Điều kiện tự nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI KẾT HỢP THỂ THAO GOLF (Trang 50)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1. Điều kiện về địa lý – địa chất 2.1.1.1. Điều kiện về địa lý

Vị trí dự án được minh hoạ rất cụ thể trong Hình 1.1.

Tồn bộ dự án nằm trên một cù lao thuộc địa bàn xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên,

tỉnh Bình Dương với địa hình tương đối bằng phẳng và xung quanh được bao bọc bởi

sơng Đồng Nai. Bên cạnh đó, bên trong khu đất còn tồn tại nhiều kênh rạch tự nhiên,

phần cịn lại hầu hết diện tích là đất ruộng, đất vườn và một ít là trồng cây lâu năm. Cao độ khu vực thay đổi trung bình từ 1,0 đến 1,4m.

Nhận xét:

- Điều kiện địa lý và cảnh quan khu vực dự án phù hợp để quy hoạch và xây dựng

một khu du lịch sinh thái đậm đà bản sắc địa phương.

2.1.1.2. Điều kiện địa chất

Theo Báo cáo kết quả khoan địa chất cơng trình Khu du lịch sinh thái Mekong – Golf – Villas do Doanh nghiệp tư nhân An Hải và Phịng thí nghiệm Cơ học đất và Vật liệu

xây dựng LAS-XD 291 thực hiện tháng 8/2007 cho thấy trong khu vực khảo sát tồn tại 8

lớp đất, được cấu tạo bởi các trầm tích sơng cổ đã trảo qua thời kỳ cố kết khá tốt với

thành phần: sét, sét pha lẫn sỏi sạn laterit và cát pha nằm xen kẽ nhau. Từ trên xuống, với mục đích phục vụ cho thiết kế xây dựng nền cơng trình được chia thành các lớp sau:

• Lớp laterit:

+ Bề dày của lớp này thường thay đổi, dày ở địa hình cao và mỏng dần ở địa hình thấp, trung bình dày 1-2m.

+ Laterit tồn tại dưới dạng các hịn, cục hình thức méo mó, cứng chắc kích thước khơng đều.

• Lớp 1:

+ Thành phần thạch học gồm sét pha màu nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng

+ Chiều sâu từ mặt đất xuống trung bình 4m

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,4 kg/cm2

• Lớp 2:

+ Thành phần thạch học gồm sét, màu nâu vàng, nâu đóm xám xanh, trạng thái

dẻo cứng – nữa cứng

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,9 kg/cm2

• Lớp 3a:

+ Thành phần thạch học gồm sét pha màu xám đen, trạng thái chảy

+ Phân bố dạng cục bộ chỉ có một phần ở trung tâm phía Bắc của khu đất, chiều sâu từ lớp 2 xuống trung bình là 3,0m.

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 0,3 kg/cm2

• Lớp 3:

+ Thành phần thạch học gồm sét pha xám xanh, xám vàng, nâu hồng, trạng thái dẻo mềm – dẻo cứng

+ Chiều sâu từ lớp 2 xuống trung bình là 4,3m

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,3 kg/cm2

• Lớp 4:

+ Thành phần thạch học gồm sét pha xám xanh, nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái nửa cứng

+ Chiều sâu từ lớp 3 xuống trung bình là 6,0m

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 2,1 kg/cm2

• Lớp 5:

+ Thành phần thạch học gồm cát pha lẫn sạn, sỏi màu xám tro, xám xanh, nâu vàng, trạng thái chặt vừa bão hòa nước

+ Chiều sâu từ lớp 4 xuống trung bình là 5,1m

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,4 kg/cm2

• Lớp 6a:

+ Thành phần thạch học gồm sét màu xám đen, trạng thái dẻo cứng

+ Phân bố dạng cục bộ và ở độ sâu từ mặt đất tự nhiên xuống khoảng 19m

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,3 kg/cm2

• Lớp 6:

+ Thành phần thạch học gồm sét pha màu nâu đỏ, nâu hồng, xám xanh, xám

vàng, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng

+ Phân bố dạng cục bộ nằm dưới lớp 5 và phân bố ở độ sâu từ mặt đất tự nhiên xuống khoảng 15m

+ Sức chịu tải quy ước Rtc = 1,8 kg/cm2

Nhận xét :

+ Khu vực dự án chỉ có lớp 3a, phân bố cục bộ một phần ở trung tâm phía Bắc là lớp đất yếu, các lớp đất cịn lại đều có khả năng chịu tải tốt vì vậy chi phí xử lý nền móng cơng trình được giảm thiểu.

