0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm do nước thải

Một phần của tài liệu ĐTM DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP CB - CNV TỔNG CTY TÂN CẢNG SÀI GÒN. (Trang 96 -104 )

5. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện điều tra hiện trạng, đánh giá

4.1.3.2. Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm do nước thải

Xây dựng hệ thống thoát nuớc bẩn riêng hoàn toàn ( hệ thống nuớc thải bẩn riêng và hệ thống nuớc mưa riêng). Xử lý nuớc thải đạt tiêu chuẩn quy định truớc khi xả vào nguồn tiếp nhận là Sông Ông Nhiêu

Nước mưa chảy tràn

Theo quy ước, nước mưa là sạch và có thể thải ra môi trường. Dự án sẽ xây dựng tuyến thoát nước mưa riêng, tách khỏi tuyến thoát nước thải bẩn.

Cống thoát nước mưa là hệ thống cống ngầm, gồm các tuyến cống tròn bêtông cốt thép, bố trí các hố thu nước mưa ở hai bên đường, thu gom và tập trung nước mưa vào tuyến cống thoát nước mưa đặt dưới vỉa hè chạy dọc theo các trục đường giao thông, sau đó dẫn vào hệ thống thoát nước hiện hữu chung của cả khu vực (Sông Ông Nhiêu)

Ngoài ra, Chủ đầu tư xây dựng thêm hồ điều tiết với diện tích là 10.800 m2

theo đúng kỹ thuật để tăng cuờng khả năng tiêu thoát nuớc cho dự án, các hố ga, hồ điều tiết sẽ được định kỳ nạo vét, bùn thải được thu gom và xử lý theo quy định.

Nước thải sinh hoạt

Toàn bộ nước thải sinh hoạt của Dự án với tải lượng ô nhiễm cao (từ các hộ dân, khu thương mại: phòng tắm, nhà vệ sinh) sẽ được xử lý trong các bể tự hoại 3 ngăn trước khi dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.

Nước thải đầu ra của các bể tự hoại này được tiếp tục dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của toàn khu (đặt tại khu vực riêng ở tầng trệt).

Về nguyên tắc, bể tự hoại 3 ngăn điển hình có cấu tạo như hình 4.1.

Bể tự hoại đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy, lên men cặn lắng với hiệu quả xử lý đạt 60 - 65%. Quá trình xử lí chủ yếu trong bể tự hoại là quá trình phân hủy kị khí. Các chất rắn lơ lửng sau khi được lắng xuống đáy được hệ vi sinh vật kị khí ở đây lên men, phân hủy tạo thành NH4, H2S...

Đầu tiên, nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải vào. Sau đó, nước thải chuyển qua ngăn thứ hai và tiếp tục được lắng thêm trước khi qua ngăn kế tiếp.

Thời gian lưu nước thải trong bể tự hoại vào khoảng 10 - 15 ngày. Với thời gian lưu nước trong bể như trên thì khoảng 90% các chất lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn rắn được giữ lại trong bể từ 6 - 12 tháng. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động. Các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa làm nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Cũng nhờ các ngăn này, công trình trở thành một dãy bể phản ứng kỵ khí được bố trí nối tiếp, cho phép tách riêng hai pha (lên men axít và lên men kiềm). Quần thể vi sinh vật trong từng ngăn sẽ khác nhau và có điều kiện phát triển thuận lợi. Ở những ngăn đầu, các vi khuẩn tạo axít sẽ chiếm ưu thế, trong khi ở những ngăn sau, các vi khuẩn tạo metan sẽ là chủ yếu.

Ngăn 3 Ngăn 2 Ngăn 1 -- QUÉT HỒ DẦU CHỐNG THẤM

-- LÁNG VỮA XIMĂNG M 100 DÀY 2CM

-- BÊ TÔNG CỐT THÉP ĐÁ 10X20 M200 DÀY 150 mm -- BÊ TÔNG LÓT ĐÁ 40X60 M100 DÀY 150 mm

Ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước.

