Kiến trúc hệ thống dịch vụ người dùng của ITS Nhật Bản

Một phần của tài liệu H thng giao thong thong minh cho dng (Trang 41 - 50)

Lĩnh vực Dịch vụ người dùng

Hệ thống dẫn đường tiên tiến 1. Cung cấp thơng tin dẫn đường, lộ trình

2. Cung cấp thơng tin mục đích Hệ thống thu phí điện tử 3. Thu phí điện tử

Hỗ trợ lái an tồn

4. Cung cấp thông tin môi trường chạy xe 5. Cảnh báo nguy hiểm

6. Hỗ trợ lái

7. Lái tự động

Tối ưu hóa quản lý giao thơng 8. Tối ưu hoá luồng giao thơng

9. Khi có sự cố cung cấp thơng tin quản lý giao thơng

Hiệu quả hóa quản lý đường bộ

10. Hiệu quả hóa quản lýduy tu 11. Quản lý xe đặc chủng

12. Cung cấp thông tin quản lý thông hành Phối hợp khai thác vận tải công cộng 13. Cung cấp thông tin giao thông công cộng

14. Hỗ trợ quản lý khai thác giao thơng cơng cộng Hiệu quả hóa xe thương mại 15. Hỗ trợ quản lý khai thác xe thương mại

16. Lập đoàn xe thương mại tự động

Hỗ trợ đi đường 17. Dẫn đường, vạch tuyến

18. Ngăn ngừa sự cố giao thông với người đi đường Phối hợp khai thác xe cứu hộ 19. Thông báo sự cố giao thông tự động

20. Hỗ trợ hoạt động cấp cứu, dẫn đường xe cứu hộ

2.3.1.3. Quan hệ giữa mức độ phát triển ITS với chất lượng cuộc sống Nhật Bản:Tầm nhìn trong kiến trúc ITS

Một bài học là ITS phát triển cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống.Vì vậy, kiến trúc ITS phải để ý đến nhu cầu trong tương lai12. ITS là một hệ thống mạng thông tin tiên tiến cho giao thông đường bộ không thể thiếu cho đời sống quốc gia. Do đó, phù hợp với việc triển khai ITS, mức sống của Nhật Bản được cải thiện đáng kể trong tất cả các giai đoạn về an tồn giao thơng và tiện nghi. Mối quan hệ giữa ITS và lối sống quốc gia trong thế kỷ 21được giả định như mô tả dưới đây.

a. Giai đoạn đầu tiên (khoảng năm 2000): "Bắt đầu cung cấp dịch vụ của phần hệ thống dẫn kể cả hệ thống định vị"Sự bắt đầu của ITS

Trong giai đoạn này là giai đoạn ban đầu của ITS,thông tin giao thông được phân

phối thông qua VICS và các hệ thống tương tự bắt đầu phục vụ. Thông tin vềùn tắc giao thông và các tuyến đường tối ưu được hiển thị trên hệ thống định vị lắp trong xe

để người lái xe có thểdi chuyển thuận lợi kể cả việc giảm thời gian đi lại. Trong nửa

cuối của giai đoạn đầu, bắt đầu thu phí điện tử để giúp loại bỏ sự ùn tắc giao thơng tại các trạm thu phí.

b. Giai đoạn thứ hai (khoảng năm 2005): "Bắt đầu dịch vụ cho người dùng" - Cách

mạng hệ thống giao thông.

Trong giai đoạn này của thế kỷ 21, dịch vụ ITS cho người dùng được giới thiệu

dần, khởi đầu cho cuộc cách mạng hệ thống giao thông. Người dùng thông qua ITS nhận các thông tin dịch vụ và thông tin giao thông cơng cộng về điểm đến, trong đó có

nội dung nâng cao để cải thiện hơn nữa các dịch vụ.Ví dụ, khi một chuyến đi đã lên kế

hoạch, một điểm đến đã chọn và các yêu cầu của người sử dụng đã báo cho hệ thống

thì ITS sẽxem xét thời gian đi lại và các yếu tố quan trọng khác, giúp có thể dễ dàng lựa chọn tuyến đường tối ưu và phương tiện vận chuyển tới điểm đến.

Số vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc và đường bộ khác giảm do việc hỗ trợ lái xe an toàn và cải thiện sự an toàn của người đi bộ. Khi một tai nạn giao thơng xảy ra, sẽ có ngay một thơng báo và các biện pháp hạn chế giao thơng thích hợp để ngăn chặn sự thiệt hại thêm. Triển khai nhanh công tác và các hoạt động cứu hộ giúp tiết kiệm mạng sống của một người một cách bảo đảm hơn.

