Thay đổi tùy loại cây, cần bố trí thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển lâu dài. Có thể trồng dầy trong giai đoạn đầu nhưng sau đó phải tỉa bỏ bớt khi cây giao tán để giữ khoảng cách thích hợp. Cần kết hợp khoảng cách trồng với kiểu trồng thích hợp.
Hình vuông và hình chữ nhật:
Là kiểu trồng phổ biến, trên líp trồng 2 hàng theo dạng hình vuông hay hình chữ nhật, kiểu trồng này dễ dàng áp dụng cơ giới hóa và chăm sóc.
Nanh sấu
Líp được trồng 2 hàng so le, kiểu trồng này thích hợp với trồng dày.
Chữ ngũ
Líp được trồng 3 hàng, hai hàng bìa được trồng theo kiểu hình vuông, thêm một hàng ở giữa. Kiểu trồng này tăng được 15% số cây, nhiều hơn so với kiểu trồng hình vuông.
Tam giác
Líp được trồng 3 hàng, hai hàng bìa trồng theo kiểu chữ nhật, thêm 1 hàng ở giữa. Kiểu trồng này tăng được 50% số cây so với kiểu trồng chữ nhật.
2.3. MỘT SỐ GIỐNG CÂY ĂN TRÁI ĐIỂN HÌNH Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU CỨU
2.3.1. Cây Măng Cụt (Garcinia Mangostana – Họ Bứa Guttiferae) 1. Giới thiệu
Măng cụt là một trong những loại trái cây nhiệt đới cao cấp, được người ta ưa thích bởi hương vị thơm, ngon. Mặc dù măng cụt đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao nhưng diện tích măng cụt chưa tăng nhanh vì loại cây này có yêu cầu về khí hậu khá nghiêm ngặt, hạt khó tồn trữ, cây khó nhân giống, chậm phát triển và lâu cho quả. Malaysia là quê hương của Măng cụt, sau đựơc trồng nhiều ở các nước
Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Việt Nam. Ở Việt Nam thì măng cụt được trồng nhiều ở Lái Thiêu và rải rác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
2. Đặc điểm thực vật
Không giống như những loại cây khác, rễ cây măng cụt không cụt không có lông hút nên cây dễ bị thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng. Rễ măng cụt phát triển chậm, yếu và nông, chủ yếu tập trung ở đất mặt. Vì vậy khi còn non cây cần được che mát và tưới và tưới nước thường xuyên. Trong điều kiện giàu khí CO2 bộ rễ có thể phát triển, gia tăng gấp đôi so với bình thường (theo Downton và công sự, năm 1990).
Thân măng cụt trưởng thành có thể cao từ 8 – 25m, có dáng thẳng, đẹp, vững chắc. Trong vỏ thân cây có chứa Tanin, Mangostin, Amilisin dùng làm dược liệu.
Lá măng cụt có màu xanh thẫm và bóng mượt ở mặt trên, mặt dưới có màu vàng, mốc. Ở cây trưởng thành đợt ra lá vào khoảng tháng 9 – 10 dương lịch rất quan trọng vì đợt trưởng thành kịp có thể trổ hoa vào tháng 1 và cho thu hoạch từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 6.
Hoa thường mọc đơn độc hay từng cặp ở đầu các cành nhỏ ở những cây đã trưởng thành. Măng cụt không có hạt phấn và hạt phát triển từ phôi tâm. Hạt chỉ phát triển nhờ phôi bất định nên cây trồng từ hạt có đặc tính hoàn toàn giông cây mẹ. Trong thời kỳ cây ra hoa phải chú ý đến công tác tưới nước cho cây, vì khi cây ra hoa mà gặp mưa thì chồi hoa sẽ phát triển thành chồi ngọn, mầm hoa chuyển thành mầm lá, nên thay vì ra hoa cây sẽ ra lá non làm giảm đáng kể năng suất của cây.
