5. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện điều tra hiện trạng, đánh giá
3.2.2.2. Tác động không liên quan đến chất thải
♦ Tác động môi trường do tiếng ồn
Theo số liệu khảo sát, mức ồn hiện nay tại khu vực dự án nằm trong khoảng 57- 66dBA.
Trong giai đoạn xây dựng, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ
Các thiết bị cơ giới công trình
Các phương tiện vận tải (vận chuyển các loại nguyên vật liệu xây dựng …)
Máy phát điện
Công tác đất, xây dựng các công trình, chuyên chở, lắp đặt thiết bị … có sự tham gia của các loại thiết bị khác nhau như xe ủi, xe kéo, máy san, xe tải … Tiếng ồn từ các thiết bị này có thể lên đến 90dBA khi đo ở khoảng cách 15m. Nếu các thiết bị này cùng hoạt động thì mức ồn sẽ tăng lên, 6 thiết bị cùng hoạt động sẽ tạo ra mức ồn tổng cộng 97-98 dBA.
Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ lượng xe đi vào Khu Dự án Ngôi nhà Sài Gòn – Sài Gòn House. Đó là tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe, tiếng ồn từ ống xả khói, tiếng ồn do đóng cửa xe, tiếng rít phanh. Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau.
Bảng 3.6. Mức ồn của các loại xe cơ giới
Loại xe Tiếng ồn (dB)
Xe du lịch 77
Xe thể thao 91
Xe vận tải 93
Xe mô tô 4 thì 94
Xe mô tô 2 thì 80
Nguồn: Bảo vệ môi trường - Lê Vân Trình - Viện nghiên cứu khoa học
kỹ thuật bảo hộ lao động, 2002
Nguồn ô nhiễm loại này không lớn và khó kiểm soát, tuy nhiên lại chỉ có tác động cục bộ (quanh khu vực cổng vào và bãi giữ xe của Khu Dự án).
Tiếng ồn nếu không được kiểm soát chặc chẽ sẽ gây các tác hại đến sức khỏe của người dân sống ở khu vực xung quanh và người dân sống trong khu căn hộ. Tác hại của tiếng ồn có thể kể đến như sau:
• Tiếp xúc với tiếng ồn lâu ngày có thể làm con người căng thẳng, dẫn đến một
số vấn đề liên quan đến sức khỏe bao gồm: tim mạch, dạ dày, hệ thần kinh…
• Người tiếp xúc tiếng ồn ở mức độ lớn sẽ bị bệnh giảm thính lực, bệnh này
gây khó khăn cho quá trình giao tiếp nên rất dễ cảm thấy bị bỏ rơi và bị cô lập
Tuy nhiên, các nguồn ồn này có thể dễ dàng khống chế bằng các biện pháp kỹ
thuật.
Mức ồn từ máy phát điện
Nguồn ồn này chỉ có tính chất tạm thời vì máy phát điện chỉ được sử dụng khi bị cúp điện từ mạng điện quốc gia. Theo FHA, tiếng ồn do hoạt động của máy phát điện thường không vượt quá 82 dBA ở khoảng cách 15m (không có vật che chắn).
Bảng 3.7.Mức ồn từ các thiết bị thi công
Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn 1,5 m
Khoảng giá trị Giá trị cực đại
Máy khoan đá 87,0(1) 87,0
Máy đầm nén (xe lu) 72,0 - 74,0(2) 74,0
Máy kéo 77,0 - 96,0(2) 96,0 Máy lát đường 87,0 - 88,5(2) 88,5 Máy trộn bêtông 75,0-88,0(2) 88,0 Bơm bêtông 80,0 – 83,0(2) 83,0 Máy đập bêtông 85,0(1) 85,0 Máy đóng cọc 95,0-106,0(2) 106,0 QCVN 26:2010/BTNMT 70dBA
Tiêu chuẩn Bộ y tế (thời
gian tiếp xú 8 giờ) 85 dBA
Nguồn: USEPA, 1991
Bảng 3.8. Ước tính mức ồn từ các thiết bị thi công theo khoảng cách tính từ vị trí đặt thiết bị
Thiết bị Mức ồn theo khoảng cách
1,5 m 50 m 100 m 150 m 200 m
Máy khoan đá 87,0 56,5 50,5 47,0 44,5
Máy đầm nén (xe lu) 74,0 43,5 37,5 34,0 31,5
Máy kéo 96,0 65,5 59,5 56,0 53,5
Thiết bị Mức ồn theo khoảng cách 1,5 m 50 m 100 m 150 m 200 m Máy trộn bêtông 88,0 57,5 51,5 48,0 45,5 Bơm bêtông 83,0 52,5 46,5 43,0 40,5 Máy đập bêtông 85,0 54,5 48,5 45,0 42,5 Máy đóng cọc 106,0 75,5 69,5 66,0 63,5 QCVN 26:2010/BTNMT 70,0 70,0 70,0 70,0 70,0
Nguồn: tài liệu (1) Nguyễn Đinh Tuấn và Cộng sự,2000; tài liệu (2)
Macermezi, 1985.