Mặt khác, đặc tính lịch trình cố định trong tổ chức giao thơng cơng cộng được duy

trì và các dịch vụ thơng tin được tăng cường để cải thiện đáng kể mức tiện lợi của giao

thông công cộng. Nhiều nỗ lực được thực hiện để nâng cao hiệu quả các giao dịch liên

quan đến các nhà khai thác vận tải để quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc giảm chi phí hậu cần.

c. Giai đoạn thứ ba (khoảng năm 2010):"Những tiến bộ trong ITS và hệ thống xã hội nâng cao"- Hệ thống đường ô tơ tự động-Hiện thực hóa ước mơ

Trong giai đoạn thứ ba,ITS được nâng cao lên một mức cao hơn. Không chỉ cơ sở

hạ tầng và thiết bị trong xe được phát triển, thẻ chế pháp luật và xã hội cũng được tăng cường để thiết lập ITS chắc chắn như là một hệ thống xã hội, có hiệu ứng trên toàn quốc. Cùng với việc đưa vào các chức năng tiên tiến hơn, việc lái xe tự động cũng

được thưc hiện trên quy mô lớn , biến bên trong xe thành một nơi an toàn và thoải mái hơn.

d. Giai đoạn thứ (sau năm 2010): "Sự chín muồi của ITS" - Đổi mới hệ thống xã

hội

Tronggiai đoạn thứ tư, tất cả các hệ thống ITS được triển khai. Một xã hội thông

tin - viễn thông đầy đủ và tiên tiến được thiết lập trên toàn quốc bằng mạng cáp quang và các hệ thống xã hội sáng tạo. Trong thời gian này, số lượng người sử dụng dịch vụ

lái xe tự động tăng, như vậy việc lái xe tự động được thành lập như một hệ thống chung. ITS tiến tới thời gian chín muồi và được quốc gia chấp nhận như một hệ thống

giao thông giảm đáng kể. Tất cả các đường bộ, kể cả những đường trong thành phố ít

có ùn tắc giao thơng, tạo điều kiện việc đi lại thoải mái và thông suốt. Ngồi ra, việc giảm giao thơng kinh doanh sẽ làm hài hịa với mơi trường bên đường và mơi trường tồn cầu.

2.3.2. Kiến trúc ITS và Quy hoạch tổng thể ITS của Hàn Quốc

Nói đến ITS Hàn Quốc,có hai kinh nghiệm nổi bật:

+Cả Chính phủ,các nhà khoa học và các doanh nghiệp Hàn Quốc đều nhìn nhận đây khơng nhũng chỉ là một cách gỡ nút thắt các vấn đề trong giao thông vận tải, mà còn thực sự là một cơ hội phát triển cả kinh tế và xã hội.

+ Do mọi con mắt của thế giới đều tập trung vào môi trường, nên ITS đang thu hút mọi sự quan tâm như là một công nghệ xanh để giải quyết các vấn đề giao thơng. Về vấn đề này, sự an tồn của cơng nghệ ITS có một mối quan hệ chặt chẽ với việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.Trong bối cảnh sự quan tâm đến ITS tăng, trong năm

2001, Hàn Quốc đã chọn việc thiết lập ITS là một trong những vấn đề nghị sự chính của chương trình"Thành phố xanh tiên tiến", một trong 17 động lực tăng trưởng mới

của quốc gia. Ngồi ra, ITS có những đóng góp tuyệt vời để tăng lợi thế cạnh tranh của quốc gia bằng cách phát triển một loạt ITS trên cơ sở công nghệ thông tin tiên tiến và cung cấp dịch vụ ITS.Tại Hàn Quốc, chính quyền trung ương đóng một vai trò quan trọng trong các dự án ITS bằng cách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sự thành lập và

hoạt động ITS.

Đây có thể coi là bài học kinh nghiệm cho sự phát triển ITS ở các nước đang phát

triển. Liệu có thể ITS trở thành một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế- xã hội ở

Việt Nam hay khơng?

2.3.2.1. Phát triển ITS tại Hàn Quốc a. Q trình phát triển ITS

Quá trình phát triển ITS ở Hàn Quốc có thể được chia thành hai phần: trước và sau

khi có Đạo luật Hiệu quả của Hệ thống Giao thông vận tải. Đạo luật được ban hành

trong năm 1999, bao gồm các điều khoản về ITS. Trước khi ban hành, ITS lần đầu tiên được giới thiệu và bắt đầu phát triển trong lĩnh vực cơng nghệ và khoa học, vài dự án

thí điểm đã được thực hiện trong một khu vực để đánh giá những tác động của việc

giảm bớt các vấn đề giao thông. Sau khi ban hành Đạo lu ật, chính phủ đã khởi xướng việc đặt nền móng cho sự ra đời của ITS ở cấp quốc gia. Một phần của những nỗ lực là thành lập một Kế hoạch tổng thể ITS quốc gia. Trong thời gian này, nhiều hệ thống khác nhau đã được thành lập. Ngồi ra, các chính quyền địa ph ương đã nghiêm túc

chấp nhận ITS, lập các trung tâm thông tin giao thông, và cung cấp một loạt các dịch vụ ITS để thuận tiện cho người dân.

