Các vấn đề thẩm tra dự án đầu tư FDI

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đầu tư QUỐC tế (Trang 27)

I 1.4 Giai đoạn thẩm tra dự án đầu tư có vốn nước ngồi

2. Các vấn đề thẩm tra dự án đầu tư FDI

Với những dự án thuộc diện thẩm tra, cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ thẩm tra 5 vấn đề cốt lõi:

 Thẩm định tính đầy đủ và đúng của các hồ sơ sau:

 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mơ vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mơ vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

 Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mơ vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

 Các hồ sơ trên phân làm hai trường hợp đó là: trường hợp gắn với thành lập tổ chức kinh tế và trường hợp không gắn với thành lập tổ chức kinh tế.

 Thẩm định tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên tham gia đầu tư.

 Thẩm định về mức độ phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư.

 Thẩm định về trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

 Thẩm định về tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của bên phía Việt Nam.

3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư FDI tại Việt Nam:

3.1 Thẩm định tư cách pháp lý tình hình tài chính của các bên:

a. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét, thẩm định tư cách pháp lý của

chủ đầu tư thông qua văn bản thành lập doanh nghiệp (đối với các chủ đầu tư là

doanh nghiệp) hay văn bản chứng minh tư cách pháp lý (đối với chủ đầu tư nước ngoài là cá nhân).

b. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư xem xét, thẩm định năng lực tài chính của

chủ đầu tư thơng qua tài liệu sau:

 Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp đang hoạt động: xem xét báo cáo tài chính đã được kiểm tốn hai năm gần nhất, trong đó chú ý doanh thu, giá trị tài sản, lợi nhuận hàng năm;

 Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp mới được thành lập để thực hiện dự án hoặc đối với chủ đầu tư là cá nhân người nước ngoài: xem xét khả năng huy động vốn của các chủ đầu tư, chứng nhận của ngân hàng về tài khoản của các chủ đầu tư (đối với chủ đầu tư nước ngoài là cá nhân); sự hỗ trợ của cơng ty mẹ (nếu có).

 Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có thể đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao hoặc đại diện thương mại, kinh tế của Việt Nam ở nước ngồi cung cấp thơng tin về tư cách pháp lý, năng lực tài chính của chủ đầu tư nước ngồi tham gia đầu tư.

c. Đối với doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hợp tác đầu tư với nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

 Được thành lập theo quy định của pháp luật, hoặc là cá nhân hợp pháp;

 Có quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản vốn góp. Trường hợp sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước (gồm cả giá trị quyền sử dụng đất) để góp vốn phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép;

 Trường hợp bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nếu có yêu cầu đền bù, giải phóng mặt bằng, bên Việt Nam phải có phương án tài chính để đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc có giải pháp thích hợp thực hiện tái định cư.

3.2 Thẩm định về mức độ phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch và lợi ích kinh tế - xã hội:

 Dự án đầu tư phải thuộc lĩnh vực ngành nghề phù hợp với quy hoạch. Đối với các dự án thuộc những ngành nghề hoặc hoạt động ại những địa điểm chưa rõ quy hoạch, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư tham khảo ý kiến của Bộ quản lý ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Xem xét khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề, sản phẩm mới và mở rộng thị trường, xuất khẩu sản phẩm.

 Xem xét khả năng tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt các dự án có chương trình đào tạo, thay thế dần người nước ngồi bằng lao động Việt Nam.

 Phân tích lợi ích kinh tế của dự án, các khoản nộp cho ngân sách. Khuyến khích các dự án có khả năng nộp cho ngân sách cao, có khả năng xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ thu ngoại tệ.

3.3 Thẩm định về trình độ kỹ thuật và cơng nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái:

a. Về nhập khẩu thiết bị, máy móc để thực hiện dự án phải tuân thủ quy định:

Yêu cầu đối với thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu:

 Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu bảo vệ mơi trường, an tồn lao động nêu trong giải trình kinh tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và các quy định về nhập khẩu thiết bị, máy móc.