Tính toán bể tự hoại

Lượng nước thải hệ phân từ các khu vệ sinh có thể ước tính sơ bộ bằng 30% tổng lượng nước thải sinh hoạt

Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt là : 1519.89 m3/ngđ

Tổng lượng nước cấp lớn nhất trong ngày là: 1519.89 m3/ngđ x 1.2 = 1823.9 m3/ngđ Tổng lượng nước thải phát sinh được tính như sau:

1823.9 m3/ngđ x 85% = 1550.4 m3/ngđ, Chọn Qt = 1551 m3/ngđ Lượng nước thải hệ phân cần xử lý bằng bể tự hoại:

1551 m3/ngđ * 30% = 465.3 m3/ngđ Thể tích phần nước của bể tự hoại:

Wn = K × Q

Trong đó: K: hệ số lưu lượng, lấy K = 2,5

Q: lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 465.3 m3/ngđ. Wn = 2,5 × 465.3 = 1163.25 m3

Thể tích phần bùn:

Wb = (a × N × t × (100 - P1) × 0,7 × 1,2) / [1.000 (100 - P2)] m3 a : tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 - 0,5 lit/ngđ.

N : Số người trong chung cư, N = 5942 người (3342 người dân sống trong chung cư, 1.000 lượt khách/ngày; 1600 nhân viên tại các quầy bán hàng)

T : thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 180 - 360 ngày 0,7 : hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy

1,2 : hệ số tính đến 20% cặn được giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn cho cặn tươi

P1 : độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%

P2 : độ ẩm của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%

Wb = [0,4 × 5942 × 250 × (100 - 95) × 0,7 × 1,2] / [1000 (100 - 90)]

Wb = 499.2 m3

Tổng thể tích các bể tự hoại cần xây dựng để phục vụ toàn Khu căn hộ cao cấp là

W = Wn + Wb = 1163.25 m3 + 499.2 m3 = 1662.45 m3

Trạm xử lý nước thải của Dự án

Theo kinh nghiệm, lượng nước thải sinh ra khi Dự án đi vào hoạt động ổn định ước

tính bằng 85% lượng nước cấp cho sinh hoạt:

1519.89 m3/ngđ x 85% = 1291.9 m3/ngđ, Chọn Qt = 1300 m3/ngđ Vậy có thể chọn công suất của trạm xử lý nước thải là 1300 m3/ngđ. Sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải Dự án được trình bày tại sơ đồ hình 4.2.

Hình 4.2. Quy trình công nghệ Trạm xử lý nước thải tập trung Dự án

Thuyết minh quy trình

Bể điều hòa và song chắn rác

Nước thải từ nhà vệ sinh đã qua bể tự hoại và nước thải sinh hoạt khác (tắm rửa…) được thu gom dẫn tập trung qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn trước khi cho vào ngăn thu của bể điều hòa.

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi bơm qua bể xử lý sinh học USBF.

Bể điều hòa Song chắn rác Bể tách dầu Đơn vị chức năng đem xử lý Giỏ thu rác Bể tự hoại Nước thải từ WC

Ngăn thu nước

USBF Bể chứa bùn

Sục khí

Bể nén bùn Nước thải từ nhà bếp

Nước thải sinh hoạt khác

Đơn vị chức năng đem xử

lý Bể khử trùng

Sông Ông Nhiêu Clo

Phần rác thu gom được tại song chắn rác được xem như chất thải rắn không nguy hại. Rác thải này được giao cho đơn vị có chức năng đến thu gom, xử lý như chất thải rắn.

Bể xử lý sinh học USBF (USBF - Upflow Sludge Blanket Filtration)

Chú thích:

(A) : Mương thu nước đầu vào (B) : Ngăn thiếu khí

(C) : Ngăn hiếu khí (D) : Ngăn USBF (E) : Các thanh sục khí (G) : Ống thu bùn

I, II, III: Các điểm lấy mẫu ngăn thiếu khí, hiếu khí và sau quá trình xử lý

IV : vị trí tuần hoàn bùn

Hình 4.3. Bể xử lý sinh học USBF

Cấu tạo của mô hình (hình 4.6): Mô hình gồm 3 module chính: ngăn thiếu khí (anoxic), ngăn hiếu khí (aerobic) và ngăn lọc bùn sinh học dòng ngược (USBF). Mương chảy tràn thu nước đầu vào nhằm hạn chế tác động của dòng vào đối với ngăn thiếu khí và tăng hiệu quả xáo trộn giữa dòng nước thải đầu vào và bùn tuần hoàn. Mương chảy tràn và thu nước đầu ra, ống thu bùn, bộ phận sục khí… Các thiết bị cần thiết bao gồm: 1 máy bơm định lượng bơm nước thải đầu vào, 1 máy bơm bùn và 1 máy thổi khí.

