Suối Chòm Sao hiện tại là một dòng suối cạn có chức năng như một kênh thoát nước thải và nước mưa. Trước đây khi khu vưc thượng nguồn và ven suối chưa diễn ra quá trình Công nghiệp hóa và đô thị hóa thì dòng suối vào mùa khô có một ít nước mạch từ lòng đất chảy vào suối. Tuy nhiên, từ năm 1990 trở lại đây dòng suối chỉ còn là một con suối cạn như một mương dẫn nước, song song đó từ bao nhiêu năm qua dòng suối này không được cải tạo, nạo vét dẫn đến lòng suối bị bồi lắng đất cát và kể cả rác sinh hoạt của người dân sống ven suối. Qua khảo sát trong các năm từ 1997 đến 2000 cho thấy nhiều đoạn lòng suối bị bồi lắng cao hơn đất tự nhiên, hai bên bờ dòng suối được đắp cao để ngăn nước không tràn vào vườn cây, nhà cửa của nhân dân.
Từ năm 1996 đến nay, khi KCN Việt Hương hình thành và Công ty TNHH Thành Tâm đi vào hoạt động tại xã Thuận Giao thì mỗi ngày suối Chòm Sao nhận một lượng lớn chất thải làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp và đô thị đã bê tông hóa nhanh vùng thượng nguồn của dòng suối, nhưng việc nạo vét, cải tạo dòng suối không được quan tâm kịp thời nên đã dẫn đến việc ngập úng các vùng thấp dọc theo suối khi trời mưa lớn. Trong giai đoạn 1997, 1998 khi công ty TNHH Thành Tâm mỗi ngày thải vào suối hàng trăm khối nước thải chứa nhiều bột giấy đã làm bồi lắng và ô nhiễm nghiêm trọng dòng suối, để giảm thiểu ô nhiễm các ngành liên quan đã nhiều lần kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và cuối cùng kiến nghị Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đình chỉ khâu xeo giấy của Công ty
TNHH Thành Tâm tại quyết định số : 1302/QĐ.CT ngày 16/4/1999. Kể từ tháng 4/1999 sau khi công ty TNHH Thành Tâm ngưng sản xuất khâu xeo giấy thì mức độ ô nhiễm giảm đáng kể, tuy nhiên theo phản ánh của nhân dân thì vấn đề ô nhiễm môi trườn vẫn tồn tại và trong năm 1999 một số vườn cây ăn trái dọc theo suối và vùng lân cận có hiện tượng bị suy thoái và chết dần. Qua khảo sát bước đầu cho thấy hiện tượng này có thể liên quan đến nhiều vấn đề như ảnh hưởng của nước thải công nghiệp, sinh hoạt, do ngập úng, sâu bệnh hay nhiễm phèn … . Tuy nhiên việc xác định nguyên nhân gặp nhiều khó khăn, do đó vào tháng 6/1999 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã cho phép thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây chết cây tại khu vực xã An Sơn, Hưng Định và đề xuất giải pháp khắc phục” , đề tài này do Viện Môi trường và tài nguyên thực hiện, nhưng sau đó trạm xử lý của KCN Việt Hương và dự án hệ thống thủy lợi An Sơn – Lái Thiêu chuẩn bị triển khai nên Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tạm thời ngưng thực hiện Đề tài. Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào để kết luận nguyên nhân cây bệnh, cây chết để làm cơ sở giải quyết các khiếu nại của nhân dân.
Có thể nói việc ô nhiễm môi trường và cây bị suy thoái và chết dần ở xã Hưng Định là có thật và đến nay sự việc vẫn đang tiếp tục diễn ra, chưa được các ngành chức năng giải quyết dứt diểm theo chức trách và nhiệm vụ được giao. Để giảm thiểu ô nhiễm và kiểm soát các nguồn thải, về phía Sở KHCNMT trong thời gian qua đã kiềm tra, đôn đốc nhắc nhở KCN Việt Hương và đến tháng 5/2001 KCN đã hoàn thành và đưa trạm xử lý nước thải đi vào hoạt động. Kết quả giám sát chất lượng nước sau xử lý vào các thời điểm kiểm tra cho thấy nước thải đạt tiếu chẩn TCVN 5945 – 1995 loại A – loại được phép thải ra môi trường. Tuy nhiên hiện tượng cây bị suy thoái và chết dần vẫn tiếp diễn và có xu hướng tăng lên
không chỉ ở khu vực xã Hưng Định mà còn là vấn đề chung của cả khu vực huyện Thuận An tỉnh Bình Dương.
4.1.4 Các dự án cải tạo và khắc phục tình trạng ngập úng ở vườn cây ăn tráiLái Thiêu của nhà nước Lái Thiêu của nhà nước
Hiện nay, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã và đang triển khai 2 dự án trọng điểm ở khu vực vườn cây Lái Thiêu :
• Thứ nhất, hệ thống thủy lợi An Sơn – Lái Thiêu do Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư gồm các hạng mục, công trình chủ yếu là xây dựng đê bao ven sông Sài Gòn từ rạch Bà Lụa đến giáp rạch Vĩnh Bình dài 13.4km và nạo vét, đắp bờ đê một số rạch lớn như rạch Bà Lụa, Vàm Búng, Bình Nhâm, Hai Diêu – Mương Đào, Cầu Quay, Cầu Móng, tổng kinh phí đầu tư 124.51 tỷ đồng. Hiện đã triển khai thi công đê bao ven sông Sài Gòn từ rạch Bà Lụa đến rạch Lái Thiêu, nạo vét rạch Bình Nhâm và đang chuẩn bị triển khai các hạng mục còn lại.
