Hoạt động giải quyết tranh chấp lao độngt ại Tổng công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại tổng công ty thiết bị điện đông anh – công ty cổ phần EEMC (Trang 92 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tắch các nội dung và nhân tố ảnh hưởng xây dựng quan hệ lao

2.3.3. Hoạt động giải quyết tranh chấp lao độngt ại Tổng công ty

Tắnh đến hiện nay, Tổng công ty thiết bịđiện Đơng Anh chưa có bất kỳ một cuộc tranh chấp lao động tập thể nào. Còn về tranh chấp lao động cá nhân thì có nhưng tỷ lệ xảy ra rất ắt. Chủ yếu, là hiện tượng NLĐ ở các bộ phận lên phản ánh và kiến nghị với lãnh đạo Tổng công ty hoặc CĐCS về vấn đề trưởng bộ phận thực hiện chấm và đánh giá hệ số mức lương khốn của NLĐ khơng hợp lý hoặc xảy ra tranh chấp giữa cá nhân NLĐ với nhau trong Tổng công ty. Một trong những lý do xảy ra các vụ TCLĐ cá nhân là do vẫn cịn một số ắt NLĐ chưa hồn toàn nắm rõ được nội quy, quy chế của Tổng công ty, một yếu tố nữa là sự đánh giá của một số trưởng bộ phận hay tổ đội sản xuất chưa khách quan và chắnh xác.

Về thủ tục giải quyết các khiếu nại, phản ảnh các vấn đề trên được lãnh đạo công ty và CĐCS, tự bản thân nội bộ trong Tổng công ty giải quyết mà khơng cần có sự tham gia của các cơ quan giải quyết TCLĐ có thẩm quyền. Đại diện Ban giám đốc hoặc Trưởng ban Tổ chức lao động (được Ban giám đốc ủy quyền) với đại diện BCH CĐCS sẽ xuống làm việc trực tiếp với bộ phận xảy ra vấn đề tranh chấp, và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ, lấy ý kiến của NLĐ tại bộ phận đó về vấn đề xảy ra và căn cứ vào hệ thống các quy chế, quy định của Tổng công ty và giải quyết vấn đề.

Về hoạt động giải quyết tranh chấp lao động tại Tổng công ty được thực hiện tốt là do nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, Tổng cơng ty có tương đối đầy đủ các hệ thống các yếu tố cơ sở để tạo điều kiện cho quá trình tương tác giữa hai bên trong vận hành QHLĐ. Cụ thể đó là tập hợp các nội quy, quy chế liên quan trực tiếp đến lợi ắch của NLĐ như: Nội quy lao động, Quy chế tiền lương, Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế thi đua khen thưởng. Đây là nền tảng pháp lý cơ bản để căn cứ vào đó giải quyết các vấn đề TCLĐ và tất cả các quy chế này đã được thông qua dưới sự đồng ý của số đông NLĐ tại Tổng công ty.

Thứ hai, là quan điểm của Ban giám đốc là phải phòng ngừa các TCLĐ một cách nhanh gọn, kịp thời không để ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, về phòng ngừa và giải quyết TCLĐ của tổng cơng ty cịn có một số vấn đề như sau:

- Cách thức giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình lao động chỉ mang tắnh tựphát và chưa có tắnh hệ thống.

- Nhiều vụ việc giải quyết tranh chấp chưa được công khai minh bạch. Tuy nhiên do đa phần hiện nay mới chỉ là các mâu thuẫn nhỏ nên NLĐ vẫn dễ dàng chấp nhận và chịu thiệt thòi để đảm bảo được về công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong tương lai nếu như có các mâu thuẫn lớn và nghiêm trọng hơn phát sinh thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.

Vì vậy, để hoạt động phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động diễn ra hiệu quả, Tổng công ty cần xây dựng cơ chế về mức độ tham gia giữa các chủ thể và trình tự giải quyết khi có tranh chấp lao động cũng như việc kiểm tra thực hiện giải quyết TCLĐ.

2.3.4. Các nhân t ảnh hưởng đến xây dng quan h lao động hài hòa, ổn định và tiến b ti Tng công ty Thiết b điện Đông Anh Ờ Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại tổng công ty thiết bị điện đông anh – công ty cổ phần EEMC (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)