Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm do bụi, khí thải, mùi

Một phần của tài liệu đtm dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp cb - cnv tổng cty tân cảng sài gòn. (Trang 104 - 116)

5. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện điều tra hiện trạng, đánh giá

4.1.3.3. Các biện pháp giảm thiể uô nhiễm do bụi, khí thải, mùi

Biện pháp quy hoạch

Như đã phân tích, hàm lượng bụi, khí thải sinh ra trong Dự án là không đáng kể. Vì vậy mà các biện pháp khống chế ô nhiễm loại này chủ yếu là các biện pháp quy hoạch và quản lý hợp lý bằng nội quy khu căn hộ.

Biện pháp quy hoạch là một trong các biện pháp quan trọng hàng đầu để giảm thiểu các tác hại của ô nhiễm không khí. Để giảm thiểu ô nhiễm không khí, Dự án bố trí hợp lý và dành diện tích đất thích hợp cho cây xanh. Thảm thực vật vừa giúp tạo cảnh quan lại có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí thông qua khả năng giữ bụi, lọc sạch không khí, che chắn làm giảm tiếng ồn, giảm nhiệt độ không khí. Một số loại cây xanh còn có thể hấp thụ các kim loại nặng như chì, cadmium ...

Diện tích dành cho cây xanh và không gian mở là 74.195,1 m2. Cây xanh được

bố trí trong khuôn viên Dự án, xung quanh các công trình kiến trúc tạo dải cách ly khu vực nhiều bụi, khí thải (là khu nhà xe) với các khu vực xung quanh.

300 71,3 71,3

SS 300 -

350 5 - 10 270 - 332,5 75 - 95 13,5 - 83 -

13,5 -

Khi vận hành trạm xử lý nước thải sẽ phát sinh mùi hôi, tuy nhiên Dự án sẽ có biện pháp xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải.

Biện pháp quản lý

Do đặc điểm loại hình của Dự án là Khu căn hộdành cho nguờI có thu nhập thấp, bụi khói xe khó có thể khắc phục, tuy nhiên có thể giảm lượng bụi lôi cuốn từ khu vực bãi đậu xe, sân bãi, đường nội bộ… bằng cách:

 Vệ sinh bụi ở khu vực sân bãi

 Thường xuyên phun nước khu vực xung quanh, đặc biệt vào thời điểm nắng

nóng

Việc ban hành nội quy của Khu căn hộ cao cấp cũng là một biện pháp để khống chế ô nhiễm không khí. Để thực hiện giải pháp này, Chủ Dự án phải thiết lập nội quy tại các bãi đậu xe, cũng như đối với các phương tiện vận chuyển công cộng ra vào rước khách tại khu vực Dự án.

Biện pháp kỹ thuật

Dự kiến dùng máy điều hòa 2 cục, 1 chiều, giàn lạnh lắp trong phòng gắn trên tường hay trần tùy theo nội thất từng phòng cho khu chung cư.

Khu thương mại, nhà hàng, văn phòng sẽ dùng hệ thống lạnh trung tâm. Hệ thống điều hòa trung tâm VRV được đặt tại sàn kỹ. Các loại giàn lạnh là loại ống nối gió được giấu ở trên trần, ống gió này được nối với các miệng gió âm trần được bố trí bên trên trần các không gian điều hòa, môi chất lạnh R134a được phân phối bằng hệ thống ống đồng. Hệ thống bao gồm các công trình sau :

 Hệ thống cấp gió tươi: sử dụng quạt cấp gió tươi đặt tại tầng mái và có qua

xử lý bằng phin lọc gió class G3. Gió tươi được cấp cho căn hộ vào dàn lạnh thông qua hệ thống van điều chỉnh lưu lượng.

 Hệ thống hút gió thải: gió thải các khu vệ sinh được hút bằng hệ thống quạt

cục bộ riêng biệt đặt tại từng khu vực.

 Mùi phát sinh do chế biến thức ăn trong các nhà bếp sẽ được hút bằng máy

Để xử lý mùi hôi từ các phòng rác tại từng tầng, Dự án sẽ phun một số loại hóa chất chuyên dùng để khử mùi không gây độc hại. Ngoài ra, còn bố trí hệ thống hút khí thải trong phòng rác dẫn vào ống dẫn khí thải, đưa lên cao rồi thoát ra môi trường, đảm bảo không gây ra mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe cho người dân sống trong khu dự án.

