3 Huấn luyện tổ lá
3.2.2.4. Về chế độ đãi ngộ đối với phi công
Chế độ đãi ngộ đối với phi công trong ngành Hàng không Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành theo xu thế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường và từng bước mở rộng hội nhập quốc tế. Nếu như trước đây chỉ có một hãng hàng khơng duy nhất thuộc sở hữu nhà nước là VNA, thì nay đã có thêm những hãng khác dựa trên sở hữu hỗn hợp và sở hữu tư nhân, do đó chế độ đãi ngộ đối với phi cơng có sự khác nhau đáng kể giữa các hãng.
VNA với tư cách là DNNN thực hiện chế độ đãi ngộ đối với phi cơng Việt Nam và phi cơng nước ngồi có sự phân biệt. Chế độ đã ngộ đối với phi công Việt Nam được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Tính đến hết năm 2014, VNA thực hiện chế độ đãi ngộ đối với phi công bao gồm:
Thứ nhất, chế độtiền lương chức danh. Mức lương cụthể hàng tháng
của phi cơng được thực hiện theo nhóm chức danh cơng việc theo từng loại máy bay, có tính tới tính chất, điều kiện, đặc điểm, chu kỳ lao động. Khung mức tiền lương áp dụng với phi cơng lái chính B.777, A.330 theo 5 mức: từ 50 triệu đồng/tháng đến 60 triệu đồng/tháng; lái chính A.320/A321 theo 5 mức, từ 44 triệu đồng/tháng đến 54 triệu đồng/tháng; lái chính ATR72/F70 theo 5 nhóm từ 35 triệu 500 nghìn đồng/tháng đến 48 triệu 500 nghìn đồng/tháng; lái phụ B.777/A.330 với 4 mức từ 28 triệu đồng/tháng đến 34 triệu đồng/tháng; lái phụ A320/A321 với 4 mức từ 24 triệu đồng/tháng đến 30 triệu đồng/tháng; lái phụ ATR72/F70 với 4 mức từ 20 triệu đồng/tháng đến 26 triệu đồng/tháng.
Thứ hai, chế độ tiền lương đánh giá thực hiện căn cứ vào mức độ hoàn
thành cơng việc. Đối với lái chính có 4 mức từ 0 đến 15 triệu đồng/tháng. Đối với lái phụ có 4 mức từ 0 đến 10 triệu đồng/tháng.
Thứ ba, chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với phi công kiêm nhiệm chức
danh từ phó phịng trở lên đến phó Tổng giám đốc từ 7 triệu 350 nghìn đồng/tháng đến 18 triệu 550 nghìn đồng/tháng cùng với mức tiền lương đánh giá 4 mức từ 0 đến 3 triệu 850 nghìn đồng/tháng.
Thứ tư, tiền lương theo chuyến bay tính theo bay nội địa và bay quốc tế
theo nhóm lái chính, lái phụ và theo số giờ bay bình quân.
Thứ năm, chế độ tiền lương vượt giờ mức phân theo lái chính, lái phụ
và loại máy bay.
Thứ sáu, chế độ lương, thưởng bổ sung tùy vào kết quả kinh doanh,
thường ở mức từ 1-3 tháng lương/ phi công.
Thứ bảy, chế độ phụ cấp của phi công, gồm tiền ăn định lượng khi làm
nhiệm vụ trong nước, tiền ăn cho phi công làm nhiệm vụ phải nghỉ ở nước ngoài, tiền phụ cấp bồi dưỡng giờ giảng đối với các chuyến bay huấn luyện thực hành và đối với huấn luyện SIM.
Các chế độ đã ngộ khác gồm chế độ vé bay, nghỉ phép, nghỉ dưỡng hàng năm.
