- Dây điện của các máy sử dụng điện phải sử dụng thiết bị điện công nghiệp và đấu dây tiếp địa theo quy định. Trừ trường hợp các thiết bị điện cấm tay có 2 lần vỏ bọc cách điện.
- Bóng điện chiếu sáng trong cơng trường phải dùng loại có thiết bị bảo vệ, chống vỡ bóng đặc biệt là các bóng sợi đốt.
- Yêu cầu đối với kìm hàn điện: + Kìm hàn nên làm bằng đồng;
+ Tay nắm của phải làm bằng vật liệu cách điện chịu nhiệt; + Đầu kìm hàn phải có lị xo để giữ chặt que hàn;
+ Miệng kìm hàn phải cấu tạo kiểu lòng máng để kẹp ổn định que hàn; + Phải có cơ cấu giữ chặt dây dẫn điện vào kìm hàn trong q trình hàn;
+ Khi dịng điện hàn lớn hơn 600A, khơng được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn luồn trong chuôi hàn.
- Yêu cầu đối với PTBVCN thợđiện:
+ Phải trang bị cho công nhân vận hành thiết bị điện các PTBVCN theo
quy định.
+ Các phương tiện về trang thiết bị phòng hộcá nhân đều phải có phiếu thử nghiệm Kết quả sau mỗi lần thử nghiệm định kì được ghi vào phiếu thử
nghiệm, có ngày, tháng, năm. Trước khi sử dụng các phương tiện phòng hộ
bằng cao su, kiểm tra kĩ và lau sạch bụi, trườngưhợp bị ẩm phải sấy khô. Cấm
dùng các phương tiện phòng hộ bị thủng, rách hoặc rạn nứt.
3.2.2.3. An toàn lắpđặt và sử dụng điện thi công:
- Sơ đồ hệ thống nối đất sẽ phải trình lên Ban QLDA để phê duyệt
trước khi tiến hành công việc. Các ổ cắm phải đấu nối cọc tiếp địa và đấu qua mạch bảo vệ của atomat chống dư dịng RCCB với cơng sức định mức: đối với điện một pha 30 miliampe và đối với điện ba pha là 300 miliampe. Điện trở nối đất phải thấp hơn 4Ώ.
- Sử dụng ELCB cho tất cả các tủđiện.
- Tất cả các ổ cắm điện ngoài trởi phải được bảo vệ chống điều kiện
thời tiết xấu.
- Chỉdây cáp trong điều kiện tốt mới được sử dụng, không bị đứt hoặc xoắn. Dây cáp bắc ngang qua lối xe cộ máy móc chạy phải được bảo vệ tránh
hư hỏng.
- Chỉ cho những thợ điện có nghiệp vụ kiểm tra sữa chữa thiết bị điện bịhư hỏng.
- Duy trì hệ thống khố cho tất cả máy móc và hệ thống phân phối. - Nhân viên bảo trì điện chịu trách nhiệm kiểm tra tủ điện, cầu chì gắn với hệ thống cơng trình trong suốt q trình tác nghiệp.
- Không được đặt dây cáp ở vùng trũng nước (treo cao dây dẫn thấp nhất là 2,5m), nếu có thể thì máng dây cáp lên. Cơng trường bố trí vị trí và dụng cụmóc, treo cao dây điện.
- Cơng trường bố trí kỹ sư điện sẽ phối hợp với cán bộ An toàn trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra nhà thầu phụ thi công và lắp đặt hệ thống điện trên
công trường. Ngay tại cổng bảo vệ phải kiểm soát tất cả các máy móc, thiết bị được đưa vào cơng trường. Tất cả các nguồn điện cung cấp tạm thời và các dụng cụ điện được đưa vào sử dụng tại dự án đều phải được ghi trên sổđăng
ký máy móc thiết bị điện.
- Toàn bộ hệ thống điện tạm thời như đường dây điện, tủ, bảng điện
trên công trường sẽ được tiến hành kiểm tra và thí nghiệm cách ba tháng một lần bởi người có thẩm quyền.
- Sau khi kiểm tra thiết bị điện trước khi sử dụng, nếu tình trạng máy
đạt yêu cầu sẽ dán tem theo mã màu của tháng đó và ký tên người kiểm tra đo điện lên tem màu. Các tủ điện, trạm điện đều phải được dán nhãn cảnh báo nguy hiểm theo quy định.
- PTBVCN khi sử dụng với điện áp cao như: găng tay điện, ủng cách
điện, thảm cách điện cần được kiểm tra định kỳ 06 tháng/lần.
- Hệ thống tủ, bảng phân phối điện phải được bố trí ở các vị trí khơ ráo. Mỗi tủ điện đều có 2 lớp cửa bảo vệ và có khóa. Trên cửa tủ có sơ đồ mạch
điện, cảnh báo nguy hiểm và thông tin liên lạc thợđiện trong trường hợp khẩn cấp. Mỗi mạch điện đều được dán nhãn rõ ràng và có một bảng sơ đồ phân phối mạch điện được đặt tại mỗi tủ phân phối. Các tủ phân phối con sẽ được bố trí ở khu vực làm việc làm sao cho dây dẫn nối dài từ dụng cụ cầm tay tới tủ dài không quá 30m.
