.1 Xác định các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 43 - 47)

Tên biến Ký hiệu Cơng thức tính Dấu kỳ

vọng Mức trả cổ tức

tiền mặt DYIELD

Cổ tức tiền mặt/ Giá cổ phiếu ở thời điểm cuối năm tài chính.

Biến phụ thuộc Quyết định trả

cổ tức DECPAY

Biến giả, nhận giá trị bằng một khi cơng ty có trả cổ tức, ngược lại sẽ có giá trị bằng khơng.

Biến phụ thuộc

35 Sở hữu cổ đông

nhà nước STATE

Số cổ phần sở hữu của cổ đông nhà nước/ Tổng số cổ phần của công ty (ở thời điểm cuối năm).

(+)

Sở hữu cổ đơng nước ngồi

FOREIGN

Số cổ phần sở hữu của cổ đơng nước ngồi (tổ chức + cá nhân) /Tổng số cổ phần của công ty (ở thời điểm cuối năm).

(+/-)

Sở hữu cổ đông

quản lý MAN

Số cổ phần sở hữu bởi ban giám đốc, kế toán trưởng (kể cả phần đại diện của thành viên này)/ Tổng số cổ phần của công ty (ở thời điểm cuối năm).

(-)

Sở hữu cổ đông

tổ chức INST

Số cổ phần sở hữu của cổ đơng tổ chức có sở hữu từ 5% trở lên /Tổng số cổ phần của công ty (ở cuối năm).

(+)

Cơ hội tăng

trưởng INVEST

(Giá trị sổ sách tài sản năm nay – Giá trị sổ sách tài sản năm trước)/Giá trị sổ sách tài sản năm trước

(-)

Qui mô công ty SIZE Ln(tổng tài sản) (+)

Tỷ lệ nợ DEBT Tổng nợ/Tổng tài sản (giá trị sổ sách) (-) Rủi ro kinh

doanh

RISK Độ lệch chuẩn từ năm t-2 đến năm t của EBIT/Tổng tài sản, (t là năm trả cổ tức).

(-) Khả năng sinh

lợi ROA

Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông/Tổng tài sản (giá trị sổ sách)

(+)

Lượng tiền mặt CASH Tiền mặt và các khoản tương đương

tiền/ Tổng tài sản (giá trị sổ sách) (+) Cấu trúc tài sản

(biến công cụ kiểm tra vấn đề nội sinh)

TANG

Tài sản cố định hữu hình/ Tổng tài sản (giá trị sổ sách ở thời điểm cuối năm tài chính)

36

3.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến là các công ty niêm yết trên sàn HOSE, bởi vì:

 Các cơng ty niêm yết trên HOSE là những công ty cổ phần có quy mơ lớn (có vốn điều lệ tối thiểu 80 tỷ đồng), hoạt động theo qui chuẩn hơn nên đề tài chọn các công ty này để đại diện cho các công ty Việt Nam.

 Việc công bố thông tin của các công ty niêm yết trên HOSE đầy đủ, thường xuyên hơn so với các công ty niêm yết trên sàn HNX nên có thể thu thập được dữ liệu.

3.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Như đã trình bày ở phần giới thiệu tổng quan của đề tài, đề tài chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng của các loại cổ đơng lên chính sách cổ tức tiền mặt của các cơng ty niêm yết trên HOSE. Bởi vì ở thị trường Việt Nam rất khó để phân biệt khi nào cơng ty dùng cổ phiếu dưới hình thức cổ tức, cổ phiếu thưởng hoặc cổ phiếu tách để trả cho cổ đông. Cổ phiếu dạng cổ tức được trích từ lợi nhuận công ty ở năm tài chính; cổ phiếu thưởng được trích từ nguồn thặng dư vốn, lợi nhuận để lại của các năm trước hoặc các quỹ đã trích trước; cổ phiếu tách được tách từ cổ phiếu gốc. Hơn nữa, cổ phiếu thưởng không thực hiện liên tục (bất thường) và không xác định từ nguồn lợi nhuận hoặc thặng dư vốn của năm tài chính nào, làm cho dữ liệu nghiên cứu bị lệch giữa các năm. Vì vậy, đề tài chỉ tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức tiền mặt của các công ty trên HOSE. 3.4.3 Mẫu nghiên cứu