Đối tượng chịu tác động của tiếng ồn là công nhân trực tiếp lao động trên công trường. Ngoài ra, cũng như bụi và khói thải, tiếng ồn còn có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của các khu vực đã đi vào hoạt động.
Với công nhân lao động trực tiếp trên công trường, một số do phải tiếp xúc liên tục, lâu dài ở vị trí tương đối gần so với nguồn gây ồn nên tác động của tiếng ồn tuy được xem là yếu nhưng vẫn trở nên đáng kể.
Tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp lên thính giác của người tiếp xúc. Tiếp xúc với tiếng ồn quá cao trong một thời gian dài sẽ làm người lao động mệt mỏi, kém tập trung ảnh hưởng đến năng suất lao động và dễ để xảy ra sai sót hay tai nạn lao động. Tiếp xúc lâu ngày có thể làm công nhân cảm thấy căng thẳng, dẫn đến một số vấn đề liên quan đến sức khỏe bao gồm tim mạch, dạ dày, hệ thần kinh. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác như rối loạn chức năng thần kinh, gây đau đầu, chóng mặt, có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây tổn thương cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về tiêu hóa.
Nhìn chung, tác động của tiếng ồn lên môi trường và con người cũng là tác động tiêu cực, nhưng cường độ không và chỉ là tác động cục bộ, nhất thời, có thể khống chế bằng cách quy hoạch thời gian thi công hợp lý.
♦ Tác động môi trường do rung động
Trong các quá trình xây dựng nói chung, hoạt động đóng cọc/cừ có khả năng gây rung động lớn nhất. Tuy nhiên, trong Dự án này các cọc bêtông cốt thép sẽ được hạ bằng phương pháp ép cọc. Do đó, rung động phát sinh coi như không đáng kể. ♦ Tác động đến thảm thực vật trong khu vực
Khu vực Dự án được xây dựng trên khu đất trống đã san lấp, xung quanh Dự án có cây cảnh, cây tạo bóng mát hiện hữu. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, Dự án có tường rào xung quanh nên hạn chế tối đa khả năng phát tán chất ô nhiễm gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Do đó ảnh hưởng do hoạt động xây dựng đến thảm thực vật xem như có thể bỏ qua.
♦ Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực Hoạt động dịch vụ
Công nhân đến làm việc tại công trường khá lớn sẽ kéo theo việc hình thành các dịch vụ như: quán ăn, quán giải khát, các dịch vụ buôn bán nhỏ,… cũng tạo việc làm và thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
Việc tập trung công nhân
Việc tập trung công nhân xây dựng trong giai đoạn này với tính chất đặc trưng là trình độ văn hóa thấp, điều kiện ăn ở tạm thời… có thể gây ra các vấn đề xã hội như
• Mâu thuẫn giữa công nhân xây dựng và dân địa phương (do khác biệt về văn
hóa, lối sống …)
• Khả năng tăng thêm tệ nạn xã hội trong khu vực như rượu chè, mại dâm, ma
túy, trộm cắp …
Tuy nhiên, thực tế cho thấy không có những mâu thuẫn lớn tại các công trường xây dựng tương tự trong các khu vực lân cận.
♦ Tác động môi trường do sự cố môi trường
Sự cố môi trường có thể có trong giai đoạn xây dựng của Dự án là sự cố cháy nổ. Các khả năng gây ra cháy nổ có thể kể đến như:
• Các sự cố về điện
• Hút thuốc, đốt lửa, nấu cơm … gần khu lưu trữ nhiên liệu.
• Tuy nhiên, nếu lựa chọn đơn vị thầu xây dựng uy tín, có nhiều kinh nghiệm,
có thể cho rằng các tác động do việc tập trung công nhân nói trên là có thể kiểm soát và khả năng xảy ra cháy nổ là rất thấp.