Quả măng cụt thuộc dạng quả nang, vỏ dày, cứng, láng và có màu xanh đọt chuối khi còn non và chuyển sang màu tím sẫm khi chín. Bên trong có từ 4 – 8 múi trắng đục, múi có hạt hoặc không. Phần ăn được chỉ chiếm khoảng 30%. Hạt phát triển theo kiểu sinh trinh, không được thụ phấn như các loại cây có hạt khác. Vì vậy, cây con sẽ có đặc tính giống hệt cây mẹ.
Nhân giống bằng hạt thì cây cho quả chậm khoảng 7 – 8 năm, vì vậy việc mở rộng diện tích trồng cây măng cụt bị hạn chế.
3. Đặc điểm sinh lý
Măng cụt mọc tốt ở nhiệt độ từ 25 – 300C, nếu dưới 50C cây sẽ chết, trên 350C cây có hiện tượng cháy lá. Măng cụt là loại cây thích hợp ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Yêu cầu về độ ẩm của cây là trên 80% và phải được cung cấp nước đầy đủ. Lượng mưa trên 12000 mm/năm, phân bố đều. Tuy nhiên, mưa quá nhiều, công tác tưới tiêu không tốt gây úng, điều nay gây ảnh hưởng xấu cho cây măng cụt, nhất là trong thời kỳ ra hoa của cây. Cây còn non cần được cung cấp nước đầy đủ, nếu không cây dể bị chết. Măng cụt cần được che nắng, giảm bớt 30% - 50% lượng ánh sáng trong 4 năm đầu, nhưng nếu che năng quá mức có thể làm cây cao và gầy, biểu hiện sau đó là còi cọc, thiếu chất dinh dưỡng. Độ cao thích hợp cho cây măng cụt là 70 – 160m. Đất trồng cây măng cụt phải nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ, nhưng phải thoát thủy tốt, pH thích hợp là 5 – 7. Vì rễ cây măng cụt phát triển chậm, tập trung ở phần đất mặt, do đó khi có gió to thì có thể gây gãy cành, ảnh hưởng đến hoa, quả.
4. Phương pháp canh tác
Để trồng cây măng cụt đạt hiệu quả: cây măng cụt sinh trưởng tốt, cho năng suất với sản lượng cao, thì phải trồng cây măng cụt ở những vùng đất và sinh thái thích hợp.
Măng cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao và ẩm, cần nhiều nước. Măng cụt phát triển tốt ở những vùng có độ ẩm cao trên 80% và lượng mưa trên 12000/năm. Nhưng nếu mưa nhiều và trước thời kỳ ra hoa thì sẽ làm cho mắt hoa phát triển thành mầm ngọn. Nhiệt độ thích hợp cho măng cụt phát triển là 25 – 300C. Nếu nhiệt độ dưới 200C thì măng cụt ngưng phát triển hay chậm phát triển. Nếu nhiệt độ trên 350C hoặc dưới 50C thì cây sẽ chết. Thường trồng măng cụt vào đầu tháng 6 dương lịch khi mùa mưa bắt đầu thật sự để tiết
kiệm công tưới nước. Cây măng cụt có thể thích hợp với nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đât phì nhiêu, sét pha cát giữ được nước nhưng không bị úng, lớp đất mặt dày 2m, độ pH của đất là 5 – 6, không nhiễm phèn nhiều. Độ cao thích hợp cho cây măng cụt là 160m, nhưng thích hợp nhất là khoảng 70m. khoảng cách trồng cây măng cụt thích hợp nhất là 7 x 7m – 9 x 9m (tương ứng với mật độ 204 cây – 123 cây /ha) tùy theo đất tốt hay xấu. Công tác thiết kế mương líp rất quan trọn và được áp dụng khá phổ biến ở các vườn cây măng cụt vùng đất thấp. Nhằm nâng cao địa hình, lập hệ thống thoát nước kết hợp với tưới nước trong mùa khô, và tầng đất đủ dày để đảm bảo sự phát triển của rễ. Mặt líp cao hơn mặt nước trung bình khoảng 1m. cần vét mương và bồi líp hàng năm.