46

+ Đối với cơng trình có tải trọng nhỏ có thể dùng giải pháp móng nơng đặt vào

lớp 1 và lớp 2. Đối với cơng trình có tải trọng trung bình đến lớn thì nền đặt

móng từ lớp 3 trở xuống.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn 2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng 2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng

Khu vực thực hiện dự án mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm kèm

theo mưa nhiều và phân bố thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 11 và mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau.

. Theo “Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2007” thì điều kiện khí tượng thủy văn khu vực dự án có các đặc điểm như sau:

a) Nhiệt độ khơng khí

Nhiệt độ khơng khí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tồn tại,

phát tán và chuyển hóa các chất ơ nhiễm có trong khí quyển. Nhiệt độ khơng khí càng

cao, các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh kéo theo thời gian tồn tại của các chất ơ

nhiễm khơng khí càng ngắn.

Ở nhiệt độ cao, thời gian tồn tại của chất ơ nhiễm trong khơng khí ngắn. Ngồi ra, sự

biến thiên về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát tán bụi và khí thải, đến q trình trao đổi nhiệt của cơ thể con người và cuối cùng ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

Có thể tóm tắt chế độ nhiệt như sau:

Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm cao và ổn định quanh năm và tháng. Biến thiên nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,3o

C. Tuy nhiên, biến thiên nhiệt độ ngày thì khá cao khoảng 10o

C. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm: 26,7o

C Nhiệt độ khơng khí bình qn tháng nóng nhất (tháng 4): 28,4 o C Nhiệt khơng khí bình qn tháng thấp nhất (tháng 11): 25,1 o C. b) Bức xạ mặt trời

Bức xạ mặt trời là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến chế độ

nhiệt, độ bền vững khí quyển, quá trình vận chuyển và phát tán chất ơ nhiễm trong khí

quyển.

Có thể tóm tắt như sau:

Lượng bức xạ hàng năm khoảng 150 kcal/cm2

Lượng bức xạ trung bình hàng ngày khoảng 480 cal/cm2 .

c) Số giờ nắng

Số giờ nắng trung bình trong năm 2.162,2 giờ Số giờ nắng trung bình trong ngày 6,4 giờ

Số giờ nắng trong tháng cao nhất là tháng 3 với 217,3 giờ Số giờ nắng trong tháng thấp nhất là tháng 7 với 138,1 giờ.

d) Độ ẩm khơng khí

Độ ẩm khơng khí đóng vai trị quan trọng trong sự chuyển hóa và phát tán các chất ơ

nhiễm khơng khí, và q trình trao đổi nhiệt của cơ thể người.

Độ ẩm trung bình hàng năm: 83%

Độ ẩm khơng khí tối thiểu: 73% (tháng 3) Độ ẩm khơng khí tối đa: 90% (tháng 7, tháng 8).

e) Bốc hơi

Bốc hơi trung bình ngày: 3,5 mm/ngày. Bốc hơi ngày tối đa: 6,05 mm/ngày. Bốc hơi ngày tối thiểu: 1,97 mm/ngày.

f) Chế độ mưa

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 85% lượng mưa hàng năm. Mưa

nhiều nhất vào tháng 7 với hơn 505 mm.

Tháng mưa ít nhất là tháng 1 với lượng mưa 8,1 mm Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.268,8 mm

g) Chế độ gió

Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất ơ nhiễm trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ơ nhiễm càng xa và khả năng pha lỗng với khơng khí sạch càng lớn.

Gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Vào mùa mưa, hướng gió chủ đạo là Tây, Tây Nam; vào mùa khơ, hướng gió chủ đạo là

Đông, Đông Bắc, Đông Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất

quan trắc được là 12 m/s.

Phân bố hướng gió và tần suất gió trung bình tháng và năm tại trạm Sở Sao (Bình Dương) trong thời kỳ 1990-2005 được trình bày trong Hình 2.1.

