5. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện điều tra hiện trạng, đánh giá
2.3. Hiện trạng kinh tế
Nằm ở vị trí cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền địa bàn
kinh tế trọng điểm của khu vực có diện tích 113,896.200 km2, có 13 phường với dân
số 235.286 nhân khẩu.
Với điểm xuất phát, kinh tế phát triển không đồng đều, phần lớn là sản xuất nông
nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân
phố, hàng trăm hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được quan tâm và đầu tư như: trụ sở làm việc, cầu đường, trường học, chợ, hệ thống nước…. Đặc biệt, quy
hoạch nhiều dự án trọng điểm về kinh tế, xã hội như: Khu công nghệ cao, khu công
viên lịch sử văn hóa dân tộc, các khu đô thị mới…. Đã góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của Quận.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, Quận đã chú trọng
khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đến địa bàn đầu tư phát triển sản
xuất. Xây dựng quy hoạch ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp –tiểu thủ công
nghiệp, quy hoạch cửa hàng xăng dấu, gá, chất lượng hàng hóa, chống buôn lậu,
hàng nhái. Văm 1997, trên địa bàn có 366 cơ sở sản xuất cá thể, 18 doanh nghiệp, 16 công ty, đến năm 2009 có 1050 cơ sở sản xuất cá thể, 394 doanh nghiệp tư nhân,
03 hợp tác xã và 37 cơ sở vốn đầu tư nước ngoài. Tổng sản lượng công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp tăng lên đáng kể cụ thể năm 1997 là 159,034 tỷ đồng, năm
2009 là 1.942,910 tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển kinh tế, ngành thương mại, dịch vụ đã từng bước mở rộng
thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và giải trí của người dân.
Lĩnh vực nông nghiệp đã và đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với quy hoạch.
Công tác quản lý đô thị được chú trọng, từng bước phát triển phù hợp với mặt
bằng chung của thành phố. Hệ thống chiếu sáng, cầu đường, nước sạch đã dần hoàn
thiện, 85% người dân được sử dụng nước sạch.