Hình 4.4. Nguyên tắc hoạt động của bể xử lý sinh học USBF

Nguyên tắc hoạt động của bể xử lý sinh học USBF:

Bể xử lý sinh học USBF được thiết kế nhằm kết hợp các quá trình loại bỏ carbon

(COD, BOD), quá trình nitrat hoá/khử nitrat và quá trình loại bỏ dinh dưỡng (N và

P). Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào mương chảy tràn thu nước đầu vào cùng trộn lẫn với dòng tuần hoàn bùn. Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính chảy vào ngăn thiếu khí. Ngăn này có vai trò như là ngăn chọn lọc thiếu khí (Anoxic Selector) thực hiện hai cơ chế: chọn lọc động học (Kinetic Selection) và chọn lọc trao đổi chất (Metabolism Selection), để tăng cường hoạt động của vi sinh vật tạo bông nhằm tăng cường hoạt tính của bông bùn và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật hình sợi gây vón bùn và nổi bọt. Quá trình loại bỏ C, khử nitrat và loại bỏ P diễn ra trong ngăn này. Sau đó, nước thải chảy qua ngăn hiếu khí nhờ khe hở dưới đáy ngăn USBF. Ở đây ôxy được cung cấp nhờ các ống cung cấp khí qua một máy bơm. Nước thải sau ngăn hiếu khí chảy vào ngăn USBF và di chuyển từ dưới lên, ngược chiều với dòng bùn lắng xuống theo phương thẳng đứng. Đây chính là công đoạn thể hiện ưu điểm của hệ thống do kết hợp cả lọc và xử lý sinh học của chính khối bùn hoạt tính. Phần nước trong đã được xử lý phía trên chảy tràn vào mương thu

nước đầu ra. Một phần hỗn hợp nước thải và bùn trong ngăn này được tuần hoàn trở lại ngăn thiếu khí.

Nước trong sau xử lý được thu gom nhờ máng thu nước và dẫn sang ngăn thu nước.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi đã được loại bỏ hết các chất ô nhiễm được dẫn sang bể khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Ngăn hòa trộn của bể khử trùng được bố trí thêm các thiết bị như Chlorator, bộ định lượng có cảm biến pH, thiết bị khuấy trộn nhằm hòa trộn chlor để khử trùng nước thải đã xử lý.

Để đạt hiệu quả khử trùng, nước thải sau khi hòa trộn với hóa chất sẽ được dẫn sang ngăn tiếp xúc. Tại đây, thời gian lưu nước là 15 phút, bảo đảm nước thải tiếp xúc hoàn toàn với chlor.

Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, loại B, được thoát ra hệ thống thoát nước thải chung của thành phố.

Hiệu quả xử lý nước thải của Hệ thống xử lý nước thải tập trung được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.3. Hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung Dự án

Thông số

(mg/l)

Bể điều hòa Bể USBF Bể khử trùng QCVN

14:2008/ BTNM T loại B (mg/l) Đ ầu vào (m g /l) H iệ u quả (% ) Đ ầu r a (m g /l) H iệ u quả (% ) Đ ầu r a (m g /l) H iệ u quả (% ) Đ ầu r a (m g /l) BOD 150 - 200 5 - 10 135 - 190 80 - 99 1,35 - 38 - 1,35 - 38 50 COD 250 - 5 - 10 225 - 285 75 - 85 33,8 - - 33,8 - -

Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và nước thải công nghiệp, tính toán thiết kế công trình

- Lâm MinhTriết NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM năm 2004

Qua bảng phân tích trên cho thấy nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn cho phép. Từ đó cho thấy nếu xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải đúng kỹ thuật thì đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Một phần của tài liệu ĐTM DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP CB - CNV TỔNG CTY TÂN CẢNG SÀI GÒN. (Trang 96 -104 )

×