+ Thời gian trước Đạo luật Hiệu quả của Hệ thống Giao thông vận tải

Trong năm 1990, hệ thống phát thanh giao thông bắt đầu cung cấp dịch vụ thông

tin giao thông ở mức cơ bản, và việc giới thiệu ITS đã kích thích những hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong cả các lĩnh vực học thuật và tư nhân. Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc (KNPA) và Tổng công ty Đường cao tốc Hàn Quốc

(KEC) đã phát triển các hệ thống để cải thiện việc khai thác và quản lý giao thơng vận tải đường bộ, và khuyến khích các dự án thí điểm

Từ năm 1991 đến năm 1994, KNPA đã thúc đẩy 'phát triển một hệ thống điều

khiển giao thơng tiên tiến và dự án thí điểm' để điều khiển tín hiệu giao thơng tại các

nút giao cắt trên cơ sở tình hình giao thông theo thời gian thực, chứ không phải dựa trên chế độ hoạt đông theo thời gian trong ngày (time of day - TOD- chế độ phân pha

theo một kế hoạch và trình tự định thời gian tín hiệu trước). Trong năm 1997, một dự án thí điểm đã được thực hiện tại 61 địa điểm trên 10 trục giao thơng trong khu vực

Gangnam (phần phía nam của Seoul) để kiểm tra tính hợp lệ của hệ thống và việc điều khiển giao thông theo thời gian thực. Ngồi ra, KEC cịn thúcđẩy một dự án thí điểm

"Hệ thống quản lý giao thông đường cao tốc (FTMS)” từ 1992-1994 để cung cấp dịch vụ bảng tin nhắn có nội dung thay đổi (VMS) trên đường cao tốc cung cấp cho mọi người các thông tin theo thời gian thực về sựùn tắc giao thơng, tai nạn, sự cố.

Trong năm 1997, chính phủ xây dựng Kế hoạch tổng thể ITS và áp dụng chương

trình ITS thíđiểm ở thành phố Gwacheon để đánh giá các cơng nghệ có liên quan. Đại hội Thế giới ITS lần thứ năm đãđược tổ chức vào năm 1998. Tại Hàn Quốc, chính quyền trung ương đóng một vai trị quan trọng trong các dự án ITS bằng cách hỗ trợ

nghiên cứu và phát triển (R&D) ITS. Năm 1999, chính phủ ban hành Đạo luật Hiệu quả của Hệ thống Giao thông vận tải để đảm bảo một khuôn khổ thể chế cho việc xúc tiến các dự án.

+ Sau khi ban hànhĐạo luật Hiệu quả củaHệ thống Giao thơng vận tải

Chính phủHàn Quốc đã nỗ lực thúc đẩy các dự án ITS và xây dựng Kế hoạch tổng

thểITS 21 ở cấp quốc gia, và "Kế hoạch ITS cho năm thành phố lớn và các kế hoạch trung và dài hạn khác cho các đơ thị”. Ngồi ra, Bộ Xây dựng và Giao thơng (Ministry of Construction and Transport -MCT) đã chọn Daejeon, Daegu, Jeonju và Jeju là các

thành phố ITS mẫu. Mục đích của dự án mẫu này là trình bày khn khổ cơ bản cho dự án ITS và đánh giá ảnh hưởng của ITS trong trung tâm thành phố, qua đó khuyến khích chính quyền địa phương phát triển hệ thống ITS. Dự án tìm cách cung cấp một mơ hìnhđể thúc đẩy các dự án ITS qua việc thực hiện quá trình chuẩn cho tất cả công việc liên quan đến công tác lập quy hoạch tổng thể, thiết kế, vận hành, đánh giá, có

xem xét đặc điểm của các thành phố địa phương. Bên cạnh đó, Bộ này cũng đã thiết

Hình 2.3.1.Quá trình phát triển Kiến trúc ITS của Hàn Quốc

Để thực hiện có hiệu quả các dự án ITS, kể từ năm 2004 chính phủ đã xây dựng

các tiêu chuẩn kỹ thuật và thúc đẩy việc tiêu chuẩn hóa ITS, xuất bản nhiều hướng dẫn và sổ tay hướng dẫn sử dụng khác nhau, và thiết lập kiến trúc ITS quốc gia. Đạo luật

Hiệu quả của Hệ thống giao thông vận tải (1999) cũng đãđược sửa đổi thành Đạo luật

Hiệu quả của Hệ thống giao thơng tích hợp quốc gia (2009), tạo ra một khuôn khổ pháp lý lớn hơn cho ITS, và "Kế hoạch tổng thể ITS quốc gia 2020" đãđược ban hành.

b. Kiến trúc ITS và Khn khổ chính sách ITS Hàn Quốc

Nhìn chung, khn khổ chính sách liên quan đến ITS gồm ba phần: Kế hoạch tổng thể ITS quốc gia, Đạo luật Hiệu quả của Hệ thống Giao thông vận tải, Kiến trúc ITS quốc gia. Đây cũng là một kinh nghiệm cho các nước khác: tạo ra một thể chế đầy đủ cho sự phát triển ITS.