48 Hình 2.1. Phân bố hướng và tần suất gió tháng và năm tại trạm Sở Sao

Trung bình tháng 1 và năm Trung bình tháng 2 và năm

Trung bình tháng 5 và năm Trung bình tháng 6 và năm

Trung bình tháng 7 và năm Trung bình tháng 8 và năm

50 Trung bình tháng 11 và năm Trung bình tháng 12 và năm

Trung bình tháng 11-1 và năm

Nhận xét:

Căn cứ vào bảng phân loại độ bền vững khí quyển Pasquil: mức bền vững khí

quyển tại khu vực dự án chiếm ưu thế là C và D, trong đó 75% thuộc mức D. Chế độ nhiệt khá cao và ổn định quanh năm vì vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các bồn chứa nhiên liệu lỏng đặt trong khu vực dự án. Chế độ nhiệt khá cao, đặc biệt vào tháng 5 và khi có gió to nếu cơng tác san nền được thực hiện vào thời điểm này, mơi trường khơng khí sẽ bị ảnh hưởng do tác động của bụi.

Lượng mưa tương đối cao kéo theo lượng nước mưa chảy tràn lớn nên sẽ ảnh

hưởng đến khả năng thốt nước mưa và vệ sinh cơng nghiệp.

Lượng bốc hơi so với lượng mưa ở mức trung bình, tỷ lệ bốc hơi / lượng mưa

khoảng 69%.

Hướng gió chủ đạo và khả năng tác động đến chất lượng môi trường khơng khí:

+ Tháng 2 - 4: hướng gió thịnh hành là Nam và Đông Nam; vận tốc gió trung

bình khoảng 0,80 m/s. Vì vậy, vùng phía Bắc và Tây Bắc của dự án có khả năng chịu ảnh hưởng do mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí từ dự án. Tần

suất ảnh hưởng khoảng 12,1 – 25,3%.

+ Tháng 5 – 10: hướng gió chủ đạo là Tây và Tây Nam; vận tốc gió trung bình thời kỳ này khoảng 0,64 m/s. Vì vậy, vùng phía Đơng và Đơng Bắc của dự án có khả năng chịu ảnh hưởng do mùi hơi và các chất ơ nhiễm dạng khí từ dự án. Tần suất ảnh hưởng khoảng 5,6 – 25,6%.

+ Tháng 11-1: hướng gió chủ đạo là Bắc và Đơng Bắc; vận tốc gió trung bình

52

khả năng chịu ảnh hưởng do mùi hôi và các chất ô nhiễm dạng khí từ dự án.

Tần suất ảnh hưởng khoảng 8,4 – 18,0%.

Trung bình cả năm: vùng phía Đơng và Đơng Bắc của dự án có khả năng chịu ảnh hưởng do mùi hôi và các chất ơ nhiễm dạng khí từ dự án. Tần suất ảnh hưởng

khoảng 11,5%.

2.1.2.2. Điều kiện thuỷ văn

Dự án nằm trong lưu vực của sông Đồng Nai với các đặc điểm chủ yêu sau (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra rà soát đánh giá hiện trạng các cơng trình thủy lợi và sơng suối chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Sở Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn Bình

Dương lập vào tháng 11/2007).

a) Tổng quan về hệ thống sông

Lưu vực sông Đồng Nai nằm trên phần đất của 10 tỉnh là Dăk Lăk, Lâm Đồng, Bình

Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tp. HCM. Như vậy, ngoại trừ một phần thượng lưu nằm ở vùng cao nguyên, gần như lưu vực sông Đồng Nai gắn liền với vùng đất của miền Đông Nam Bộ.

Lưu vực sơng Đồng Nai, với diện tích 40.683 km2, chỉ trừ một phần rất nhỏ nằm trên

đất Campuchia (ở thượng lưu sông Bé, sông Vàm Cỏ Đơng và sơng Sài Gịn), lưu vực hệ

thống sông Đồng Nai được xem là đứng hàng thứ 3 sau hệ thống sông Cửu Long và sông Hồng, nhưng lại là lưu vực sông nội địa lớn nhất nước.

Lưu vực sông Đồng Nai bắt nguồn từ những thung lũng nhỏ tại phía Bắc núi Lâm

Viên và BiĐúp. Nguồn sơng chính có độ cao 1.780 m so với mực nước biển. Sau khi

chảy 50 km thì độ cao hạ thấp cịn 1000 m.

Là một con sơng già được vận động tạo sơn làm trẻ lại nên phần thượng nguồn chảy qua cao nguyên Đà Lạt cũng êm đềm, nhiều đoạn bị chặn lại thành hồ như: Xuân Hương, Than Thở. . . chứng tỏ sức xâm thực của dịng sơng chưa ảnh hưởng tới bề mặt của lưu vực. Khi chảy ra rìa các sơn nguyên mới xuất hiện những thác gềnh nổi tiếng như: Pren, Gougha, AngKroef. . .