5. Sâu bệnh
Măng cụt ít bị sâu hại hơn các loại cây ăn trái khác. Qua khảo sát cho thấy một số sâu, bệnh phổ biến ở cây măng cụt như: sâu vẽ bùa, bọ trĩ, rệp sáp, bệnh đốm rong đỏ, bệnh cháy chót lá, bệnh đốm lá.
Bệnh đốm rong đỏ (do tảo Cephaleuros virescens): rong tấn công trên các thân nhánh, tạo thành các đốm đồng tiền hay loang lỗ màu xám xanh hay vàng.
Bệnh đốm lá (do nấm Pestaliotopis sp.): đốm bệnh ban đầu thường màu vàng cam sau đó chuyển sang màu nâu đỏ, xung quanh có viền nâu sậm. Kích thước của bệnh có thể rất lớn hay nhiều vết bệnh nối với nhau làm lá bị khô cháy.
Bệnh cháy chót lá (do nấm Diplodia sp.): lá cháy từ chót vào, cũng có thể từ bìa lá vào thường xảy ra ở cặp lá thứ hai tính từ chót cành trở xuống.
Sâu vẽ bùa (Phycllonistic citrella): sâu non mới nở ăn biểu bì lá thành những đường ngoằn nghèo và gây cháy lá thành từng mãng.
Bọ trĩ (Thirip spp.): làm trái cây chảy nhựa, tạo thành các vết sẹo trên vỏ trái. Nhện đỏ (Tetracychus ssp.): nhện cắn phá vỏ trái làm vỏ cây sần sùi như da cám.
Sùng trắng (Apogonia sp.): sùng ăn phá rễ non.
6. Cách bón phân
Lượng phân bón (tính cho 1 cây) gồm : • Phân chuồn hoai: 20kg • Vôi: 2kg
• Tro: 2 giạ • Urê: 2kg • Lân: 3kg • Kali: 2 – 3 kg.
Trong một năm chia làm 3 lần bón, vào các thời kỳ sau:
• Lần 1: Sau thu hoạch: Phân chuồng + tro + vôi + N: P: K với tỉ lệ 20:20:10 (Urê: 0.95kg + Supe lân: 1.05kg + Kali: 0.55kg).
• Lần 2: Trước ra hoa 30 – 40 ngày: bón N:P:K với tỉ lệ 8:24:24 (Urê: 0.38kg + Supe lân: 1.25kg + Kali: 1.3 kg).
• Lần 3: Sau đậu trái bón N:P:K với tỉ lệ 13:13:21. (Urê: 0.62kg + Supe lân: 0.7kg + Kali: 1.15 kg).
2.3.2. Cây sầu riêng – Durio Ziberhinus Murr, họ Bông gạo Bombaceae 1. Giới thiệu
Theo Rutxen Oalaxơ trong cuốn Bán đảo “Maxlai năm 1869” thì “cấu tạo và hương vị của sầu riêng một cách khó tả, đó là một vị trứng, bơ, sữa, gia vị thêm bằng hạt hạnh đào và lẫn trong đó thoang thoảng có vị kem phomat, sốt hành xơri lên men…”. Tuy nhiên mùi sầu riêng quá mạnh đối với nhiều người, nhiều người không thích.
Sầu riêng là loại trái cây có dinh dưỡng, khoáng chất cao tuy hàm lượng vitamin chỉ ở mức trung bình. Sầu riêng có nguồn gốc ở Indonesia. Hiện nay, sầu riêng được trồng nhiều ở các nước Indonesia, Mã Lai, Thái Lan. Riêng ở Việt Nam bởi do yêu cầu về khí hậu nóng ẩm khá chặt chẽ nên sầu riêng chỉ được
trồng nhiều ở miền Nam, tập trung ở các tĩnh Tiêng Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Nai…
2. Đặc điểm thực vật
Ở những cây trường thành có chiều cao trung bình 25 – 30m. Thân cây thẳng, dạng cột. Tán cây không rậm rạp, lá tương đối thưa thớt. Lá không to lắm, mặt trên xanh, mặt dưới có những lông nhỏ màu nâu, óng ánh.
