Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hợp tác xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 59 - 61)

THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ

3.2.2 Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hợp tác xã

ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản quyết định cuối cùng về tên hợp tác xã. Trường hợp quyết định cuối cùng không đồng ý với tên hợp tác xã do hợp tác xã đề nghị, hợp tác xã phải lựa chọn tên khác.” Quy định về việc hỏi ý kiến này làm tốn thời

gian và lãng phí tiền bạc khơng cần thiết. Trong giai đoạn cải cách hành chính hiện nay, việc rút gọn thủ tục hành chính đang được tích cực thực hiện thì việc quy định như vậy là không phủ hợp chỉ nên quy định hợp tác xã đăng ký tên hợp tác xã tại cơ quan đăng ký kinh doanh và các thủ tục tiếp theo sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và đồng ý hay không đồng ý về tên của hợp tác xã.

Về điều kiện trở thành xã viên: Theo quy định tại Điều 17 Luật Hợp tác xã năm 2003

thì: “Cơng dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ,

có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã có thể trở thành xã viên.” Theo quy định này thì chỉ có cơng dân Việt Nam mới có thể trở

thành xã viên của hợp tác xã. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập việc tranh thủ hợp tác với các đối tác nước ngoài là cần thiết. Do đó, quy định này khơng cịn phù hợp đã gây khó khăn cho các hợp tác xã mà đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao. Thay vì quy định như vậy chúng ta có thể quy định khống chế mức tối đa mà người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã cũng như mức đóng góp vốn tối đa của họ.

3.2.2 Những hạn chế trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hợptác xã tác xã

Nhằm thúc đẩy cho loại hình kinh tế tập thể phát triển bền vững, trong đó có loại hình kinh tế hợp tác xã, nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với loại hình kinh tế tập thể. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện trên thực tế cịn gặp nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Về chính sách đất đai: Theo quy định của Nghị định 88/2005/NĐ-CP của Chính

phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã thì các hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy sản, làm muối có nhu cầu sử dụng đất là trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở dịch vụ phục vụ xã viên sản xuất được giao đất không thu tiền sử dụng đất và Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ quỹ đất của địa phương xem xét. Đây là quy định đúng đắn và phù hợp với điều kiện quy mơ nhỏ của loại hình hợp tác xã. Nhưng trên thực tế chính sách này khó có thể thực hiện vì quỹ đất của địa phương hiện nay hầu như khơng cịn hoặc đã cho thuê theo quy định của pháp luật. Đến năm 2012 cả nước còn trên 5.000 hợp tác xã nơng nghiệp (chiếm gần 70%) chưa có đất

để làm trụ sở làm việc.61 Đối với hợp tác xã phi nơng nghiệp “được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất hàng năm theo quy định của pháp luật”. Vấn đề này khó thực hiện vì giá đất q cao so với khả năng vốn của hợp tác xã.

Để giải quyết vấn đề đất đai của hợp tác xã Người viết thiết nghĩ rằng các địa phương cần có những giải pháp thiết thực để thực hiện những chính sách ưu đãi về đất đai đối với loại hình kinh tế hợp tác xã. Cần khuyến khích và tạo điều kiện để cho các thành viên hợp tác xã có thể thực hiện chính sách “dồn điền, đổi thửa” để tập trung ruộng đất trong hoạt động sản xuất đối với các hợp tác xã nông nghiệp. Đối với các hợp tác xã phi nơng nghiệp ngồi việc chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nước các thành viên của hợp tác xã nên giải quyết vấn đề về đất đai của chính mình như đóng góp các quyền sử dụng đất của các nhân vào hợp tác xã dưới hình thức góp vốn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp được giao đất những việc thực hiện các dự án hầu như không thực hiện hoặc việc thực hiện là rất chậm. Vì vậy, đối với các dự án này nhà nước cần phải thu hồi dự án, thu hồi những phần đất đã giao từ đó tạo ra một quỹ đất cơng dồi dào hơn và có thể thực hiện các chính sách về đất đai với loại hình hợp tác xã trên thực tế.

