I 1.4 Giai đoạn thẩm tra dự án đầu tư có vốn nước ngồi
7. Thanh lý dự án đầu tư
Trong quá trình hoạt động đầu tư nếu dự án đầu tư chấm dứt theo các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 65 của Luật đầu tư thì nhà đầu tư thơng báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư, làm thủ tục thanh lý dự án đầu tư và nộp lại Giấy chứng nhận đầu tư.
Thủ tục thanh lý dự án đầu tư như sau:
Trường hợp thanh lý dự án đầu tư mà không gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì việc thanh ký thực hiện theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng.
Trường hợp thanh lý gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục giải thể tổ chức kinh tế theo Quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Thời hạn thanh lý dự án đầu tư không quá 6 tháng kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư, trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thời hạn thanh lý dự án đầu tư được léo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Sau khi kết thúc việc thanh lý, nhà đầu tư phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.
Trường hợp các nhà đầu tư trong tổ chức kinh tế có tranh chấp dẫn tới không thực hiện được việc thanh lý dự án đầu tư trong thời hạn quy định thì tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tịa án, trọng tài theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu tổ chức kinh tế khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ thì việc thanh lý sẽ chấm dứt và được xử lý theo pháp luật về phá sản.
I.2 Tổ chức triển khai dự án đầu tư FDI ra nước ngoài:
I.2.1 Điều kiện đầu tư ra nước ngồi:
Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (sau đây gọi là dự án đầu tư).
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Việt Nam.
Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lí và vốn nhà nước đối với các trường hợp sử dụng vốn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Được bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư.
I.2.2 Đối tượng đầu tư ra nứơc ngoài:
Như ở phần trước đã đề cập theo luật đầu tư thì những đối tượng sau đây đều đã có thể đầu tư ra nước ngồi:
Cơng ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp.
Doanh nghiệp được thành lập theo luật Nhà nước chưa đăng kí lại theo Luật Doanh Nghiệp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được thành lập theo luật nước ngồi chưa đăng kí lại theo Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tư.
Doanh nghiệp thuộc tổ chức Chính trị, tổ chức Chính trị- Xã hội chưa đăng kí lại theo Luật Doanh Nghiệp.
Hợp tác xã, liên hợp tác xã được thành lập theo luật
Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi.
Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam.
I.2.3 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
1. Đối với những dự án thuộc diện đăng kí đầu tư:
a. Đối với những dự án thuộc diện đăng kí đầu tư: để được cấp giấy chứng
nhận đầu tư là những dự án đầu tư nước ngồi có số vốn đầu tư dưới 15 tỷ VNĐ.
b. Hồ sơ dự án đầu tư:
Văn bản đăng kí dự án đầu tư.
Bản sao có cơng chứng của : giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc quyết định
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có giá trị tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân Việt Nam, hoặc Giấy phép đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được cấp phép đầu tư trước ngày 1 tháng 7 năm 2006 nhưng khơng đăng kí lại theo Luật Đầu Tư, Luật Doanh Nghiệp.
Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
Văn bản đồng ý của hội đồng thành viên hoặc Hội đồng Quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty TNHH hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc Hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và hợp tác xã. c. Số lượng bộ hồ sơ cần nộp: 3 bộ trong đó có 1 bộ gốc
d. Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư: Tối đa là 15 ngày kể từ ngày nộp
hồ sơ đăng kí đầu tư ra nước ngồi hợp lệ.
2. Đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện thẩm tra:
a) Những dự án thuộc diện thẩm tra: là những dự án đầu tư ra nước ngồi có số vốn đầu tư ra nước ngồi có số vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên. b) Hồ sơ dự án đầu tư:
Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đàu tư.
Bản sao có cơng chứng của Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoặc giấy đăng kí kinh doanh hoặc quyết định thành lập hoặc giấy tờ có gia trị pháp lí tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức
Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư, địa điểm đầu tư, quy mô vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có), việc sử dụng nguyên liệu từ Viêt Nam(nếu có), tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Hợp đồng hoặc bán thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc cùng hợp tác đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
Văn bản đồng ý của Hội đông thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài đối với nhà đầu tư là Công ty TNHH hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
c) Số lượng hồ sơ cần nộp: 8 bộ trong đó có 1 bộ gốc.
d) Nội dung thẩm tra đầu tư:
Có 4 nội dung mà các cơ quan quản lí Nhà nước tra kĩ các dự án đầu tư ra nước ngoài:
Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Tư cách pháp lí của nhà đầu tư.