+ Kiến trúc ITS quốc gia trong Kế hoạch tổng thể

Chính phủ Hàn Quốc, vốn đã nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc ra đời ITS,

đã sắp đặt một kế hoạch giới thiệu và triển khai thực hiện ITS ở cấp quốc gia. Chính

phủ đã lập “Kế hoạch tổng thể ITS quốc gia”vào năm 1997 để trình bày các hướng cơ bản cho sự phát triển hiệu quả của các dự án ITS, và vào năm 2000 đã lập “Kế hoạch

tổng thể ITS 21' cho 20 năm từ 2001 đến năm 2020. Kế hoạch tổng thể ITS quốc gia trình bày những chiến lược cơ bản bao gồm các mục tiêu, hệ thống, quy trình và

phương hướng phát triển dự án, các hướng cơ bản và kế hoạch tài chính để xây dựng

nền tảng. “Kế hoạch tổng thể ITS 21 “bao gồm bảy lĩnh vực dịch vụ ITS, 18 dịch vụ, 62 đơn vị dịch vụ, và trình bày các mục tiêu và chiến lược trong ba bước. Năm 2011, "Kế hoạch Tổng thể ITS 2020", vốn đãđược cập nhật từ kế hoạch tổng thể trước, chấp

nhận các nhiệm vụ quan trọng cho việc thành lập và hoạt động ITS theo ngành như ô tô-đường bộ, vận tải đường sắt, hàng hải và vận tải hàng không. Ngành giao thông ô tô-đường bộ thiết lập các mục tiêu như "đường an tồn để khơng có tai nạn”, “đường đi lại dễ dàng và hiệu quả cao”, và “đường giúp đi đúng giờ và hiệu quả cao” và trình bày các nhiệm vụ trọng tâm, các loại dịch vụ ITS để đạt được những mục tiêu này.

+Đạo luật Hiệu quả của hệ thống giao thông vận tải

Đạo luật Hiệu quả của hệ thống giao thông vận tải được ban hành vào năm 1999 để thúc đẩy việc quy hoạch đầu tư và đánh giá các cơ sở giao thông vận tải qua việc tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách, đảm bảo nguồn tài chính cho

việc mở rộng và quản lý. Căn cứ Đạo luật Hiệu quả của hệ thống giao thông vận tải,

bản ‘Kế hoạch tổng thể ITS quốc gia 21' được xây dựng. Đạo luật quy định việc xây

dựng các kế hoạch thực hiện và triển khai và tiêu chuẩn hóa ITS. Đạo luật này có ý

nghĩa ở chỗ nó đặt nền tảng pháp lý và thể chế cho sự phát triển ITS ở cấp quốc gia.

Trong năm 2009, Đạo luật Hiệu quả của hệ thống giao thơng quốc gia tích hợp được ban hành để nâng cao hiệu quả, sự tích hợp và kết nối của hệ thống giao thông. Đạo

luật này quy định các yêu cầu về sự phối hợp tồn diện trong chính sách đối với các hệ thống vận tải đường bộ, đường biển và hàng không, về việc lập kế hoạch, khai thác và quản lý có hiệu quả của hệ thống giao thơng quốc gia. Đạo luật có mục đích nâng cao sự tiện lợi cho người dân và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia thông qua việc sửa đổi,

cung cấp thêm nhiều hạng mục. Theo Đạo Luật, Kế hoạch tổng thể ITS cần được cập nhật 10 năm một lần và bao gồm việc cấp chứng nhận tiêu chuẩn, chứng nhận chất

lượng, kiểm tra hiệu suất và thành lập Trung tâm ITS tích hợp quốc gia.

+ Kiến trúc ITS quốc gia

Về cơ bản, kiến trúc ITS quốc gia của Hàn Quốc tương tự các nhóm dịch vụ và dịch vụ người sử dụng do ISO đưa ra(đã nêu trong chương1).

2.4 . Nghiên cứu kiến trúc ITS đã và đang được triển khai tại Trung Quốc và một

Một phần của tài liệu H thng giao thong thong minh cho dng (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)