Phương pháp tưới tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu Bình Dương (Trang 72 - 88)

Nguồn nước tưới cho các vườn cây ở khu vực này hầu hết được cung cấp từ nước sông Sài Gòn thông qua hệ thống các kênh rạch. Khi triều lên, nước từ các kênh rạch lớn qua các rạch chính, mương nhỏ vào vườn qua các bọng để tưới cho cây. Ngược lại, khi nước ròng, nước từ các mương trong vườn rút qua bọng và lại theo hệ thống kênh rạch chảy ra sông Sài Gòn. Trước đây, phương pháp tưới tiêu này thể hiện rất nhiều ưu điểm :

- Vào mùa khô, nước triều từ sông Sài Gòn đẩy vào giúp cho vườn cây tránh được tình trạng khô hạn.                                                        Mương cái Bọng thoát nước

- Vào mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn sông Sài Gòn đổ xuống, mang theo phù sa cung cấp cho vườn cây. Ngoài ra, đây còn là nguồn nước ngọt có tác dụng rửa phèn, rửa mặn tích tụ ở các mương nước của vườn trong mùa khô, giúp cho cây tăng trưởng tốt.

Hiện nay, nguồn nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm, hàm lượng phù sa giảm nhiều do lắng đọng tại hồ Dầu Tiếng nên chất lượng nước tưới cho cây trồng bị suy giảm mạnh, ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất cây trồng.

Hình 4.12. Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nguồn nước tưới cho vườn cây

Ngoài nguồn nước sông Sài Gòn, người dân còn dùng nước giếng và nước mạch để tưới cây. Tuy nhiên, số vườn sử dụng phương pháp tưới này không nhiều, chủ yếu tập trung ở ấp Hưng Lộc thuộc xã Hưng Định do địa hình ở đây tương đối cao, không thể nhận nước từ sông.

Như vậy, có thể thấy rằng, sự phát triển của vườn cây ăn trái thuộc khu vực nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều về chất lượng nước sông Sài Gòn, nước ở các kênh rạch thông với sông và độ ổn định của con nước. Mọi sự biến động như ô nhiễm nguồn nước hay ngập úng đều gây ảnh hưởng xấu đến năng suất vườn cây.

1. Tình hình suy giảm năng suất vườn cây

Theo hống kê của Phòng Kinh Tế huyện Thuận An, năng suất trung bình của các loại cây ăn trái biến động qua các năm như sau : (Bảng 4.8)

Bảng 4.8.Diễn biến năng suất các loại cây ăn trái qua các năm

Đơn vị : tạ/ha Loại cây Năm

1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Măng cụt 8 32 30 21 15 15 15 Sầu riêng 10 20 20 30 24.7 24.7 18.7 Dâu,Bòn Bon 32 35 30 30 25 25 23 Chuối 80 80 80 60 60 30 35 Mít 50 57 28.4 38.5 29.1 29.2 32.1 Chôm Chôm 32 30.1 25 25 20 21.5 17.5 Bưởi 25 30 20 20 26.6 27.5 33.6 Các loại cây ăn trái khác 28 28 28 28 28 28.5 34.8

(Nguồn : Báo cáo phương án khắc phục ngập úng, nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái huyện Thuận An – Phòng kinh tế huyện Thuận An)

So với năm 1999 thì năng suất của các loại cây ăn trái chính như măng cụt, sầu riêng ở các năm sau đó có gia tăng. Các loại khác như dâu, bòn bon, chuối, mít năng suất giảm đi thấy rõ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2001, 2002 năng suất của hầu hết các loại cây ăn trái đã bị giảm nhiều. Năng suất của cây măng cụt chỉ còn 12 tạ/ha năm 2005 giảm gần 60% so với năm 2000. Theo kết quả khảo sát trực tiếp tại các xã An Sơn, Hưng Định, Bình Nhâm và thị trấn An Thạnh, năm 2006 hầu hết các loại cây chính của khu vực nghiên cứu như sầu riêng, măng cụt đều không cho trái, ngay cả những cây ngắn ngày thì sản lượng cũng không nhiều như các năm trước đây. Năng suất của các loại cây ăn trái chính như măng cụt,

sầu riêng, dâu có xu hướng giảm dần bắt đầu từ năm 2001 – 2002. Nguyên nhân của sự suy giảm năng suất này là hiện tượng chết và suy thoái hàng loạt của các vườn cây xảy ra trong vài năm gần đây.