Về lĩnh vực thuế: Chính sách thuế nói chung là hợp lý nhưng việc quy định chính

sách ưu đãi chung đối với tất cả các loại hình hợp tác xã là chưa hợp lý, không rõ ràng đã dẫn đến sự lợi dụng danh nghĩa hợp tác xã, trá hình hợp tác xã để hưởng chính sách ưu đãi. Hiện nay, việc thu thuế thu nhập đối với hợp tác xã vẫn mang tính “lợi cho ngành thuế là chính”62, thuế thu nhập không được thu theo phương án sản xuất kinh doanh của mà được thu theo từng năm, cơ quan thuế ấn định theo cảm tính mức tạm thu và buộc hợp tác xã nộp. Cuối năm quyết toán nếu thuế sẽ nộp thêm và dư thì được trả lại. Đối với hợp tác xã nguồn vốn hạn hẹp thì điều này sẽ gây ra khơng ít khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, cơ quan thuế có thể tiến hành thu thuế theo từng tháng hay tuần quý hoặc cuối năm sau khi quyết toán hợp tác xã sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế luôn như vậy sẽ giúp hợp tác xã tranh thủ được nguồn vốn tái sản xuất.

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; và hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân được áp dụng thuế suất 20%. Tuy nhiên, kể từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, các hợp tác

61 Lê Xuân Thủy, Hình thành đồng bộ các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hợp tác xã nơng nghiệp pháp triển, cóthể truy cập tại http://socencoop.org.vn/category/tai-lieu-ve-htx/ [ truy cập ngày 03/5/2013] thể truy cập tại http://socencoop.org.vn/category/tai-lieu-ve-htx/ [ truy cập ngày 03/5/2013]

62 Hoàng Văn Dụ, Một số bất cập trong cơ chế, chính sách phát triển kinh tế hợp tác và những đề xuất, có thể truy cập tại http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/90/1685/Chitiet.html [truy cập ngày 04/5/2013] cập tại http://tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/90/1685/Chitiet.html [truy cập ngày 04/5/2013]

xã nơng nghiệp đã chuyển từ mơ hình sản xuất tập trung sang mơ hình cung ứng dịch vụ đầu vào và đầu ra cho xã viên, phần lớn hợp tác xã khơng cịn trực tiếp trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nên khơng có thu nhập phát sinh từ các hoạt động này. Do vậy, chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với với phần thu nhập từ trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản khơng có tác dụng đối với hợp tác xã.63

Về chính sách tín dụng: Nghị định số 41//2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính

sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cũng như Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm thất thốt sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Chính phủ. Các quyết định này đã mở ra cơ chế, chính sách ưu đãi cho các hợp tác xã ở khu vực nông thôn được vay vốn ngân hàng đến 500 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản mà chỉ bằng tín chấp theo đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là khi tổ chức, cá nhân có đủ tư cách pháp nhân và có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả là được tiếp cận với nguồn vốn này. Tuy vậy, để có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi với các hợp tác xã vào thời điểm này là rất khó. Bởi lẽ, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể thì trình độ quản lý kinh tế của các hợp tác xã trên cả nước vẫn cịn yếu. Chủ nhiệm, kế tốn của các hợp tác xã hầu như chưa qua đào tạo cơ bản, phần lớn mới tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế hợp tác xã. Do vậy, chưa khai thác được thế mạnh về nguyên liệu, vốn, thị trường để phục vụ sản xuất, kinh doanh, cũng như tận dụng các chính sách về tín dụng của nhà nước. Theo thống kê giữa năm 2008 của Liên minh hợp tác xã Việt Nam có tới 76% các Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp ở Đông Nam bộ mới chỉ tốt nghiệp cấp 2, tỷ lệ này còn cao hơn ở các tỉnh Đồng bằng sông cửu long (gần 90%), số Chủ nhiệm hợp tác xã có trình độ Trung học trở lên chỉ chiếm khoảng 20% tổng số cán bộ lãnh đạo các hợp tác xã nông nghiệp trong vùng.64

Để giải quyết vấn đề về vốn đối với hợp tác xã cần có những biệt pháp đồng bộ. Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi về vốn vay đối với loại hình hợp tác xã cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cho vay cũng như hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện cơ cấu của hợp tác xã và tạo điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục vay vốn đối với các hợp tác xã. Cần có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w