.4 Quan điểm của một vài nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG đề tài ĐẢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN đối NGOẠI, hội NHẬP QUỐC tế và BIỆN PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC HIỆN NAY (Trang 40 - 46)

Về phía Mỹ, Chính quyền Tổng thống Joe Biden khẳng định ủng hộ quan điểm từ thời ông Donald Trump về việc bác bỏ hầu hết các yêu sách hàng hải phi lý của Trung Quốc tại biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vào ngày 11/7/2021 có tuyên bố tương tự người tiền nhiệm Mike Pompeo khi cho rằng: "Khơng có nơi nào mà trật tự hàng hải dựa trên luật lệ bị đe dọa nhiều như ở biển Đông". Đáng chú ý là Mỹ đề cập đến Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ Mỹ - Philippines năm 1951 rằng hai nước sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn cơng. Ơng Blinken cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, ngừng khiêu khích và tơn trọng quyền của tất cả các nước dù lớn hay nhỏ.

Về phía Nhật Bản, họ cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên vùng biển Hoa Đông. Nên vào ngày họp đầu tiên của hội nghị ngoại trưởng nhóm G7 tại Liverpool (Anh Quốc) hơm 11/12/2021, lãnh đạo ngành ngoại

giao Nhật Bản Hayashi Yoshimasa một lần nữa lên tiếng phản đối những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đơng và u cầu Bắc Kinh “hành xử có trách nhiệm”.

Về phía Nga, người phát ngơn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định: “Quan điểm của Liên bang Nga về vấn đề này là nhất quán và không thay đổi. Nga không phải là một bên trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và, về nguyên tắc, khơng đứng về bên nào”. Ngồi ra, phía Nga cho rằng các cuộc tham vấn và đàm phán thích hợp nên được các bên liên quan tiến hành trực tiếp theo các hình thức do chính họ xác định. Nga coi những nỗ lực can thiệp của các lực lượng ngoài khu vực vào việc giải quyết các vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông là phản tác dụng.

II.3. Nhiệm vụ của sinh viên trong góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Tập trung đi sâu phân tích 1 giải pháp của riêng nhóm (lý do lựa chọn, thuận lợi khó khăn khi thực hiện giải pháp, kế hoạch thực hiện giải pháp)

Cần bám sát tình hình thực tiễn, khơng ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tun truyền phù hợp với trình độ của sinhs viên về vấn đề biển, đảo, biên giới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ quyền biển, đảo, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo.

Cần chú trọng tổ chức các buổi tọa đàm; Hội thi tìm hiểu kiến thức về chủ quyền biển, đảo trong sinh viên; tăng cường tổ chức cho sinh viên đi thăm và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực tế trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc để sinh viên hiểu và nắm vững các vùng, khu vực thuộc chủ quyền có lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền và quyền chủ quyền đối với biển, đảo Việt Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế nói chung cũng như đối với thanh niên về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển là nội dung chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt hiện nay. Trách nhiệm thiêng liêng này thuộc về mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trị xung kích thuộc về thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng, đây là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển bền vững hiện nay và trong tương lai.

Sự tham gia của sinh viên vào mỗi hoạt động đã mang lại những dấu ấn rõ nét, lan tỏa rộng rãi trong sinh viên, góp phần tạo nên những cơng trình, phần q, phần việc ý nghĩa, thiết thực nhằm tuyên truyền hơn nữa chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cổ vũ ngư dân vươn khơi, bám biển, hỗ trợ các gia đình có chiến sĩ đang cơng tác tại các vùng đảo, nhà giàn. Để thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng làm tốt việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải tập trung vào một số nội dung sau:

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đoàn viên thanh niên về chủ quyền biển, đảo và trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, phong trào gắn với biển, đảo của Đồn Thanh niên

Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học trẻ đầy đủ phẩm chất đạo đức và tài năng để thực hiện công tác nghiên cứu, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo đất nước.

Bồi đắp, củng cố niềm tin và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc đối với thế hệ trẻ.

Cần có các hình thức ghi nhận, biểu dương, khen thưởng cụ thể đối với sinh viên khi tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; chính sách hỗ trợ cho sinh viên về các dự án bảo vệ, phát triển kinh tế biển, cải thiện đời sống của nhân dân trên các vùng đảo, quần đảo. Đây là việc làm cần thiết và phải được làm thường xuyên, liên tục nhằm khích lệ, động viên, tạo mơi trường để sinh viên tích cực tìm hiểu kiến thức, hăng hái tham gia bằng các hành động cụ thể để góp phần bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc.

Biển, đảo không chỉ là lãnh thổ thiêng liêng mà cịn là khơng gian sinh tồn của dân tộc, là điều kiện quan trọng để đất nước vươn mình sánh vai với các cường quốc năm châu. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo chính là bệ phóng để đất nước Việt Nam phát triển đi lên, xác lập cơ đồ, vị thế lớn lao của Tổ quốc trong thế kỷ XXI. Trong nhiệm vụ nặng nề nhưng đầy vẻ vang đó, thế hệ trẻ mà cụ thể là sinh viên chính là lực lượng xung kích trong bảo vệ Tổ quốc nói chung cũng như chủ quyền biển, đảo nói riêng như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lịng u nước, tự hào dân tộc, ni dưỡng ước mơ, hồi bão, khát vọng vươn lên... phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