2. Tình trạng chết và suy thoái cây ăn trái a. Phân bố vùng cây chết và suy thoái

Hiện tượng chết cây hàng loạt xảy ra tập trung ở các khu vực có địa hình trũng, các khu vườn cây nằm dọc theo đê bao An Sơn – Lái Thiêu hoặc nằm sát các đường lộ mới xây dựng. Ngoài ra, hiện tượng chết cây còn xảy ra ở những vùng đất có địa hình cao (Ấp Hưng Lộc, Hưng Phước xã Hưng Định).

b. Tỷ lệ chết và suy thoái cây ăn trái

- Số lượng vườn có nhiều cây chết (tỷ lệ cây chết >50%) chiếm 68%, vườn ít cây chết (tỷ lệ cây chết <25%) và bị suy thoái chiếm 32%.

- Loại cây chính được trồng ở khu vực này là sầu riêng và măng cụt. Điều tra về tình trạng cây măng cụt và sầu riêng hiện nay :

• Số lượng vườn cây có cây măng cụt chết từ 25 – 100% chiếm tỷ lệ khá lớn là 78%. Số còn lại (22%) là các vườn cây măng cụt chết ít hoặc không chết. Tuy nhiên, trong số này nhiều vườn cây măng cụt đang có biểu hiện suy thoái.

• Số lượng vườn cây sầu riêng bị chết từ 25% đến chết trắng cả vườn chiếm tỷ lệ rất cao (90%). Như vậy có thể thấy cây sầu riêng bị chết với tỷ lệ cao hơn cây măng cụt. Sầu riêng là loại cây chịu ngập úng kém hơn. Điều đó chứng tỏ tồn tại mối liên quan giữa tình trạng ngập úng và hiện tượng chết cây ăn trái.

Hình 4.14. Kết quả điều tra tình trạng vườn trồng sầu riêng

Qua khảo sát thực tế thì ngoài sầu riêng, măng cụt bị chết và suy thoái thì các loại cây chịu ngập kém hơn như bòn bon, dâu, mít tố nữ cũng bị chết nhiều. Các loại cây trồng xen nhưng chịu ngập tốt như cau, xoài, mãng cầu thì hầu như không bị chết.

c. Biểu hiện chết và suy thoái cây ăn trái

Cây bị chết và suy thoái ở mọi độ tuổi.

Cây bị chết theo 2 dạng : chết nhanh và suy thoái dần rồi chết.

Biểu hiện cây bị suy thoái dần rồi chết : thường biểu hiện ở cây sầu riêng và măng cụt.

• Biểu hiện của cây măng cụt : lá bị queo nhỏ, năng suất giảm dần, cây chết từng nhánh. Khi đào các gốc cây lên thì rễ bị thối. Thời gian từ khi cây có biểu hiện suy tới khi chết hẳn kéo dài khoảng 2 đến 4 năm.

• Biểu hiện của cây sầu riêng : lá cây suy nhỏ dần ở phần ngọn, lá cây rụng từ trên ngọn xuống, tỷ lệ đậu trái thấp hoặc không cho trái, thời gian suy thoái và chết kéo dài khoảng 1 đến 2 năm. Đào gốc lên thì thấy rễ bị hư thối và bị mục.

3. Nguyên nhân gây chết cây

Kết quả điều tra cho thấy thì các nguyên nhân gây suy thoái và chết cây gồm : + Nước thải công nghiệp, nước thải chăn nuôi

+ Ngập úng, thời tiết + Sâu bệnh

Ở Hưng Định, phần lớn số hộ dân cho rằng nguyên nhân gây chết cây là do nước thải công nghiệp (chiếm 69.2%). Chỉ có 15.4% nhận định ngập úng là nguyên nhân gây chết cây.

Số hộ cho rằng cây chết còn do các nguyên nhân khác như nước thải chăn nuôi, thời tiết, bệnh cây … Điều này là do các ấp Hưng Lộc, Hưng Phước thuộc Hưng Định mặc dù ít chịu ảnh hưởng của ngập úng nhưng lại ở đầu nguồn của suối Chòm Sao – nơi tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Việt Hương nên vẫn xảy ra tình trạng cây chết hàng loạt.

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa xã Hưng Định và 3 xã, thị trấn còn lại là An Sơn, Bình Nhâm về cách nhận định nguyên nhân gây chết cây của người dân.