Theo mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được chọn theo những tiêu chuẩn dưới đây:

 Các công ty sáp nhập sẽ được loại trừ ra khỏi mẫu vì điều này sẽ thay đổi lớn đến cơ cấu sở hữu của cổ đơng và các chính sách quản trị trong cơng ty.

 Các cơng ty tài chính cũng sẽ được loại ra khỏi mẫu vì cơ chế hoạt động và chế độ kế tốn của những tổ chức này có khác biệt đáng kể so với các công ty phi tài chính.

 Dữ liệu của các công ty phi tài chính (dữ liệu kế tốn, dữ liệu sở hữu, dữ liệu cổ tức) được cơng bố cơng khai và có thể thu thập được.

37

 Loại trừ những quan sát của các cơng ty có trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc vừa tiền mặt và vừa cổ phiếu ra khỏi mẫu nghiên cứu. Trong mẫu nghiên cứu ban đầu cũng loại trừ những mẫu quan sát có lợi nhuận âm. Theo qui luật thông thường, những công ty thua lỗ thì sẽ khơng trả cổ tức cho cổ đơng, trường hợp có trả cổ tức cho cổ đơng cũng chỉ là những trường hợp ngoại lệ.

3.4.4 Dữ liệu nghiên cứu

Theo mơ hình nghiên cứu và cách tính dữ liệu nghiên cứu trình bày ở phần trên, dữ liệu nghiên cứu của các biến nghiên cứu được thu thập từ năm 2007 đến 2012. Riêng dữ liệu của biến rủi ro kinh doanh (RISK) được tính bằng độ lệch chuẩn từ năm t-2 đến năm t của EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản, những dữ liệu này sẽ được thu thập từ năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập chủ yếu qua website của Sở giao dịch chứng khốn Tp.Hồ Chí Minh; website của một số công ty chứng khoán thành viên và website của các công ty niêm yết. Cụ thể, các dữ liệu kế toán được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của các cơng ty, được tải từ các trang web trên; dữ liệu sở hữu của cổ đông được lấy thủ công từ báo cáo thường niên hằng năm của công ty; dữ liệu cổ tức được lấy thủ công từ website cophieu68.com.vn, cafef.vn và website của các công ty.

Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2007 đến 2012. Đề tài sử dụng cấu trúc dữ liệu bảng khơng cân bằng (unbalanced panel), bởi vì:

 Dữ liệu về sở hữu cổ đông, dữ liệu cổ tức ở một số năm của một số cơng ty khơng có, hoặc khơng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

 Đối tượng nghiên cứu mà đề tài muốn hướng đến là tất cả các cơng ty phi tài chính đang niêm yết trên HOSE. Các cơng ty này có thời gian niêm yết trên HOSE khác nhau (năm 2000 có 4 cơng ty niêm yết; 2006 có 86 cơng ty niêm yết; cuối năm 2012 đã có 314 cơng ty niêm yết). Các cơng ty niêm yết tăng dần qua các năm. Vì vậy, để có một cái nhìn tổng qt về các cơng ty trên sàn HOSE nên việc thu thập dữ liệu bảng khơng cân bằng là phù hợp nhất.

Vì vậy, đề tài sử dụng cấu trúc dữ liệu bảng không cân bằng là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề có một số năm cơng ty khơng có dữ liệu phù hợp và có cái nhìn

38

tổng quát hơn về thị trường. Do đó, mẫu cuối cùng gồm 219 cơng ty, số quan sát có dạng “cơng ty_năm” là 799 quan sát.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 43 - 47)