♦ Tác động giao thông khu vực
Tuyến dường Nguyễn Duy Trinh nối liền các phường của trung tâm quận 9 vốn là trục đường chính đi vào các quận trung tâm thành phố, do đó việc ùn tắc giao thông giờ cao điểm là rất lớn. vì vậy việc điều phối giao thông trong giờ cao điểm hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn trong khu vực.
♦ Tác động đến các công trình hiện hữu
Phía Bắc và phía Đông của dự án giáp sông Ông Nhiêu, phía Tây giáp khu dân cư hiện hữu trên đường Nguyễn Duy Trinh là có khả năng bị tác động nhiều nhất. Quá trình thi công gây nên tiếng ồn, độ rung , bụi và khí thải ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Tuy nhiên diện tích thực hiện dự án rộng và khoảng cách từ dự án đến nhà dân gần nhất là 500m nên những tác động này nhỏ.
Ngoài ra, những tác động của dự án còn ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật và khí hậu.
3.2.3. Tóm tắt tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
Tóm tắt các tác động trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng được trình bày như sau:
Bảng 3.9. Tóm tắt các tác động trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng
Stt Hoạt động Đất Nước Không
khí Môi trường sinh học Sức khỏe 1 San lấp mặt bằng, đào đất, khoan ép cọc, đầm nén +++ ++ +++ ++ ++ 2 Xây dựng hệ thống giao thông, cấp nước ++ ++ ++ + ++ 3 Xây dựng hệ thống cấp điện + - + - + 4 Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, thiết bị phục vụ dự án + + +++ + ++ 5 Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải + +++ ++ ++ + 6 Trồng cây xanh, thảm cỏ - - - + + 7 Hoạt động công nhân tại công trường
+ ++ + + ++
Ghi chú:
++ : Tác động có hại ở mức độ trung bình
+++ : Tác động có hại ở mức mạnh
- : Hầu như không có tác động có hại
3.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động
3.3.1. Nguồn gây tác động
Nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án có được thể hiện như sau:
Bảng 3.10: Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động
TT Các hoạt động Chất thải phát sinh
Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
1 Hoạt động của các hộ gia đình, các
khu thương mại – dịch vụ, nhà trẻ, mẫu giáo
Chất thải sinh hoạt Chất thải nguy hại Nước thải sinh hoạt
2 Hoạt động sinh hoạt, nấu nướng của
các hộ gia đình
Khí thải, mùi
Chất thải rắn sinh hoạt Nước thải sinh hoạt
3 Các phương tiện vận chuyển Bụi và khí thải
4 Máy phát điện dự phòng Bụi và khí thải
5 Khu tập trung và xử lý nước thải, chất
thải rắn
Mùi Bùn thải
Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
1 Tiếng ồn từ các hoạt động của máy phát điện dự phòng, phương tiện vận
chuyển
2 Gia tăng mật độ lưu thông trong khu vực
3.3.2. Đánh giá tác động
3.3.2.1.Tác động liên quan đến chất thải ♦ Nguồn gây ô nhiễm không khí
Mùi, khí thải từ các hoạt động nấu nướng
Dự án xây dựng dành cho người có thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, loại nhiên liệu sử dụng cho hoạt động nấu nướng chủ yếu là gas, điện hoặc điện từ.