Ở An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm, tỷ lệ người dân nhận định nước thải công nghiệp là nguyên nhân gây chết cây thấp hơn ở Hưng Định, chỉ chiếm 24.3%. Trong khi đó, tỷ lệ số hộ dân cho rằng cây chết là do ngập úng lại cao hơn ( chiếm 64.8%). Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như nước thải chăn nuôi, bệnh cây... Bên cạnh đó, 58% các hộ ở cả 4 xã được điều tra cũng cho rằng cây chết là do tổng hợp tất cả các nguyên nhân kể trên.

Hình 4.15. Kết quả điều tra về nguyên nhân gây chết cây ở 3 xã An Sơn, An Thạnh, Bình Nhâm.

Như vậy có thể thấy rằng, theo nhận định của người dân thì cùng với nước thải công nghiệp, ngập úng cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chết cây.

4. Biện pháp khắc phục hiện tượng chết cây ăn trái a. Các biện pháp a. Các biện pháp

Trước tình trạng vườn cây bị suy thoái và chết, nhiều gia đình đã chặt bán số cây đang trên đà suy thoái, rất ít người chũa trị cho cây mà hình thức chủ yếu là bón phân thêm cho cây nhằm giúp cây phục hồi. Khi các cây có hiện tượng chết nhánh thì người dân đã chặt bỏ nhánh bị chết, nhằm tránh lây bệnh cho các nhánh khác hoặc trồng thêm một số cây mới để thay thế những cây bị chết.

Tuy nhiên, việc trồng thêm các cây mới cũng không đạt được hiệu quả cao và vẫn còn rất ít vì các hộ dân không có khả năng về tài chính, hơn nữa nhà nước chưa có các giải pháp tín dụng hỗ trợ người dân về vốn, giống …

Hình 4.17. Biện pháp khắc phục hiện tượng chết cây b. Hiệu quả của các biện pháp khắc phục tình trạng chết cây

Mặc dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng tình trạng chết cây vẫn không suy giảm

Hình 4.18. Biểu đồ về tình trạng cây sau khắc phục

Qua biểu đồ trên cho thấy số lượng cây hồi phục sau khi khắc phục là rất ít, chỉ khoảng 10.8%, trong khi đó thì số lượng cây tiếp tục chết lên đến 89.2%. Cho thấy hiệu quả của các biện pháp khắc phục trên là rất thấp.

4.2.6. Mối quan hệ giữa tình trạng ngập úng và hiện tượng chết cây

Ngập úng là một trong cách nguyên nhân chính gây suy thoái và chết cây. Kết quả khảo sát tại địa bàn cũng cho thấy tồn tại mối liên quan giữa hai hiện tượng này, thể hiện ở chỗ :

+ Phân bố vùng ngập và vùng cây chết tương đồng, chỉ có một ngoại lệ ở ấp Hưng Lộc – Hưng Định.

+ Thời điểm cây bắt đầu chết hàng loạt trùng với thời điểm ngập gia tăng ( năm 2000 – 2001 ).

+ Các loại cây chịu ngập kém bị chết nhiều.

Mối liên quan giữa tình trạng ngập úng và hiện tượng chết cây được thể hiện rõ qua kết quả so sánh về tình trạng ngập ở hai loại vườn cây (vườn nhiều cây chết và vườn ít hoặc không có cây chết, quy ước gọi là vườn ít cây chết) tại An Sơn, An Thạnh và Bình Nhâm. Kết quả thu được như sau :

Hình 4.19. Kết quả so sánh tình trạng ngập ở các vườn nhiều cây chết và vườn ít cây chết

Biểu đồ cho thấy trong số các vườn nhiều cây chết, tỷ lệ các vườn bị ngập rất cao (chiếm 73.5%). Trong khi đó, tỷ lệ các vườn cây ít chết bị ngập thấp hơn (chiếm 64%).

Thời gian nước úng trong mỗi lần ngập cũng ảnh hưởng đến tình trạng chết cây. Thời gian ngập úng càng dài, cây chết càng nhiều. Số liệu ở bảng 4.9 cho thấy : thời gian nước úng vượt quá ngưỡng chịu ngập (>15 ngày) của các loại cây trồng chính ở các vườn nhiều cây chết chiếm 22.9%. Trong khi ở các vườn ít cây chết, không có vườn nào bị ngập lâu như vậy.

Số ngày ngập/lần Vườn nhiều cây chết Vườn ít cây chết

<= 3 ngày 44.6% 32.4%

4 – 5 ngày 14.4% 18.9%

6 – 7 ngày 18% 40.6%

15 - 30 ngày 16.9% 0%

> 30 ngày 6% 0%

Bảng 4.9.Bảng so sánh thời gian ngập giữa vườn nhiều cây chết và vườn ít cây chết.