Chế độ đãi ngộ đối với phi công nước ngồi của VNA so với phi cơng trong nước trong những năm qua thường chênh lệch khoảng 3 lần. Trong khi
đó VietJet thực hiện chế độ đãi ngộ như nhau đối với phi cơng trong và ngồi nước. Tình hình đó đã dẫn tới hậu quả là một số khơng ít phi cơng Việt Nam lành nghề, có kinh nghiệm đang làm việc cho VNA muốn nghỉ việc để chuyển sang làm việc cho VietJet. Tình trạng trên cũng xảy ra cả với nhiều công ty khác trong ngành hàng không. Jetstar Pacific chứng kiến gần chục người gồm việc phi công, nhân viên kỹ thuật, nhân viên điều hành bay chuyển sang Vietjet Air, theo tính tốn của một lãnh đạo của Jetstar. Công ty kỹ thuật bay VAECO - một công ty con của Vietnam Airlines, từng gây xôn xao khi hàng loạt nhân viên kỹ thuật xin nghỉ việc để chuyển sang Vietjet, khiến công ty phải ban hành hợp đồng buộc nhân viên bồi thường tiền tỷ nếu nghỉ việc. Tại VAECO, nhân viên kỹ thuật cấp thấp được trả lương 7,5 triệu đồng, sang Vietjet Air có thể nhận lương gấp đơi, gấp ba.
Hiện tượng phi công lành nghề của Vietnam Airlines cáo ốm hàng loạt trong dịp Tết Dương lịch năm 2015 vừa qua khiến lãnh đạo hãng đau đầu. Vì lý do lương thấp, nhiều phi công đã chọn cách nghỉ việc, chuyển sang hãng hàng không tư nhân. Hiện tượng chảy máu chất xám đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Vietnam Airlines, khi phải mất nhiều thời gian và chi phí để đào tạo phi cơng. Theo tính tốn của Vietnam Airlines, hang phải mất khoảng 1,7 tỷ đồng để đào tạo nên một phi công cơ bản tại Học viện Hàng không ESMA (Pháp) trong khoảng thời gian 72 tuần. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quan hệ thị trường ngày càng phát triển, thị trường phi cơng ở nước ta cũng hình thành và phát triển, giá cả sức lao động có tác động rất lớn tới quan hệ cung cầu trong phân bổ NNL phi cơng. Trong mơi trường kinh doanh bình đẳng, nếu ở đâu trả lương cao hơn, có mơi trường lao động tốt hơn, thì người lao động sẽ có xu hướng lựa chọn nơi đó.
Để đối phó với tình trạng chảy máu phi cơng chất lượng, Vietnam Airlines và các cơ quan hữu quan của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở đã khẩn trương vào cuộc. Nhiều đánh giá, kết luận được đưa ra để luận giải nguyên nhân và đề ra giải pháp cho tình trạng trên. Cuối cũng hang đã gửi thư mời các phi công tham dự buổi phổ biến về chế độ tiền lương mới, áp dụng từ
Cơ trưởng Bậc 3 97.000.00 93.000.000 87.000.00082.000.000 62.000.000 59.000.000 56.000.000 54.000.000 51.000.000 48.000.000 41.000.000 Bậc 1 44.000.000 Bậc 2 47.000.000 Bậc 3 51.000.000 58.000.000 66.000.000 Bậc 4 Lái phụ 70.000.000 Bậc 1 74.000.000 Bậc 2 79.000.000 .000.000 92 102.000.000 ATR72/F70 A321 B777/B787/A330/A350
Loại máy bay ậc
Phi cơng B
1/1/2015. Theo đó, khung mức lương cơ bản của phi công Việt được điều chỉnh theo hướng tăng so với trước, cụ thể được phản ánh qua các số liệu của bảng 3.12 dưới đây.
Bảng 3.12. Khung tiền lương cơ bản của phi công Việt Nam áp dụng tại Vietnam Airlines từ 1 tháng 1 năm 2015
ĐVT: đồng/tháng
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].
Rõ ràng, việc phi công của VNA đình cơng, lãn cơng, biểu tình gây áp lực với hãng đã gióng lên hồi chng về mối quan hệ lao động trong việc sử dụng lao động phi công. Tùy từng cách tiếp cận và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cơ quan để đưa ra giải pháp; song lãnh đạo VNA đã buộc phải khẩn trương đề ra một số giải pháp cấp bách cũng như định hướng cho sự ổn định và phát triển bền vững.