Tính hợp pháp của vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
e) Thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư có văn bản lấy ý kiến kèm theo hồ sơ gửi các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được hỏi tiến hành thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư và có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước được phân cơng.
Đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chinh phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự án đầu tư váy kiến bằng văn bản của các cơ quan có lien quan để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với các dự án đầu tư khơng cần Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Giấy chứng nhận đầu tư được sao gửi Bộ tài chính, Bộ thương mại, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lí ngành Kinh tế- Kỹ thuật, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính.
Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp nhận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thơng báo và nêu rõ lí do với nhà đầu tư.
3 Điều chỉnh giấy đầu tư ra nước ngoài:
a.Vấn đề điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, nếu nhà dầu tư có yêu cầu điều chỉnh hoạt động của dự án ở nước ngoài như điều chỉnh mục tiêu, quy mô, đối tác, địa bàn, ngành nghề kinh doanh… thì chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục điều chỉnh điều kiện thuận lợi và hợp pháp trong vấn đề giao dịch thương mại, tài chính, chuyển tiền, chuyển dịch lao động… giữa trong và ngoài nước.
b.Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ở dự án thuộc diện đăng kí:
Hồ sơ điều chỉnh gồm 3 bộ trong đó có 1 bộ gốc, mỗi bộ bao gồm các giấy tờ:
Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lí đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đâu tư).
Bản sao có cơng chứng Giấy chứng nhận đầu tư.
Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc Đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngồi đối với nhà đầu tư là Cơng ty TNHH hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty Cổ phần hoặc hợp tác trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
c.Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ở dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư:
Hồ sơ điều chỉnh bao gồm 6 bộ, trong đó có 1 bộ gốc, mỗi bộ bao gồm các giấy tờ:
Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
Hợp đông chuyển nhượng vốn đầu tư và hồ sơ pháp lí của đối tác mới tham gia dự án đầu tư (nếu có chuyển nhượng vốn đầu tư).
Bản sao có cơng chứng Giấy chứng nhận đầu tư.
Báo cáo tình hình hoạt động của dự án đầu tư cho đến thời điểm nhà đầu tư có văn bản đê nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
4 Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Cả dự án đăng kí đầu tư, dự án xin thẩm tra cấp giấy chứng nhận dầu tư, lẫn các dự án có yêu cầu điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Nhà đầu tư phải nộp hồ sơ tại một đầu mối duy nhất cho đến thời điểm hiện nay (9/2008) là văn phòng cục đầu tư nước ngồi, thuộc bộ Kế hoạch đầu tư, địa chỉ:
Phịng 101 Nhà D số 2, Hoàng Văn Thụ- Hà Nội. Điện thoại: 0804.8461/ 08048120- Fax: 047343769
Dự kiến trong tương lai Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ phân quyền cho UBND tỉnh, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư ra nước ngoài.
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐẦU TƯ FDI TAI VIỆT NAM:
II.1 Khái quát chung về các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam:
1.Tổng quan về tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam:
Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) những năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, ĐTNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển.
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
Với bối cảnh trong nước như vậy, để khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng ta đã chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện cơng cuộc “đổi mới” tồn diện, trong đó có việc hồn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành bộ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương, đường lối mở cửa nền kinh tế của Đảng, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp ĐỔI MỚI trong chặng đường vừa qua.
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi
tiết hoá các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại; góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Kể từ khi ban hành năm 1987 đến nay, Luật ĐTNN đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000; cùng với các văn bản dưới Luật đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là một đạo luật thơng thống, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế. Pháp luật ĐTNN và các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN được ban hành đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho các hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, khung pháp lý song phương và đa phương liên quan đến ĐTNN cũng khơng ngừng được mở rộng và hồn thiện với việc nước ta đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, ngay trong điều kiện cơ chế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, các nhà ĐTNN vẫn có thể tiến hành các hoạt động đầu tư thuận lợi ở Việt Nam mà khơng có sự khác biệt đáng kể so với một số nước có kinh tế thị trường truyền thống.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngồi và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có