 Trừ thiết bị, máy móc đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên hợp doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trường.

Giám định thiết bị, máy móc nhập khẩu:

 Thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư phải được giám định giá trị, chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp đặt, trừ thiết bị, máy móc đã được mua sắm thơng qua đấu thầu.

 Hải quan cửa khẩu căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu đã được phê duyệt để cho phép nhập khẩu thiết bị, máy móc mà khơng u cầu việc xuất trình chứng chỉ giám định.

 Tổ chức việc thực hiện giám định giá trị thiết bị, máy móc nhập khẩu là cơng ty giám định được phép hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức Nhà nước Việt Nam có chức năng giám định, hoặc cơng ty giám định ở nước ngồi đối với việc giám định thiết bị, máy móc trước khi nhập khẩu. Nhà đầu tư phải cung cấp thông tin cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư về cơng ty giám định mà mình lựa chọn.

 Tổ chức giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý và vật chất về kết quả giám định. Trong trường hợp giá trị thiết bị, máy móc được giám định thấp hơn giá trị do nhà đầu tư báo cáo, thì nhà đầu tư phải chỉn lại giá

trị thực hiện theo kết quả đó. Nếu phát hiện có gian lận, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 Trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có thể yêu cầu giám định lại giá trị các thiết bị, máy móc nhập khẩu (đặc biệt lưu ý đối với thiết bị cũ).

Thuê mua tài chính và thuê thiết bị, máy móc:

 Đối với một số dự án có yêu cầu đặc biệt, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh được thuê thiết bị, máy móc ở trong nước và ở ngồi nước để thực hiện dự án.

 Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên hợp doanh th mua tài chính thiết bị, máy móc cố định thì được miễn thuế nhập khẩu.

 Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên hợp doanh th thiết bị, máy móc để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện theo quy định sau:

 Chỉ được thuê thiết bị, máy móc chưa có dây chuyền cơng nghệ đăng ký tại giải trình kinh tế - kỹ thuật, cũng như khn mẫu và phụ tùng đi kèm để sản xuất trong một thời gian nhất định;

 Thiết bị, máy móc thuê từ nước ngoài phải tái xuất khẩu khi hết hạn thuê.

b. Vấn đề góp vốn bằng cơng nghệ và chuyển giao cơng nghệ:

Yêu cầu của công nghệ chuyển giao:

 Công nghệ tạo ra sản phẩm mới và cần thiết tại Việt Nam hoặc sản xuất hàng xuất khẩu.

 Nâng cao tính năng kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất.

 Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Lưu ý

 Nghiêm cấm chuyển giao cơng nghệ có ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, trật tự công cộng và an tồn lao động.

 Việc chuyển giao cơng nghệ ở các doanh nghiệp có vốn FDI phải có hợp đồng chuyển giao cơng nghệ.

Vấn đề vốn góp bằng cơng nghệ:

 Việc chuyển giao cơng nghệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các bên hợp doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao cơng nghệ.

 Giá trị cơng nghệ chuyển giao dùng để góp vốn cho các bên thỏa thuận và trong mọi trường hợp không vượt quá 20% vốn pháp định.Bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình cơng nghệ, dịch vụ kỹ thuật….dùng để góp vốn được miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao cơng nghệ.

 Khi góp vốn bằng cơng nghệ, nhà đầu tư phải lập hồ sơ chuyển giao công nghệ. Hồ sơ chuyển giao công nghệ được gửi kèm theo hồ sơ dự án xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và phải có các tài liệu liên quan đến sở hữu công nghiệp, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và các văn bản xác nhận về tính năng kỹ thuật, nguyên tắc thỏa thuận giá trị công nghệ của các bên liên doanh.

Việc góp vốn bằng cơng nghệ phải được Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư sau khi việc góp vốn bằng cơng nghệ được chuẩn y.

Đối với dự án thuộc các danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư phải giải trình trong hồ sơ xin cấp giấy đầu tư các đánh giá tác động môi trường của dự án với các nội dung theo mẫu do Bộ Khoa học và Cơng nghệ ban hành.