Hoạt động nấu nướng bằng gas sẽ làm phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí
như mùi, CO2, CO, SO2, NO và NO2 . Trong đó, đặc biệt CO được quan tâm hơn do
tác hạI của nó đến sức khỏe con người. Theo cơ quan bảo vệ Mỹ (EPA) (An Introduction to Indoor ẢI Quality (IAQ), 2007) bình thường nồng độ CO tại các khu vực không sử dụng bếp gas trong nhà ở hoặc khách sạn là 5 –10 ppm; khu vực sử dụng bếp gas không được thiết kế tốt, nồng độ CO là 5-15ppm; tại khu vực gần bếp gas nồng độ CO có thể lên đến 30ppm. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu khí gas thông thường sử dụng như sau:
Bảng 3.11: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu khí gas sử dụng
STT Loại nhiên liệu Năng suất tỏa nhiệt (J/kg)
1 Gas 44.106
Nguồn: WHO publication No.62, Emissions Factors, 1995
Theo thống kê của WHO năm 1995, nhu cầu sử dụng nhiên liệu của các nước đang phát triển tính trung bình theo hộ và hệ số phát thải của nhiên liệu gas được trình bày trong bảng 3.12 và 3.13
Bảng 3.12: Nhu cầu sử dụng khí gas trung bình
TT Loại nhiên liệu Đơn vị Hệ số sử dụng nhiên liệu
1 Gas Kg/ngày.hộ 0.5 – 1
Bảng 3.13: Hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải khi đốt nhiên liệu gas
TT Loại nhiên liệu Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)
Bụi SO2 NOx CO
1 Gas 0.42 0.004 1.8 0.44
Nguồn: WHO publication No.62, Emissions Factors, 1995
Tổng số căn hộ theo quy hoạch là 836 hộ. Nếu tất cả các hộ nấu ăn 3 lần/ngày thì nhu cầu sử dụng gas của dự án là 418-836 kg/ ngày. Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm không khí phát sinh từ hoạt động nấu nướng như sau:
Tải lượng ô nhiễm (Xi) = Hệ số tiêu thụ nhiên liệu (Fw) * Hệ số phát thải (Xj) Trong đó:
Xi: Tải lượng thải của chất ô nhiễm i Fw: Hệ số sử dụng nhiên liệu (Bảng 3.12) Xj: Hệ số phát thải (Bảng 3.13)
Như vậy, tải lượng ô nhiễm khí thải từ các hoạt động nấu ăn tại dự án trong giai đoạn tính cho nhiên liệu gas ước tính như sau:
Bảng 3.14: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động nấu nướng
TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
1 Bụi 0.1755 – 0.3511
2 SO2 0.0016 – 0.0038
3 NOx 0.7524 – 1.5048
4 CO 0.1839 – 0.3678
Tải lượng ô nhiễm không khí gây ra bởi do hoạt động nấu nướng rất nhỏ nên tác động này không đáng kể.
Bụi, khí thải từ phương tiện giao thông ra vào dự án
Các hoạt động giao thông diễn ra trong khu vực dự án như hoạt động đi lại của người dân sống trong dự án, hoạt động của khách ra vào sẽ gây phát sinh ô nhiễm không khí như bụi, SO2, NOx, COx, THC....Đây là nguồn ô nhiễm động, phát tán và khó kiểm soát.
Ước tính tổng lượt xe ra vào khu vực dự án trong giai đoạn hoạt động khoảng 7356 lượt / ngày, trong đó 70% là xe gắn máy, 30% còn lại là ô tô, xe tải. Theo báo cáo “ Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ các laoij xe gắn máy 2 và 3 bánh là 0.03 lít/km, cho các ô tô chạy xăng là 0.15 lít/km và các ô tô chạy dầu là 0.3 lít/km. Ước tính trung bình mỗi phương tiện chạy trong khu vực dự án khoảng 2 km/ ngày và giả định tất cả các loại xe điều sử dụng xăng thì lượng xăng tiêu thụ cho xe gắn máy là 310 lít/ngày và cho xe ô tô là 662 lít/ ngày. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển này có thể được tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm do quá trình đốt nhiên liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được trình bày trong bảng 3.15
Bảng 3.15: Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông
TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/lít)(*) Tải lượng
ô nhiễm (kg/ngày) 1 Bụi 0.005 4.86 2 SO2 0.00625 6.075 3 NOx 0.01 9.72 4 CO 0.075 72.9 5 THC 0.01 9.72
Nguồn: Báo cáo đầu tư xây dựng
Tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí khi sử dụng dấu DO được tính toán dựa trên hệ số phát thải và đặc tính kỹ thuật của nhà máy phát điện dự phòng
Bảng 3.16: Hệ số phát thải khi sử dụng dầu DO
TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm Đơn vị
1 Bụi 1.79 Kg/1000 lít
2 SO2 4.79 x S Kg/1000 lít
3 NO2 8.63 Kg/1000 lít
4 CO 0.24 Kg/1000 lít
Nguồn: Handbook for air pollution control, Mc Graw – Hill kogakuka, 1994
Các thông tin sử dụng để tính toán:
- S: tỷ lệ lưu huỳnh có trong đâu DO sử dụng ở Việt Nam, S = 0.25%
- Thể tích khí thải phát sinh ra bằng 28.3 m3 khi đốt 1 kg DO. Như vậy, tổng thể
tích khí sinh ra của máy phát điện dự phòng là 4528 m3/ giờ.
Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm không khí sử dụng dầu DO được tính