Thực trạng hệ thống thoát nước

Một phần của tài liệu Toan van luan an - Ngo Huy Thanh (Trang 39 - 40)

1.3. Thực trạng hệ thống thốt nước và tình hình ngập úng

1.3.1. Thực trạng hệ thống thoát nước

Các cơng trình thốt nước đơ thị bao gồm: cống, rãnh, cửa xả, kênh mương, ao hồ, sông, đê, đập, trạm bơm và trạm xử lý nước thải. Hiện nay trên hầu hết các đơ thị ở Việt Nam nói chung và các đơ thị Vùng dun hải Bắc Bộ nói riêng đều sử dụng hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải. Các cơng trình được đầu tư và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, tầm nhìn và vốn đầu tư khác nhau nên cho đến thời điểm hiện tại hệ thống thốt nước khơng cịn đáp ứng đủ yêu cầu thực tế đề ra.

Để đánh giá khả năng thốt nước của một đơ thị ta có thể dựa trên tiêu chí chiều dài bình qn đường cống trên đầu người. Đối với các nước trên thế giới tỷ lệ trung bình là 2m/người, ở nước ta tỷ lệ này tại các đơ thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng là 0,2-0,25 m/người, các đơ thị cịn lại chỉ đạt từ 0,05-0,08 m/người. Theo đánh giá của các cơng ty thốt nước và mơi trường đơ thị tại các địa phương hiện nay: 50% tuyến cống đã bị hư hỏng, 30% tuyến cống cũ bị xuống cấp, chỉ khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt [9].

Hệ thống hồ điều hịa, diện tích cây xanh, mặt nước tại các đô thị Vùng duyên hải Bắc Bộ đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều bùn cặn dưới lòng hồ do các hộ dân xung quanh lấn chiếm, xả rác thải sinh hoạt cũng như rác thải xây dựng trái phép xuống lòng hồ. Theo thài liệu khảo sát của Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, trong 10 năm trở lại đây diện tích mặt nước tại các đơ thị bị thu hẹp từ 10-50% ở các đô thị khác nhau. Tại một số địa phương ở Quảng Ninh có địa hình đối núi hoặc có các mỏ khai thác khống sản khi có mưa lớn, đất đá bị cuốn trôi gây tắc nghẽn nhiều đoạn khe suối, mương hở, các tuyến cống thoát nước…

Các cửa xả ra sông, ra biển dần không đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước

Một phần của tài liệu Toan van luan an - Ngo Huy Thanh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w