3.4 Thẩm định về tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Việt Nam:

Trường hợp bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, việc thẩm định dự án cần lưu ý các vấn đề sau:

 Xem xét tính hợp lý của việc sử dụng đất (diện tích, tiến độ sử dụng) theo cam kết của các chủ đầu tư tại Đơn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp và Giải trình kinh tế - kỹ thuật. Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất phải hoàn thành thủ tục thuê đất và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định của Bộ tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần thỏa thuận trước với bên nước ngồi về giá trị chi phí đền bù giải tỏa,

 Việc xem xét phương án đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với quy định của điều 56 luật đầu tư và chi tiết thi hành luật đất đai.

Ngồi ra có thể xem xét những truong hợp sau đây:

 Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thu xếp trước được nguồn kinh phí thì có thể thỏa thuận với chủ đầu tư nước ngoài về việc chủ đầu tư có thể ứng trước chi phí cần thiết. Chi phí này được tính vào vốn đầu tư của dự án.

 Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu xếp được nguồn kinh phí thì chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng hoặc được chủ đầu tư hoàn trả riêng hoặc được tính gộp vào giá cho thuê đất.

 Bên Việt Nam góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, thì tài sản đó phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý bên Việt Nam định giá trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm vốn góp và được các bên chấp nhận. Tài sản góp vốn nếu thuộc nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì Bên Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.

I.1.5 Vấn đề điền chỉnh các dự án FDI:

1. Khái niệm về điều chỉnh dự án đầu tư:

Điều chỉnh dự án FDI là việc thay đổi nội dung có liên quan đến hoạt động quy định trong giấy chứng nhận đầu tư như: mục tiêu, quy mơ, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn hoạt động củ dự án.

Nơi nào tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư thì nơi đó tiếp nhận điều chỉnh dự án.

2. Các hình thức điều chỉnh dự án:có 3 hình thức điều chỉnh sau đây:

a/ Không phải đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh:

Là các dự án không điều chỉnh về mục tiêu, quy mô, địa điểm và chỉ điều chỉnh vốn, nhưng sau khi điều chỉnh vốn thì quy mơ vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam.

b/ Đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư:

Là các dự án đầu tư có điều chỉnh về mục tiêu, quy mơ, địa điểm, vốn và thời hạn, nhưng sau khi điều chỉnh vốn thì quy mơ vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và dự án thuộc nhóm lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Hồ sơ đăng ký điều chỉnh gồm :

 Văn bản đăng ký chứng nhận những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư

 Bản sao giấy chứng nhận đầu tư, bản sửa đổi bổ dung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp.

c/ Thẩm tra điền chỉnh dự án

 “Thẩm tra” là việc làm của tư vấn này đối với sản phẩm của tư vấn khác thực hiện (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi; hồ sơ thiết kế – dự tốn cơng trình…) thơng qua hợp đồng với chủ đầu tư – trường hợp này thuộc loại hợp đồng tư vấn đầu tư – xây dựng. Việc “thẩm tra” được thông qua các biện pháp nghiệp vụ – chun mơn như tính tốn phân tích kinh tế - tài chính của dự án, tính tốn thiết kế kết cấu nếu phát hiện tư vấn thiết kế có sai sót, kiểm tra tính tốn các khối lượng cơng việc do các tổ chức tư vấn khác lập trong hồ sơ thiết kế, kiểm tra việc áp dụng hoặc vận dụng định mức, đơn giá dự tốn cơng trình… Chi phí thẩm tra dược xác định theo quy định của nhà nước để tham khảo khi xác định giá hợp đồng tư vấn.

 Dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh gồm các dự án mà sau khi điều chịnh về mục tiêu, quy mơ, địa điểm, vốn, hình thức, thời hạn, dự án đó phải thuộc các trường hợp sau:

o Dự án thuộc diện thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư.

o Dự án đầu tư trong nước mà sau khi điều chỉnh, dự án đó thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Hồ sơ thẩm tra điều chỉnh gồm:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đầu tư QUỐC tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w