- Các thiết bị bảo vệ chống giật như thiết bị dư dòng RCD, thiết bị
chống rỏ tiếp đất ELCB với định mức 30mA được lắp đặt cho toàn bộ các tủ phân phối và được kiểm tra, thử lại trước khi sử dụng.
- Cáp tiếp địa màu bắt buộc là xanh lá cây và màu vàng, là loại đồng lá bện hoặc hợp kim đồng. Mỗi mối nối tiếp địa và đầu nối phải được đấu nối cẩn thận bằng cách ép đầu cốt hoặc dùng kẹp. Loại vật tư dùng để đấu nối là kim loại màu.
- Có 3 loại ổ cắm phích cắm sử dụng tại công trường: loại ổ cắm –
phích cắm 3 chân dùng cho điện 1 pha 16 ampere, loại ổ cắm – phích cắm 5
chân dùng cho điện 03 pha 32 ampere, loại ổ cắm – phích cắm 4 chân dùng
cho điện 3 pha 63 ampere. Ổ cắm điện công nghiệp sử dụng trong công
trường quy định bắt buộc tối thiểu IP 44 trở lên
- Máy phát điện phải có cọc tiếp địa riêng biệt, kích thước đường kính tối thiểu của cọc tiếp địa là 25mm. Công suất lớn nhất của aptomat chính máy
phát điện là 100mA.
- Hệ thống chiếu sáng tạm trên công trường cần phải tuân thủ những
điều kiện như: Đèn chiếu sáng và các phụ kiện lắp đặt trên công trường phải làm loại chống thấm nước, buộc chặt tất cả các đường đi của cáp điện. Lắp
đặt đèn chiếu sáng được yêu cầu đối với tất cảcác chướng ngại vật …
- Nhà thầu phải có sơ đồ mạng điện, có aptomat tổng và các aptomat
nhánh để có thể cắt điện tồn bộ hay từng khu vực cơng trình khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải tách biệt.
- Không sử dụng dây điện trần để dẫn điện (trừ thanh dẫn trong tủđiện, tiếp điểm của cầu dao, cầu chì, các cực của máy điện và dụng cụđiện…)
- Mỗi tháng ít nhất một lần thợ điện phải đo kiểm tra điện trở cách điện của máy sử dụng điện, đo điện trở nối đất dây tiếp địa của các tủ điện trên
công trường và báo cáo Ban QLDA theo biểu mẫu: “ Báo cáo kiểm tra máy móc, thiết bị”
Hình 3.9: Kiểm tramáy móc, thiết bị điệnđịnh kỳ tại dự án
The Matrix One
3.2.3. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn
vệ sinh lao động
Tại thơng tư số36/2019/TT-BLĐTB ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội ban hành “danh mục các loại máy, thiết bị vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ”. Đối với công trường xây dựng thường được sử dụng vận thăng, cần trục tháp, máy bơm bê tông, máy khoan cọc nhồi…Những thiết bị này có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự
cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và mơi trường. Chính vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ, thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị. Tuy nhiên, một số nhà thầu thi công chưa tuân thủ đúng mức trong quá trình lắp đặt, sử
hiện một số giải pháp nâng cao cơng tác quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ dưới đây:
- Nhà thầu sử dụng phải chấp hành các quy định kỹ thuật của nhà sản xuất và những giới hạn áp dụng trong khi vận hành các loại thiết bị. Khi khơng có các
quy định của nhà sản xuất, những giới hạn quy định cho thiết bị dựa trên cơ sở đánh giá của kỹsư đủ năng lực, và lập thành biên bản. Tải trọng vật cẩu không
được vượt quá khảnăng hay phạm vi mà nhà sản xuất khuyến cáo.
- Các qui định về sức nâng tải, tốc độ di chuyển, các cảnh báo mối nguy
đặc biệt, hoặc chỉ dẫn, phải được gắn lên thiết bị ở vị trí dễ nhìn thấy. Các chỉ dẫn
hoặc cảnh báo phải ởnơi người lái cẩu dễquan sát khi đang làm việc ở buồng lái. - Ra hiệu bằng tay cho lái cẩu phải tuân thủ quy định theo tiêu chuẩn
đối với loại cẩu sử dụng. Hình ảnh minh họa phải đặt trên cơng trường.
Hình 3.10: Sơ đồ tải trọng cần trục tháp
- Đơn vị sở hữu thiết bị phải chỉ định người đủ năng lực kiểm tra tất cả các loại máy móc thiết bị trước mỗi lần sử dụng, và trong quá trình sử dụng,
để đảm bảo thiết bị hoạt động trong điều kiện an toàn. Bất kỳ hư hỏng nào phải được sửa chữa, hoặc thay thếtrước khi sử dụng.