Các biện pháp giảm thiểu mùi từ việc lưu chứa chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong khu chung cư chủ yếu là rác sinh hoạt, để giảm thiểu mùi phát sinh từ khu vực lưu chứa cần áp dụng các biện pháp sau:

 Rác phải được chuyển giao hết trong ngày, không tồn trữ rác qua đêm.

 Làm vệ sinh kho chứa rác theo định kỳ.

 Sử dụng chế phẩm vi sinh để khử mùi tại khu vực lưu chứa chất thải.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn, rung

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các loại máy móc (máy phát điện, máy lạnh, máy biến thế …) sẽ được khống chế bằng cách:

 Bố trí các loại máy gây ồn riêng vào khu vực kỹ thuật (đặt ở tầng trệt của căn

hộ), trong phòng cách âm để giảm ồn

 Máy phát điện sử dụng các đệm cao su có khả năng đàn hồi hạn chế rung

động và giảm ồn.

 Trong quá trình vận hành Trạm xử lý nước thải cũng phát sinh tiếng ồn nhưng mức ồn không lớn.

 Thiết kế nền móng đặt máy thích hợp để giảm rung.

 Máy móc được đặt trên đế xây bằng bê tông đảm bảo chấn động tạo ra khi

máy hoạt động nằm trong giới hạn cho phép.

 Thường xuyên bảo trì máy lạnh trong các căn hộ, phòng làm việc

Các biện pháp quản lý chất thải rắn

 Ban quản lý khu căn hộ sẽ tuyên truyền, giúp dân cư trong khu căn hộ có thể

dạng và phân loại rác thải dễ phân hủy (thức ăn thừa, …) và rác thải khó phân hủy (vỏ chai, nilon ..) ngay tại nguồn.

 Rác được thu tận từng tầng bằng nhân lực của đơn vị làm dịch vụ quản lý tòa

nhà, không dùng ống gain. Ở mỗi tầng có một phòng rác, trong phòng rác bố trí các thùng đựng rác để cho các hộ bỏ bao PVC chứa rác vào.

 Chủ đầu tư Dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng chuyên thu gom, vân

chuyển và xử lý rác thải đến thu gom hàng ngày. Rác thải dễ phân hủy được đem đi xử lý, rác thải khó phân hủy sẽ được bán lại cho các đơn vị có nhu cầu để tái sử dụng.

 Phòng rác sẽ được vệ sinh sạch sẽ theo định kỳ.

Biện pháp quản lý chất thải nguy hại

 Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho cán bộ nhân viên và dân cư trong căn hộ cao cấp nhận dạng các loại chất thải nguy hại và phân loại, lưu giữ riêng.

 Trong phòng tại từng tầng bố trí thùng đựng chất thải nguy hại riêng biệt.

Người dân sống trong khu chung cư sẽ bỏ chất thải nguy hại vào đây. Hàng

ngày nhân viên thu gom rác của toà nhà sẽ đến phòng rác thu gom.

 Chất thải nguy hại sẽ được lưu trữ và thu gom theo đúng quy định của pháp

luật tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại đến thu gom. Ngoài ra, khi đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải ở Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh để quản lý nguồn thải. Xây dựng kho chất thải nguy hại đúng quy cách, dán biển cảnh báo tại cửa kho. Phân loại chất thải theo từng loại đã đăng ký. Các biện pháp phòng chống và ứng cứu sự cố môi trường

Phòng chống, ứng cứu sự cố cháy nổ

Dự án sẽ hết sức chú trọng đến vấn đề này ngay từ khi thiết kế Dự án, đồng thời sẽ áp dụng đồng bộ các biện pháp về kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục và pháp chế để đảm bảo an toàn tối đa cho con người và môi trường.

Để đảm bảo an toàn cháy nổ, Dự án sẽ xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm cầu thang thoát nạn, hệ thống cứu hỏa bằng nước, hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống bình chữa cháy bằng tay và hệ thống báo cháy tự động:

 Hệ thống chữa cháy tự động:

 Sprinkler là hệ thống đường ống thường xuyên có áp lực

 Đường ống xuất phát từ hệ thống ống trong phòng máy bơm, đường ống chữa cháy tự động các tầng đi chung với trục chính cấp nước chữa cháy.

