THÍ NGHIỆM 1C: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CƠ CHẤT ĐẾN

Một phần của tài liệu Sử dụng enzyme alpha amylase và gama amylase đường hoa mít (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. THÍ NGHIỆM 1C: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CƠ CHẤT ĐẾN

ĐẾN VẬN TỐC PHẢN ỨNG, XÁC ĐỊNH PHƯƠNG TRÌNH MICHELIS

MENTEN TRÊN CƠ CHẤT MÍT

Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, pH, nồng độ enzyme và thời gian thủy phân ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme α- amylase, thì yếu tố nồng độ pha lỗng mít cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thủy phân tinh bột của nguyên liệu và chất lượng dịch thu nhận được sau thủy phân. Thí nghiệm tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ pha lỗng mít đến hoạt tính enzyme α- amylase và xác định động học phản ứng enzyme α-amylase trên cơ chất mít.

Thí nghiệm được tiến hành với các giá trị nồng độ mít được pha lỗng với nước ở tỉ lệ 0% mít, 5% mít, 10% mít, 15% mít, 20% mít, 25% mít, 30% mít, 35% mít, 40% mít, chọn thời gian thủy phân 20 phút vì thời gian xác định càng ngắn càng tốt. Vì một số enzyme bị ức chế bởi cơ chất ở nồng độ quá cao; hoặc bị giảm hoạt độ nhanh chóng theo thời gian ở nhiệt độ phân tích, thơng thường thời gian xác định hoạt độ từ 5 đến 30 phút.

Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong bảng 12.

Bảng 12 . Hàm lượng đường khử thu được sau quá trình thủy phân bằng enzyme α- amylase ở các nồng độ mít khác nhau Nồng độ mít (%) Vận tốc phản ứng (UI) 0 5 10 15 20 25 30 35 40 0a 2,79b 4,27bc 4,79cd 5,44cde 6,05de 6,33e 6,31de 6,29de Ghi chú

đậm thể hiện mẫu có hàm lượng đường thu được cao nhất so với các mẫu còn lại. Các giá trị ghi trong bảng là kết

quả trung bình của 2 lần lặp lại.

Kết quả ở bảng 12 cho thấy, với cùng nồng độ enzyme α- amylase (0,1%), thời gian thủy phân (20 phút), pH tối ưu 3,6, nhiệt độ tối ưu (54,50C) nhưng với nồng độ mít khác nhau vận tốc phản ứng khác nhau [v = µmol đường khử/ (thời gian thủy phân * ml enzyme sử dụng)] khác nhau và tăng từ nồng độ 0% đến 30%, nhưng từ 35% đến 40% vận tốc phản ứng giảm dần do nồng độ cơ chất cao có tác dụng kìm hãm vận tốc phản ứng, bên cạnh đó nồng độ cơ chất cao nên dung dịch rất đặc, độ nhớt cao làm cản trở enzyme gặp cơ chất. Như vậy ở nồng độ mít 30% vận tốc phản ứng đạt lớn nhất (6,33 UI)

Tuy nhiên khi xét về mặt ý nghĩa thống kê ta thấy vận tốc phản ứng thu nhận được khi thủy phân với nồng độ mít 20%, 25%, 35%, 40% khơng có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 5%, Chứng tỏ có sự ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến phản ứng thủy phân bởi enzyme α-amylase , vận tốc ở nồng độ 30%, 35%, 40% không khác biệt ý nghĩa nhiều do ở nồng độ 35%, 40% quá đặc, enzyme tiếp xúc với cơ chất khó, khơng thủy phân được triệt để. Còn ở nồng độ 5%, 10%, 15%, 20% khác biệt không ý nghĩa do chưa đủ cơ chất để thủy phân, nồng độ cơ chất cịn q nhỏ

Hình 14. Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất đến vận tốc phản ứng

Dựa vào hình 13 ta thấy ở nồng độ 30% vận tốc phản ứng đạt cực đại (Vmax= 7,9701 ± 0,2199), km= 9,0905 ± 0,8308)

Vmax= 7,9701 ± 0,2199 (IU) km= 9,0905 ± 0,8308

Một phần của tài liệu Sử dụng enzyme alpha amylase và gama amylase đường hoa mít (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)