Phần Trung du phía dưới Liên Khương đến Tân Uyên dài hơn 300 km, lòng sông

được mở rộng quanh co với độ dốc khoảng 1% . Những phụ lưu chính của sơng Đồng

Nai hội tụ vào dịng chính cũng ở đoạn này như sông La Ngà, sông Bé. Khi chảy tới Trị An, bậc thang thứ tám của dịng sơng xuất hiện thác lớn tạo điều kiện thuận lợi cho cơng trình thủy điện hình thành như chúng ta đã biết hôm nay.

Đoạn hạ lưu từ Tân Uyên ra đến biển dài xấp xỉ 150 km. Lịng sơng rất rộng từ 0,1 ÷

4,5 km và độ sâu lớn nhất có nơi đạt 18 m. Chính vì vậy mà cảng Sài Gòn tuy nằm sâu trong đất liền nhưng tàu cở lớn vẫn ra vào thuận lợi, đồng thời đoạn này cũng hình thành một vùng cửa sơng vơ cùng phức tạp, kênh rạch chằng chịt.

Nhánh sông Đồng Nai - Sồi Rạp. Nhánh sơng Lịng Tàu.

Sơng Đồng Nai trên cơ bản chảy theo hai hướng chính:

Phía Đơng kinh tuyến 1070E hướng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu (phần thượng lưu).

Phía Tây kinh tuyến 1070E hướng Đông Bắc - Tây Nam chiếm ưu thế (chủ yếu là vùng trung và hạ lưu).

Lưu vực sông Đồng Nai bao gồm khu tứ giác kinh tế (TGKT) trọng điểm phía Nam, với Tp. HCM - Bình Dương - Biên Hịa - Vũng Tàu, có một tầm quan trọng đặc biệt

trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, bởi tiềm năng kinh tế đa dạng và dồi dào, một nguồn nhân lực phong phú và năng

động, lại nằm ở một vị trí địa lý vơ cùng trọng yếu.

b) Chế độ dòng chảy trên lưu vực sơng Sài Gịn - Đồng Nai

Lưu vực sơng Đồng Nai có hệ thống trạm thủy văn khá đều. Các trạm đo lưu lượng có số liệu khá có thể kể đến là Đơn Dương trên Đa Nhim, Tà Pao trên sông La Ngà, Phước Long, Phước Hịa trên sơng Bé và An Viễn trên sông Lá Buông. Các trạm Trị An, Dầu Tiếng tuy có tài liệu ngắn nhưng lại rất quan trọng(bảng 1.12)

Lưu vực sơng Đồng Nai có 2 mùa, mùa mưa và mùa khơ tương ứng với nó chế độ

dịng chảy trên lưu vực cũng có 2 mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt. Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI đến tháng XI trong năm

Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII đến tháng V năm sau.

Lượng nước mùa cạn xấp xỉ 20% lượng nước cả năm (Trị An 19%, Tà Lài 19%, Lá Bng 20%, sơng Ray 21%)

Tháng có lượng nước nhỏ nhất là các tháng II, III, IV chỉ đạt từ 2,5 ÷ 2,7% lưu lượng trung bình năm.

Lượng nước trung bình tháng mùa khơ tại Biên Hịa như sau

Tháng I I III IV

Q (m3/s) 140 ÷160 100 ÷120 50 ÷ 60 60 ÷ 70 Lượng nước mùa lũ xấp xỉ 80% lượng nước cả năm.

Tháng có lượng nước lớn nhất thường là tháng VIII, IX.

Sự biến động dòng chảy hàng năm ở LVĐN là khá lớn, thường từ 1,5 ÷ 2,0 lần biến

động lượng mưa năm

Sự phân hóa mạnh mẽ giữa dịng chảy 2 mùa rõ rệt dẫn đến hướng khai thác tối ưu

nguồn nước trên toàn lưu vực là phải bằng các hồ chứa điều tiết có chu kỳ dài, ít ra là điều tiết năm.

54 Một số yếu tố thủy văn của sông Đồng Nai năm 2006 được trình bày trong bảng

2.1văn của sơng Đồng Nai năm 2006 được trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1 Yếu tố thủy văn sông Đồng Nai

Yếu tố Trị số Ghi chú

Một phần của tài liệu KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN CÂY ĂN TRÁI KẾT HỢP THỂ THAO GOLF (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)