Hoa mọc trên cành lớn từng chùm. Mực dù hoa sầu riêng là hoa lưỡng tính nhưng không tự thụ phấn được. Môi giới thụ phấn là những con côn trùn và những con dơi nhỏ. Mỗi cây có từ 50 trái. Trái cây chín đạt chất lượng cao nhất khi quả chín mùi và rụng xuống đất. Quả sầu riêng có nhiều gai, vỏ quả tách làm 5 mảnh, có khoảng 5 múi tùy theo tình hình thụ phấn. Phần ăn được của quả sầu riêng chỉ chiếm 20 – 25% khối lượng trái, có khi còn ít hơn.
3. Đặc điểm sinh lý
Sầu riêng là loại trái cây đòi hỏi nghiêm ngặt về khí hậu cũng như đất đai nên không phải chỗ nào cũng trồng được sầu riêng.
Sầu riêng ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ vừa đủ không quá cao hoặc quá thấp, độ ẩm cao và ổn định, ít nắng, bức xạ không quá lớn. Sinh trưởng của cây thường bị giới hạn ở độ cao 800m với nhiệt độ thấp hơn 200C. Tuy nhiên ở Bảo Lộc và Di Linh tỉnh Đà Lạt ở độ cao 884m và 972m, nhiệt độ trung bình năm 210C, nhưng nhiệt độ duy trì, ít thay đổi. Vì vậy cây sầu riêng phát triển tốt tuy sinh trưởng và phát dục chậm hơn so với các vùng khác.
Sầu riêng cần nhiều nước, bình quân khoảng 2000 – 3000 mmm/năm hoặc nhiều hơn. Là loại cây ưa ẩm, đất âm nhưng nước không đọng. Khi cây còn non thì cần nhiều ánh sáng nhưng lượng ánh sáng tăng khi cây lớn khoảng 2200 – 2500 giờ/năm.
Sầu riêng phát triển tốt nhất trên đát pha cát, hoặc thịt pha sét, giàu hữu cơ, đất canh tác dày và thoát nước tốt. Khi bị ngập nước rễ cây dễ bị thối, gỗ dòn, dễ gãy, dễ bật gốc.
4. Phương pháp canh tác
Sầu riêng mọc tốt trên các loại đất phù sa. Trông trên đất xám và đất sét thì sầu riêng phát triển kém hơn. Đây là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Do rễ ăn sâu nên đòi hỏi chân đất sâu và thoát nước tốt. Sâu riêng có thể trồng ở độ cao khoảng 1000m (như ở Di Linh – Đức Trọng) tuy quả chín chậm hơn so với các vùng khác vài tháng. Vùng đất trồng sâu riêng cần có lượng mưa từ 2000 – 3000mm/năm, phân bố đều. Nếu lượng mưa thấp thì phải tưới bổ sung. Nhiệt độ thích hợp cho cây từ 20 – 400C. Nhiệt độ dưới 150C trong mùa đông thì trồng sầu riêng không có hiệu quả. Sầu riêng chịu úng kém, nếu đất trồng có tầng sinh phèn hay có nhiều độc tố hoặc dễ bị ngập úng thì không nên trông sầu riêng. Ở những vùng đất thấp nếu muốn trồng sầu riêng thì phải lên líp, kích thước mương líp tùy thuộc vào vùng đất cao hay thấp, tính chất lý hóa của đất, mặt líp nên cách mặt nước trung bình trong mương tối thiểu là 1m.
Sầu riêng là loại thân gỗ ưa sáng do đó phải trồng thưa để vườn được thông thoáng cây khỏe mạnh. Khoảng cách trồng biến đồng từ 8 – 12m tương ứng với mật độ 80 – 120 cây/ha. Khi cây còn nhỏ cần che mát và tứơi nước đầy đủ. Nên trồng cây vào mùa mưa để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển vào giai đoạn đầu sau trồng.