 Sự điều khiển tự động việc phun nước từ sprinkler vào bên trong tòa

nhà sẽ được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn đối với các khu vực được bảo vệ như sau:

o Khu tầng hầm:

- Nhiệt độ hoạt động 68o

C

- Một đầu sprinkler bảo vệ tối đa 7m2

o Khu vực thương mại, nhà hàng, phòng hội trường :

- Nhiệt độ hoạt động 68o

C

- Một đầu sprinkler bảo vệ tối đa 7m2

 Hệ thống chữa cháy vách tường

 Bộ phận điều khiển: trong hệ thống chữa cháy vách tường, bộ phận chủ

yếu là máy bơm điện được khởi động thông qua tủ điện điều khiển. Toàn bộ hệ thống chạy hoàn toàn tự động theo áp lực cài đặt từng máy bơm.

 Tủ điều khiển máy bơm đặt tại vị trí đặt máy bơm chữa cháy hoạt động tự động và bán tự động.

 Bộ phận phân bổ chất chữa cháy: bao gồm van chữa cháy điều khiển

tay, cuộn vòi và đầu phun (lăng phun). Các thiết bị này được đặt trong các hộp chữa cháy.

 Bộ phận đường ống: trong hệ thống chữa cháy cấp nước vách tường

đường ống dùng để truyền dẫn chất chữa cháy (nước chữa cháy) từ bể đến các van điều khiển bằng tay (van mở). Đường ống được tính toán để đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng và áp lực cho hệ thống.Hệ thống chữa cháy vách tường phải đảm bảo số họng nước chữa cháy được phun đồng thời là 2, áp lực đầu lăng phải đảm bảo khi mở 2 họng chữa

cháy xa nhất là 4kg/cm2 hoặc chièu cao cột nước phải đạt 10m/tia nước

tính từ đầu lăng phun, lưu lượng nước tính cho mỗi họng là 2,5 lít /giây TCVN 5760 : 1993

 Bộ phận máy bơm gồm máy bơm điện, máy bơm xăng hoặc diesel,

máy bơm bù áp.

 Đường ống:

o Ống cấp chính cho hệ thống chữa cháy sẽ bố trí theo kích thước

đường ống trục chính Ф114mm từ máy bơm đi đến trục cấp nước

các tầng và đi ra họng chờ xe cứu hoả, ống cấp nước chữa cháy

xuyên tầng sử dụng ống Ф90, ống ra các hộp chữa cháy là Ф60, ống chữa cháy tự động Ф60, 34 .Sử dụng 02 ống hút Ф114 cho máy bơm.

o Kết cấu đỡ ống sẽ tính đến trọng lượng của hệ thống ống khi đầy

nước, gia cố các bát đỡ ống cho trục chục chín và trục xuyên tầng.

o Các bề mặt bên ngoài ống sẽ được sơn phủ chống sét, sơn màu đỏ.

 Hộp chữa cháy được bố trí gần cửa ra vào, khu vực cầu thang dọc theo

đầu ngàm, 1lăng phun chữa cháy Ф50/13 ,1 van gạt chữa cháy Ф60, miệng vòi chữa cháy có một đầu và một khớp nối để nối ở đầu kia.

 Vòi chữa cháy là loại đường kính 50mm.Vòi chữa cháy được xem là

trợ giúp ban đầu cho nhân viên cũng như chỉ huy đội cứu hoả sử dụng.

 Van chữa cháy là loại đường kính 50mm, chịu được áp lực cao.

 Trụ chờ xe chữa cháy, họng chờ: được lắp đặt ngoài nhà gần đường giao thông chính để sử dụng cho xe chữa cháy tiếp nước hổ trợ cho hệ thống chữa cháy trong nhà.

 Bình chữa cháy bằng tay

 Bình chữa cháy cầm tay sẽ được bố trí tại những vị trí xung yếu trong

khu vực căn nhà, khu vực tầng hầm, cạnh mỗi hộp chữa cháy tại mỗi hành lang, cầu thang các tầng.

 Bố trí thêm những khu vực dễ cháy như phòng máy bơm, khu vực

phòng kỹ thuật, phòng bố trí các tủ điện phải trang bị các bình chữa cháy loại treo tường.

