Xem: Khoản 9 Điều 36 Luật Hợp tác xã năm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 44 - 45)

đảm bảo cho hoạt động của hợp tác xã diễn ra bình thường. Giám đốc hợp tác xã có thể là thành viên hợp tác xã hoặc không. Trong trường hợp là thành viên hợp tác xã hoặc thành viên hội đồng quản trị thì giám đốc ngồi việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc còn phải thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của thành viên hợp tác xã hoặc thành viên hội đồng quản trị. Trong trường hợp, giám đốc (tổng giám đốc) không là thành viên của hợp tác xã, thành viên hội đồng quản trị thì giám đốc (tổng giám đốc) có các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Hợp tác xã năm 2012, song song đó giám đốc (tổng giám đốc) có thể được mời tham gia các cuộc họp của đại hội thành viên và cuộc hợp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Hợp tác xã 2012, thì giám đốc có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau: “a) Thực hiện kế hoạch hoạt động và điều hành các

công việc hàng ngày của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; b) Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; c) Ký kết các hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã uỷ quyền; d) Trình báo cáo tài chính hàng năm lên hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; e) Xây dựng phương án cơ cấu tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trình hội đồng quản trị quyết định; g) Tuyển dụng lao động theo thẩm quyền; h) Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về công việc được giao; i) Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác được quy định tại điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết của đại hội thành viên hoặc theo hợp đồng ký kết với hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”.

Những quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc (tổng giám đốc) trong Luật Hợp tác xã năm 2012 thì so với quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Hợp tác xã 2003 về nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc (tổng giám đốc) là tương tự nhau khơng có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2012 thì giám đốc (tổng giám đốc) cịn phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về những công việc được giao, quy định này không được quy định tại Luật Hợp tác xã 2003.

2.3.4 Ban kiểm soát (kiểm soát viên)

Ban kiểm soát (kiểm soát viên) được đại hội thành viên bầu trực tiếp từ những thành viên của hợp tác xã theo hình thức bỏ phiếu kín, số lượng ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng khơng q 7 người52. Ban kiểm sốt bắt buộc phải thành lập đối với các hợp tác xã có từ 50 thành viên trở lên. Đối với nhưng hợp tác xã,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w