PHẦN KẾT LUẬN

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống, bản sắc ngoại giao hịa hiếu, giàu tính nhân văn của dân tộc, đường lối đối ngoại của Đảng ta luôn được phát triển và hoàn thiện trong các giai đoạn cách mạng. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, vì lợi ích quốc gia- dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối ngoại thời kỳ đổi mới và được nhận thức ngày càng sâu sắc. Việc thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đã góp phần rất quan trọng giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, thuận lợi cho cơng cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước. Ngồi đối ngoại về kinh tế, tích cực hội nhập quốc tế, chúng ta luôn phát huy truyền thống yêu nước, giữ vững từng tấc đất, tích cực tuyền truyền về biển, đảo, cứng rắn trong những lần đưa ra ý kiến về chủ quyền biển đảo. Tích cực tuyên truyền cho các thế hệ trẻ về tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự phát triển của đất nước. Mục tiêu mà Đảng ta luôn hướng tới trong giải quyết các tranh chấp trên vùng biển, đảo là duy trì khu vực Biển Đơng ổn định, hịa bình, hợp tác và phát triển. Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết các tranh chấp theo đúng đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước dựa trên cơ sở phát huy nội lực và sức mạnh tổng hợp của cả quốc

gia. Việc nắm vững, tuyên truyền sâu rộng các quan điểm, đường lối của Đảng đối với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, đảng viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, (2018), Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày

22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Truy cập: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/

nghi-quyet-so-36-nqtw-ngay-22102018-hoi-nghi-lan-thu-tam-ban-chap-hanh-trung-uong- dang-khoa-xii-ve-chien-luoc-phat-trien-ben-4810

2. Ban Nội vụ Trung ương (2014), Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm

1982. Truy cập từ: https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201405/cong-uoc-cua-lien-

hop-quoc-ve-luat-bien-nam-1982-294576/

3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, (2020), Hoạt động bảo vệ chủ quyền biển - đảo của Việt Nam. Truy cập: https://www.camau.gov.vn/wps/portal/?

1dmy&page=trangchitiet&urile=wcm%3Apath%3A/camaulibrary/camauofsite/ gioithieu/chuyende/biendaoquehuong/tulieuvanban/dsgsgagqe646

4. Dân Vận, (2020), Chủ quyền biển đảo Việt Nam: Nhìn từ lịch sử. Truy cập:

http://www.danvan.vn/Home/Bien-dao-Viet-Nam/11880/Bai-2-Bao-ve-chu-quyen-bien- dao

5. Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam (2013), Bước đột phá” trong bảo vệ biển

đảo Việt Nam. Truy cập từ: https://anh135689999.violet.vn/entry/buoc-dot-pha-trong-

bao-ve-bien-dao-viet-nam-9425017.html

6. Quản lí nhà nước, (2020), Biển đảo Việt Nam – Hội nhập và bảo vệ chủ quyền. Truy cập: https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/03/17/bien-dao-viet-nam-hoi-nhap-va-

7. Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Bình (2019), Vị trí địa lý, địa - kinh tế, địa - chính trị, địa - chiến lược của biển đảo Việt Nam”. Truy cập từ:

https://sngv.quangbinh.gov.vn/3cms/vi-tri-dia-ly-dia---kinh-te-dia---chinh-tri-dia---chien- luoc-cua-bien-dao-viet-nam.htm

8. Tạp chí Quốc phịng tồn dân, (2021), Một số giải pháp bảo vệ chủ quyền biển,

đảo trong tình hình mới. Truy cập: http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-nam/mot-so-

giai- phap-bao-ve-chu-quyen-bien-dao-trong-tinh-hinh-moi/17924.html

9. Thành uỷ Bắc Ninh, (2020), Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình

hình mới. Truy cập: https://thanhuy.bacninh.gov.vn/bao-ve-chu-quyen-bien-dao-cua-to-

quoc-trong-tinh-hinh-moi-a21i2477.html

10. Tập chí Quốc phịng Tồn dân (2011), Cơ sở pháp lý thềm lục địa của nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập từ: http://tapchiqptd.vn/vi/bien-dao-viet-

nam/co-so-phap-ly-them-luc-dia-cua-nuoc-cong- hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet- nam/619.html

11. Tuổi Trẻ (2009), Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước

láng giềng. Truy cập từ: https://tuoitre.vn/nhung-van-de-ve-chu-quyen-lanh-tho-giua-

viet-nam-va-cac-nuoc-lang-gieng-311541.htm

12. VTC NEWS, (2018), Chuyên gia: Đến năm 2020, chỉ có thể đạt tối đa 50% mục

tiêu Chiến lược biển. Truy cập từ: https://vtc.vn/chuyen-gia-den-nam-2020-chi-co-the-

dat-toi-da-50-muc-tieu-chien-luoc-bien-ar428909.html

13. Wikipedia, Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông. Truy cập từ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_b%E1%BB%91_v%E1%BB%81_ %E1%BB%A9ng_x%E1%BB%AD_c%C3%A1c_b%C3%AAn_%E1%BB%9F_Bi %E1%BB%83n_%C4%90%C3%B4ng

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn môn LỊCH sử ĐẢNG đề tài ĐẢNG LÃNH đạo THỰC HIỆN đối NGOẠI, hội NHẬP QUỐC tế và BIỆN PHÁP bảo vệ CHỦ QUYỀN BIỂN, đảo của tổ QUỐC HIỆN NAY (Trang 40 - 46)