7. Kết cấu của luận văn
1.2. Các nội dung xây dựng quan hệ lao động trong doanh nghiệp
1.2.2. Thương lượng trong quan hệ lao động cấp doanh nghiệ p
Theo ILO: ỘThương lượng được định nghĩa là một q trình trong đó hai hoặc nhiều bên có lợi ắch chung và lợi ắch xung đột ngồi lại cùng nhau để thảo luận nhằm tìm kiếm một thỏa thuận chungỢ [28, tr.203].
Như vậy, chúng ta có thể hiểu thương lượng chắnh là một phương thức của đối thoại xã hội. Nếu như, ở trên đã phân tắch ỘĐối thoại xã hội được cho là chìa khóa vạn năng của QHLĐ trong tất cả các giai đoạn phát triểnỢ, thì theo tác giả Nguyễn Thị Minh Nhàn, ỘThương lượng được coi là linh hồn của QHLĐỢ
[17, tr.244].
Khi thương lượng, NSDLĐ và NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ cùng tham gia, bàn bạc thống nhất các vấn đề liên quan trực tiếp đến mỗi bên và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề đó. Thương lượng trong QHLĐ cấp doanh nghiệp bao gồm thương lượng cá nhân và thương lượng tập thể. Thương lượng cá nhân là sự thảo luận giữa hai bên để tìm kiếm những thỏa thuận chung về những vấn đề liên quan giữa cá nhân NLĐ với NSDLĐ. Thương lượng tập thể (TLTT) trong doanh nghiệp là sự thảo luận giữa hai bên: tổ chức đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ theo đúng quy định của luật pháp quốc gia. Trong quá trình xây dựng QHLĐ tại doanh nghiệp, nếu gặp vấn đề mới phát sinh mà các bên chưa kịp thỏa thuận với nhau trước đó vì chưa lường hết được được diễn biến phát triển của sự việc hoặc những vướng mắc mới xuất hiện mà chưa đến mức trở thành mâu thuẫn thì các bên nên tiến hành thương lượng.
Sản phẩm cụ thể của thương lượng trong doanh nghiệp đó là:
1.2.2.1. Hợp đồng lao động (HĐLĐ)
HĐLĐ là sản phẩm của thương lượng lao động cá nhân. HĐLĐ là văn bản thỏa thuận giữa cá nhân NLĐ và NSDLĐ về trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong QHLĐ. Đây là hình thức pháp lý để xác lập QHLĐ giữa người
có sức lao động và bên muốn thuê sức lao động. HĐLĐ tạo điều kiện cho NLĐ thực hiện quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn công việc và nơi làm việc, thu nhập phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân, đồng thời là cơ sở để NSDLĐ tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của đơn vịmình. Tuy nhiên, HĐLĐ phải được xác lập trên cơ sở khuôn khổcác quy định của pháp luật về HĐLĐ của quốc gia.
1.2.2.2. Thương lượng tập thể và Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT)
TƯLĐTT là văn bản thỏa thuận giữa tập thể NLĐ mà đại diện thường là tổ chức Cơng đồn với NSDLĐ tại doanh nghiệp về nghĩa vụ, quyền lợi của các bên trong QHLĐ. Đây là cơ sở và cũng là phương tiện hữu hiệu để điều chỉnh và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong QHLĐ. Chắnh vì vậy, TƯLĐTT có những tác dụng rất lớn trong quan hệ lao động như sau:
- Là cơng cụ cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tắnh chất, đặc điểm của doanh nghiệp; làm cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động.
- Tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động; tạo điều kiện cho người lao động thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng đạt được những lợi ắch cao hơn so với quy định của pháp luật.
- Là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền và lợi ắch hợp pháp, chắnh đáng của các bên quan hệ lao động và tạo điều kiện cho tổ chức công đồn nâng cao vai trị, vị trắ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơng đồn.
Có thể thấy, TƯLĐTT là một sự tiến bộ của xã hội, thừa nhận quyền của NLĐ làm công ăn lương, được thông qua tổ chức đại diện cho mình để xác định một các tập thể những điều kiện lao động, nhất là những điều kiện có lợi cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật. Chắnh vì vậy, xây dựng được một bản TƯLĐTT có chất lượng là nhiệm vụ phải thực hiện nhằm xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.