là quyền để khai thác. Tuy nhiên, việc Trung Quốc từ chối tham dự khơng làm cho tịa án kết thúc vụ kiện.

Khơng dừng lại ở đó, vào đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD – 981 với một lực lượng tàu cá các loại và tàu quân sự vào khu vực biển Đơng gần quần đảo Hồng Sa, tại vùng biển tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc làm này là bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền và đi ngược lại với các với luật Quốc tế. Việt Nam vẫn giữ động thái hịa bình, tn thủ các luật biển Quốc tế và nhận được sự ủng hộ các nước trên thế giới. Ngày 1/6/2015, tại đối thoại Shangri – La diễn ra tại Singapore Trung Quốc tuyên bố sẽ thành lập vùng phịng khơng trên biển Đơng. Trung Quốc đã tiến hành cải tạo đá Vành Khăn và Xu Bin nhằm thực hiện chiến lược trên. Nhưng các nước trong khu vực và trên thế giới xem là hành động khiêu khích nghiêm trọng của Bắc Kinh trên biển Đông. Vào năm 2016, tại Hội nghị thượng đỉnh G7, giới chức tỏ ra quan ngại về tình hình biển Đơng, Trung Quốc tiếp tục thực hiện các hành động đơn phương của mình trên biển Đơng và các quốc gia khác tỏ ra cứng rắn với những hành động của Trung Quốc.

II.2.3 Quan điểm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) khai mạc vào ngày 2/8/2021 theo hình thức trực tuyến đã ra thơng cáo chung, trong đó có đề cập đến tình hình Biển Đơng. Hội nghị tiếp tục khẳng định nhu cầu theo đuổi giải quyết các tranh chấp một cách hịa bình, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được cơng nhận rộng rãi, trong đó có Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Hội nghị cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tranh chấp và tất cả các quốc gia khác phi quân sự hóa và tự kiềm chế tiến hành mọi hoạt động, trong đó có cả những hoạt động được đề cập trong Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đơng (DOC) năm 2002, nhằm tránh làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng tại Biển Đơng.

Hội nghị tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hịa bình, an ninh, ổn định, an tồn và tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG đề tài ĐẢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN đối NGOẠI, hội NHẬP QUỐC tế và BIỆN PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC HIỆN NAY (Trang 38 - 40)