 Bình chữa cháy cầm tay được xem là “ trợ giúp ban đầu” cho nhân viên

cũng như chỉ huy đội cứu hoả sử dụng.

 Hệ thống báo cháy tự động:

 Giới thiệu hệ thống:

Hệ thống bao gồm các thiết bị như sau:

- Trung tâm xử lý báo cháy:

- Các đầu báo cháy tự động: đầu báo khói,báo nhiệt.

- Công tắc báo cháy khẩn. - Còi báo cháy.

Nguồn điện bình ắc quy có thể duy trì hệ thống làm việc tối thiểu 24 giờ cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực vá ít nhất 3 giờ khi có

 Tiêu chí thiết kế lắp đặt hệ thống báo cháy tự động: Hệ thống báo cháy

phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.

- Truyền tín hiệu khi phát hiện có cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay cac biện pháp xử lý thích hợp.

- Dây dẫn phải đủ tải có khả năng truyền tín hiệu từ các thiết bị về trung tâm tốt

- Báo hiệu nhanh chóng, rõ ràng các sự cố bảo đảm độ chính xác của

hệ thống.

- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung quanh hoặc

riêng rẽ.

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát

hiện cháy.

- Không xảy ra tình trạng báo giả do chất lượng đầu dò kém, hoặc sụt

áp do bộ nguồn trung tâm không tải được số lượng đầu dò.

- Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này thực hiện

đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót hoặc các trường hợp đáng tiếc khác.Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho

một bộ phận của hệ thống không gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ

thống.

 Mô tả hệ thống:

Trung tâm xử lý báo cháy

- Trung tâm xử lý là một bộ phận chính, có nhiệm vụ nhận và xử lý các

tín hiệu báo cháy, các tín hiệu sự cố kỹ thuật và hiển thị các thông tin

về hệ thống. Thông qua trung tâm xử lý, nhân viên trực có thể quan sát

tình hình hoạt động của hệ thống và điều khiển hệ thống trong trường

- Trung tâm xử lý báo cháy: được lắp đặt tại phòng kỹ thuật, bàn phím hiển thị đặt tại phòng trực bảo vệ, để tiện cho việc theo dõi, trung tâm

báo cháy có chức năng nhận thông tin tín hiệu báo cháy từ các đầu báo

khói, nút nhấn khân, xử lý tín hiệu sau đó thông báo ra các chuông báo cháy và đèn led báo chính xác vùng bị cháy giúp cho nhân viên chữa

cháy nhận biết được chính xác khu vực xảy ra cháy để có phương án

chữa cháy kịp thời.

- Ngoài ra trung tâm xử lý còn có chức năng báo cho các đơn vị chữa

cháy chuyên ngành thông qua hai số điện thoại.

Đầu báo khói

Được bố trí lắp đặt ở các tầng khu vực sảnh, thương mại, nhà hàng, văn phòng, phòng hợp, nhà kho, phòng kỹ thuật... Khi có đám cháy xảy ra, đầu báo khói có khả năng nhận biết khói với mật độ 20% trong môi trường không khí, sau đó phát tín hiệu báo cháy về trung tâm. Do kết cấu xây dựng, diện tích của mỗi phòng có khác nhau nên mật độ đầu báo khói ở các tầng cũng khác nhau (30 - 40m2/đầu).

Đầu báo nhiệt

Đây là loại đầu báo nhạy cảm với tác động của nhiệt độ môi trường xung quanh.Thông thường có hai loại đầu báo nhiệt, đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng. Ở công trình này sử dụng đầu báo nhiệt cố định. Đầu báo nhiệt được bố trí lắp đặt khu vực tầng hầm khu đậu

xe, phạm vi bảo vệ của đầu báo nhịêt la từ 20 - 35 m2.Chức năng cảm

ứng nhiệt độ, truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy.

Nút nhấn khẩn

- Các công tắc khẩn được bố trí tại lối ra vào dễ dàng tác động khi cần báo cháy, được lắp đặt cách mặt sàn là 1,5m.

- Bố trí lắp đặt ở các hành lang, cầu thang, được sử dụng trong trường ợp người sinh hoạt phát hiện có nguy cơ xảy ra trước khi các đầu dò

Một phần của tài liệu đtm dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp cb - cnv tổng cty tân cảng sài gòn. (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)