5. Sâu bệnh
Cũng giống như các loại cây ăn trái khác thì cây sầu riêng cũng bị các loại sâu bệnh phá hoại nhưng nguy hại nhất là các loại bênh làm chết cây trên diện rộng.
Rầy nhảy – Allocaridara malyensis: Thường xuất hiện trong các đọt ngọn non nhất là đầu mua khô. Rầy nhảy bám vào mặt dưới là non, đọt non chích hút nhựa là rụng lá, chết, khô cành.
Sâu đục cành – Cossidae, Lepidoptera: Sâu non đục vào trong ngọn cành làm cành chết khô.
Bộ rầy ăn hoa – thuộc họ Cleoepera: Ấu trùng của chúng sống trong đất, ăn rễ các loại cây, phát triển suốt mùa mưa và bắt đầu làm nhộng cuối mùa nắng. Thanh trung là một loại bọ cánh cứng ăn tạp, thường ăn lá, hoa hoặc trái non của các loại cây sầu riêng, măng cụt, ... vào ban đêm.
Sâu đục trái – Dichocrosis punctiferalis họ Lepidoptera: Sâu đục vào bên trong trái.
Bệnh chảy mủ cây – Phytopthora Palmivora: Nấm tấn công làm nứt vỏ cây, thân cây sần sùi và chảy mủ, cây chết đọt, chết cành, trái bị sượng.
Bệnh thán thư – Colectortichum Zibethium gây ra
Đây là loại bệnh khá phổ biến và nghiêm trọng, đặc biệt là trên cây con mới trồng. Lá bị cháy thành từng mảng to, bên trong có những viền gợn sóng màu nâu sậm xếp gần như đồng tâm nhau. Bệnh nặng làm lá khô, cháy, rụng, cây con bị hại kém phát triển, có thể chết.
Bệnh nấm hồng: Nấm Corticium salmonicolor.
Nấm làm nứt vỏ cành và khô chết cành. Trên các vùng chết khô, nấm tạo lớp mốc hay các gai nâm màu hồng từ các vết nứt ra.
6. Bón phân
Các nghiên cứu ở Malaysia cho biết cây sầu riêng tháp trồng được 18 năm tuổi có năng suất 7 tấn/ha đã lấy đi từ đất khoảng 16,4 Kg N, 3,9 kg P2O5 và 28,5 kg K2O; 2kg Ca và 3,4 kg Mg. mặc dù số lượng chất dinh dưỡng lấy đi từ đất không cao nhưng do cây sầu riêng cần nhiều đạm và kali. Lượng phân bón cho mỗi cây qua các năm tuổi được đề nghị như sau:
Năm thứ nhất: Bón cho mỗi cây từ 100 – 150g N, 50g P2O5 và 50g K2O, tương đương với 200 – 300g Urê, 300g Super lân, 10g K2O chia làm hai lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Trong năm thứ 2 – 3: mỗi năm bón cho cây khoảng 200 – 300g N, 100g P2O5
và 250g K2O. chia làm hai lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.
Năm bắt đầu cho trái: bón cho mỗi cây khoảng 500g N, 25g P2O5 và 250g K2O. có thể chia làm ba lần bón như sau:
Lần 1: bón 1/3 đạm và ½ Kali ở giai đoạn trước khi ra hoa. Lần 2: bón 1/3 đạm và ½ Kali khi trái có đường kính 10 – 15cm. Lần 3: bón 1/3 đạm và toàn bộ lân ở giai đoạn sau thu hoạch.
Năm cho trái ổn định: tăng dần lượng phân bón 2 – 3 Kg NPK (tỉ lệ 2:1:1) hàng năm cần kết hợp bón phân thêm khoảng 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục cho mỗi gốc.
Năm thứ nhất và hai nên pha phân để tưới. Từ năm thứ ba trở đi thì xới đất chung quanh gốc để bón. Đối với kali, không nên dùng phàn KCl vì dễ làm trái bị