Có thể kết luận rằng tồn tại mối tương quan rõ rệt giữa tình trạng ngập úng và hiện tượng chết cây : vườn ngập nhiều  cây chết nhiều; vườn ngập ít  cây chết ít.

4.3. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4.3.1 Các biện pháp khắc phục ngập úng 4.3.1 Các biện pháp khắc phục ngập úng

1 Các biện pháp tăng tốc độ tiêu thoát nước của hệ thống kênh rạch

Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án nội đồng An Sơn – Lái Thiêu. Bên cạnh đó là sự điều chỉnh trình tự thi công hợp lý : nạo vét sông và các kênh rạch lớn trước, các kênh rạch và mương nhỏ nạo vét sau. Quá trình thi công cần phải được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của ban quản lý dự án để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và kỹ thật. Đồng thời, ở mỗi khu vực cần lập ra ban đại diện nông dân để theo dõi việc thi công công trình. Điều này nhằm đảm bảo việc nạo vét kênh không gây ra những ảnh hưởng xấu tới các vườn cây lân cận như : làm vỡ hay tắc bọng thoát nước gây úng cục bộ. Mặt khác, trong quá trình nạo vét cần phải gia cố bờ kênh thật vững chắc để tránh hiện tượng sạt lở. Nên hạn chế đào các gốc cây ở hai bên bồ vét mương vì chính hệ thống rễ cây giúp cho bờ mương được vững chắc.

Lắp đặt hệ thống cống thoát nước ở hai bên các đường lộ mới để tránh tình trạng nước mưa tràn xuống các vườn ở hai bên đường gây ngập.

Triển khai nhanh việc xây dựng hệ thống đê bao An Sơn – Lái Thiêu. Song song với việc làm này, cần khắc phục các lỗi kỹ thuật đã gây ra trong quá trình thi công công trình trước đây: thay các cống thoát nước nhỏ bằng các cống có tiết diện lớn hơn, hạ thấp cao trình đặt cống để giúp nước từ khu vực vườn cây bên trong đê bao thoát ra sông Sài Gòn dễ dàng.

- Xả nước hồ Dầu Tiếng vào cuối mùa nắng để rửa mặn và rửa phèn cho vườn cây.

- Vào mùa mưa, cần điều tiết việc xả lũ hợp lý, tránh xả ồ ạt gây ngập lớn, tránh xả lũ trùng với điểm triều cường.

4.3.2 Các biện pháp nhằm giảm thiệt hại cho vườn cây ăn khi bị ngập úng

Chịu ngập vào mùa mưa là thuộc tính khách quan của khu vực vườn cây ăn trái Lái Thiêu – Bình Dương, do ảnh hưởng của lũ sông Sài Gòn và lượng mưa tập trung. Do đó, song song với các biện pháp giảm ngập, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tối đa thiệt hại cho vườn cây khi bị ngập là cần thiết.

Các biện pháp thực hiện trong giai đoạn xảy ra ngập

• Củng cố bờ bao quanh vườn và sông rạch tưới tiêu. Ngoài việc đắp bờ bao cần phải phối hợp việc bơm thoát nước và chống rò rỉ.

• Hạn chế đi lại trong vườn để không làm tổn thương rễ cây. Nếu không bảo vệ bờ bao nên để nước chảy tự nhiên trên mặt líp vì dòng chảy thoáng sẽ cung cấp một phần dưỡng khí giúp rễ cây có thể hô hấp được tốt hơn. • Tạo mọi điều kiện để thuận lợi cho việc hạ nhanh mực thủy cấp trong

vườn, thông thoáng dòng chảy.

4.3.3. Các biện pháp hỗ trợ nhằm khắc phục hiện tượng chết cây

Ngập úng không phải là nguyên nhân duy nhất gây chết cây. Cùng với ngập úng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu kết hợp với phương pháp canh tác chưa hợp lý của nông dân cũng góp phần làm cho cây bị suy thoái và chết. Do đó, nhằm khôi phục và phát triển vườn cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương, song song với các biệp pháp chống ngập cần phải tiến hành các biện pháp hỗ trợ, bao gồm :

1. Các biện pháp nhằm giảm mức độ ô nhiễm của nguồn nước tưới tiêu a. Quản lý chặt chẽ nguồn nước thải công nghiệp

• Thường xuyên kiểm tra, phân tích, đánh giá nguồn nước thải của các KCN,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu Bình Dương (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)