Điều chỉnh giấy đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đầu tư QUỐC tế (Trang 48)

I 1.4 Giai đoạn thẩm tra dự án đầu tư có vốn nước ngồi

3. Điều chỉnh giấy đầu tư ra nước ngoài

a.Vấn đề điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, nếu nhà dầu tư có yêu cầu điều chỉnh hoạt động của dự án ở nước ngoài như điều chỉnh mục tiêu, quy mô, đối tác, địa bàn, ngành nghề kinh doanh… thì chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh điều kiện thuận lợi và hợp pháp trong vấn đề giao dịch thương mại, tài chính, chuyển tiền, chuyển dịch lao động… giữa trong và ngoài nước.

b.Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ở dự án thuộc diện đăng kí:

 Hồ sơ điều chỉnh gồm 3 bộ trong đó có 1 bộ gốc, mỗi bộ bao gồm các giấy tờ:

 Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

 Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lí đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đâu tư).

 Bản sao có cơng chứng Giấy chứng nhận đầu tư.

 Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc Đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty TNHH hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty Cổ phần hoặc hợp tác trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.

c.Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ở dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư:

 Hồ sơ điều chỉnh bao gồm 6 bộ, trong đó có 1 bộ gốc, mỗi bộ bao gồm các giấy tờ:

 Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

 Hợp đông chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lí của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư).

 Bản sao có cơng chứng Giấy chứng nhận đầu tư.

 Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đê nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.

4 Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

Cả dự án đăng kí đầu tư, dự án xin thẩm tra cấp giấy chứng nhận dầu tư, lẫn các dự án có yêu cầu điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ tại một đầu mối duy nhất cho đến thời điểm hiện nay (9/2008) là văn phịng cục đầu tư nước ngồi, thuộc bộ Kế hoạch đầu tư, địa chỉ:

Phòng 101 Nhà D số 2, Hoàng Văn Thụ- Hà Nội. Điện thoại: 0804.8461/ 08048120- Fax: 047343769

Dự kiến trong tương lai Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ phân quyền cho UBND tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư ra nước ngồi.

II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐẦU TƯ FDI TAI VIỆT NAM:

II.1 Khái quát chung về các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:

1.Tổng quan về tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam:

Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) những năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, ĐTNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển.

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.

Với bối cảnh trong nước như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện cơng cuộc “đổi mới” tồn diện, trong đó có việc hồn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành cơng của sự nghiệp ĐỔI MỚI trong chặng đường vừa qua.

Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi

tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới.

Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngồi (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thơng thống, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng khơng ngừng được mở rộng và hồn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà khơng có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.

Từ thực tiễn thu hút ĐTNN những năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong những năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.

Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.

Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát.

Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động ĐTNN ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp ĐTNN đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,…được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện mơi trường đầu tư-kinh doanh của địa phương.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý hoạt động ĐTNN, từ thẩm định cấp GCNĐT đến hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợ các địa phương từ việc tổ chức hội nghị, hội thảo vận động xúc tiến, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư, ban hành văn bản hướng dẫn về ĐTNN tại địa bàn,…. đưa hoạt động quản lý ĐTNN ở các địa phương đi vào nề nếp. Mơ hình “một cửa, liên thơng”, cách làm “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” tiếp tục xuất hiện và có tác động lan toả rộng khắp trong cả nước, đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN vào Việt Nam.

Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam, góp phần xác định vai trị quan trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa-hiện đại hố (CNH-HĐH) đất nước ta.

2. Số vốn đăng ký và tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:

Trong năm 2012 mặc dù Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi vẫn tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.

 Tính lũy kế đến 15/12/2012, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 14.489 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 213,6 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 13,6% tổng vốn đăng ký, tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.

 Tính từ 1/1/2012 đến 15/12/2012, cả nước có 1.100 dự án ĐTNN mới được cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư (GCNĐT) và 435 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 13,01 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011. Vốn thực hiện đạt 10,46 tỷ USD, bằng 95,1% năm 2011.

 Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Biểu đồ tình hình cấp chứng nhận đầu tư tại Việt Nam có sự biến động (xem tại Phụ lục).

 Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN cịn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.

 Trong thời kỳ 1991-1995, vốn ĐTNN đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế- xã hội đất nước. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân cơng rẻ, thị trường mới, vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.

 Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mơ vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kơng).

 Từ năm 2000 đến 2003, dịng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21%

so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

 Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ [2], vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm 2001-2005, vốn ĐTNN cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mơ vừa và nhỏ. Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn ĐTNN vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN đầu tư QUỐC tế (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w