Tóm tắt chương 2
Chương này trình bày các khái niệm, nghiên cứu và các thuyết liên quan đến lãnh đạo, sự thỏa mãn trong công việc. Từ cơ sở vừa nêu trên, nghiên cứu đã xây dựng mơ hình lý thuyết nghiên cứu: ảnh hưởng của lãnh đạo tạo sự thay đổi đến sự thỏa mãn. Các thành phần của lãnh đạo tạo sự thay đổi: hấp dẫn bằng phẩm chất (IA), hấp dẫn bằng hành vi (IB), truyền cảm hứng (IM), kích thích sự thơng minh (IS), quan tâm cá nhân (IC).
H1+ + H2+ H3+ H4+ H5+ Hấp dẫn bằng phẩm chất Hấp dẫn bằng hành vi Truyền cảm hứng Kích thích sự thơng minh Quan tâm cá nhân Sự thỏa mãn trong công việc của công chức
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, luận văn trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Ngồi ra, đề tài còn thiết kế cho nghiên cứu sơ
bộđểđiều chỉnh thang đo và xây dựng bảng khảo sát chính thức. Hơn nữa, phương
pháp chọn chọn mẫu và kĩ thuật xử lý dữ liệu trong nghiên cứu chính thức cũng
được đề cập trong chương này.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình qua sơ đồ:
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Nghiên cứu định tính Định lượng sơ bộ (n =130)
Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến
- tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha
EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm
phương sai trích Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n = 155) Xác định vấn đề nghiên cứu
CFA: (1) Kiểm tra độ tin cậy tổng hợp, (2) Giá trị hội tụ, (3) giá trị riêng biệt SEM: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và định lượng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộđịnh tính: Từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn tổng hợp cơ sở
lý thuyết (lý thuyết lãnh đạo tạo sự thay đổi, khái niệm nghiên cứu và các nghiên cứu trước) có liên quan. Trên cơ sở đó, mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết và biến quan sát đo lường thang đo của các khái niệm nghiên cứu được hình thành. Thang đo của các khái niệm nghiên cứu ở giai đoạn này gọi là thang đo nháp 1. Thông qua phương pháp bằng hình thức thảo luận nhóm, mơ hình nghiên cứu được đánh giá để chuẩn hố mơ hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn được ghi nhận, phát triển và điều chỉnh trở thành thang đo nháp 2 để hỗ trợ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Thang đo nháp 2 được dùng để phỏng vấn thử
với mẫu 130 công chức theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sơ bộ định lượng nhằm đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau bước này, thang đo được hồn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
Nghiên cứu chính thức:
Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực tiếp khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia. Mục đích của phương pháp này đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình và kiểm định giả thuyết nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu và tiến độ thực hiện được thể hiện trong Hình 3.1 và Bảng 3.1:
Bảng 3. 1.Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu
Bước Giai đoạn Phương pháp Kĩ thuật thu thập dữ liệu Cỡ mẫu Địa điểm
1 Nghiên cứu sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm n = 9 Chi Cục thuế Nha Trang Định lượng
sơ bộ Gửi bảng hỏi trực tiếp n = 130
2 cứu chính Nghiên thức
Định lượng
chính thức Gửi bảng hỏi trực tiếp n = 155
Nguồn: Đề xuất của tác giả
3.2. Phương pháp nghiên cứu3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính
Dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập, nghiên cứu đưa ra các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Tuy nhiên, thang đo cần được điều chỉnh để cho phù hợp tại không gian nghiên cứu. Phương pháp này chủ yếu tham khảo ý kiến của chuyên gia để điều chỉnh bảng câu hỏi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phương pháp thảo luận nhóm: Đối tượng phỏng vấn là 9 công chức đang làm việc tại Chi Cục thuế Nha Trang. Trong buổi phỏng vấn, tác giả đã đưa ra các câu hỏi đóng xoay quanh các thành phần của lãnh đạo tạo sự thay đổi: hấp dẫn bằng phẩm chất, hấp dẫn bằng hành vi, truyền cảm hứng, kích thích sự thơng minh, quan tâm cá nhân; sự thỏa mãn công việc. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khám phá các ý tưởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh bảng câu hỏi, xây dựng bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát định lượng.
Kết quả nghiên cứu định tính: Kết quả thảo luận nhóm cho thấy đa số đều đồng ý các yếu tố trên có mối quan hệ với nhau, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung câu hỏi.
Các thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng các thành phần của lãnh đạo tạo sự thay đổi, sự thỏa mãn trong công việc của tổ chức mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng. Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngơn ngữ, bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.
Quy trình nghiên cứu định tính (phương pháp thảo luận nhóm)