Chương III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.4. Thí nghiệm 1b: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme α-amylase và thời gian
gian thuỷ phân đến khả năng thủy phân nguyên liệu mít nghệ
+ Mục đích: xác định nồng độ enzyme α- amylase và thời gian thủy phân thích hợp cho hiệu suất thủy phân nguyên liệu đạt hiệu quả cao.
+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên với 2 nhân tố, 2 lần lặp lại. Nhân tố C: nồng độ enzyme α- amylase (7 mức độ);
C0 = 0%; C1 = 0,05 %; C2 = 0,1%; C3 = 0,2 %; C4 = 0,3 %; C5 = 0,4%; C6 = 0,5% Nhân tố D: thời gian thủy phân (5 mức độ),
D1 = 20 phút; D2 = 30 phút; D3 = 45 phút; D4 = 60 phút; D5 = 75 phút Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
+ Phương pháp tiến hành: Lấy 100g mít đã pha lỗng và xay nhuyễn.Chỉnh nhiệt độ và pH ở điều kiện tối ưu đã được xác định ở thí nghiệm trước, cho mẫu vào waterbath đợi đến khi nhiệt độ dung dịch mít bằng với nhiệt độ cần phản ứng mới bổ sung enzyme alpha amylase với từng mức nồng độ khác nhau. Thủy phân với 5 mức độ thời gian: 20
C0C1C2C3C4C5C6 C0C1C2C3C4C5C6 C0C1C2C3C4C5C6 C0C1C2C3C4C5C6 C0C1C2C3C4C5C6 D1 D2 D3 D4 D5
Vơ hoạt enzyme (1000C,10 phút)
Phân tích đường khử Chỉnh nhiệt độ và pH tối ưu
Bổ sung enzyme α- amylase với nồng độ khác nhau
Thủy phân Mít (xơ + múi) 30%
phút; 30 phút; 45 phút; 60 phút, 75 phút và đợi hết từng khoảng thời gian cần thí nghiệm, rồi lấy mẫu ra ứng với từng khoảng thời gian, sau khi thủy phân lấy mẫu ra cho vào nồi đã giữ nhiệt ở 1000C thật nhanh, rồi giữ trong 10 phút để vô hoạt enzyme. Lưu ý: tránh đun nước quá sôi khi vô hoạt enzyme vì sẽ làm đường trong mẫu bị caramen hóa, làm tổn thất đường.
+ Chỉ tiêu theo dõi:
Xác định hàm lượng đường khử trong dung dịch thủy phân bằng phương pháp Bertrand.