• Thứ hai, dự án hệ thống thủy lợi nội đồng An Sơn – Lái Thiêu do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đầu tư, bao gồm các hạng mục là nạo vét đắp bờ 41 tuyến kênh mương nội đồng với tổng chiều dài 27.5km, lắp đặt 1.010 cống bọng (phi 30), nâng cấp và làm mới 35.6km đường giao thông nông thôn, tổng vốn đầu tư 74 tỷ đồng. Hiện nay tiếp tục triển khai nạo vét 19 rạch thuộc An Sơn - Lái Thiêu gồm các xã An Sơn, Hưng Định, thị trấn An Thạnh.
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA - KHẢO SÁT
4.2.1. Hiện trạng ngập úng ở vườn cây Lái Thiêu 1. Hệ thống kênh rạch ở vườn cây Lái Thiêu 1. Hệ thống kênh rạch ở vườn cây Lái Thiêu
Sông Sài Gòn là nguồn cung cấp nứơc chủ yếu phục vụ phát triển nông nghiệp tại bốn xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Việc tưới và tiêu nước được thực hiện nhờ
thủy triều của sông thông qua một mạng lưới kênh rạch chằng chịt, tạo nên một nét đặc thù độc đáo của vùng trồng cây ăn trái này.
An Sơn là xã có mật độ kênh rạch lớn nhất. Đóng vai trò chính trong việc cấp thoát nước cho toàn xã là các rạch lớn như Rạch Bà Lụa, Rạch Sơn, Rạch Hai Diêu, Rạch Sáu Hô và Rạch Cầu Quay. Ngoài ra, còn có các rạch nhánh và các kênh mương nhỏ dẫn nước từ rạch lớn vào vườn cây khi triều lên và thoát nước từ vườn ra khi nước ròng hoặc co mưa.
Do nằm tiếp giáp với sông Sài Gòn nên Bình Nhâm cũng có mật độ kênh rạch tương đối cao. Rạch Búng, Rạch Cây Me và Rạch Bà Học kết hợp với các rạch nhánh, suối và kênh nhỏ làm thành hệ thống tưới tiêu nước cho toàn xã.
Hệ thống cấp thoát nước chính cho các vườn cây trong thị trấn An Thạnh bao gồm Rạch Búng, Rạch Bà Lụa, Suối Cát và Rạch Mương Trâm.
Hưng Định là xã có ít kênh rạch nhất trong bốn xã thuộc khu vực nghiên cứu. Trước đây, khi triều lên nước từ sông Sài Gòn tràn qua Rạch Búng rồi vào Rạch Nhánh và suối Chòm Sao để tưới cho các vườn cây trong xã. Từ năm 2005, suối Chòm Sao đã bị cải tạo thành đường Chòm Sao và mương thoát nước bê tông chỉ dùng để thoát nước cho khu công nghiệp Việt Hương và các xí nghiệp lân cận. Do đó, hiện nay chỉ còn Rạch Búng, Rạch Nhánh và các rạch, suối nhỏ là đóng vai trò tưới tiêu nước cho toàn xã.
Thống kê chi tiết các kênh rạch tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 2.
2. Tình hình tiêu thoát nước ở các kênh rạch
Hiện nay, tốc độ tiêu thoát nước của tất cả các kênh rạch trong khu vực đều rất kém, gây ngập úng trên diện rộng. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm :
- Đáy kênh, rạch bị nâng cao do quá trình bồi lắng và sạt lỡ nhưng không được nạo vét trong thời gian dài. Ở nhiều vùng, đáy rạch cao hơn đáy mương thoát nước trong vườn cây cây nên vườn thường xuyên bị úng nước.
- Lòng kênh, rạch bị thu hẹp do cây bụi hai bên bờ lâu ngày không được phát quang và do các hộ dân lấn chiếm.
- Dòng chảy bị tắc nghẽn do rác rưởi và lục bình trong rạch quá nhiều.
- Trong khi thi công công trình đê bao An Sơn – Lái Thiêu, nhiều đoạn kênh rạch có dòng chảy cắt ngang đê đã bị lấp và được thay thế bằng cống thoát nước. Các cống này có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tiết diện kênh, lại được đặt khá cao nên nước thoát không kịp. Đây là nguyên nhân gây ngập úng và chết cây hàng loạt ở các vườn cây ở gần đê bao.
3. Chất lượng nước ở các kênh rạch
Chất lượng nguồn nước tưới cho các vườn cây hiện nay đã bị suy giảm mạnh. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Nứơc thải từ các khu, cụm công nghiệp Nam Bình Dương trực tiếp đổ vào hệ thống kênh rạch trong địa bàn nghiên cứu. Cụ thể, Rạch Bà Lụa trước đây là nơi tiếp nhận nước thải từ nhà máy Đường Bình Dương; nước thải từ khu công nghiệp Việt Hương, doanh nghiệp Phước Lộc Thọ và các lò gốm xả xuống suối Chòm Sao; Suối Cát tiếp nhận nước thải của cụm công nghiệp Bình Chuẩn; Suối Đờn bị nước thải của công ty Daso – Dacco làm ô nhiễm.
- Khối lượng ngày càng gia tăng của chất thải chăn nuôi được xả trực tiếp xuống các kênh rạch gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực vườn cây. Có thể nhận định hiện nay mức độ ô nhiễm nước kênh rạch do chất thải chăn nuôi gây ra không lớn và phạm vi ảnh hưởng nhỏ, do phần lớn các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và phân bố rải rác. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng các
hộ tham gia chăn nuôi và quy mô chăn nuôi, chỉ trong vòng vài năm tới, chất thải chăn nuôi sẽ trở thành một trong những vấn đề môi trường nổi cộm trong khu vực. Kết quả điều tra 50 hộ dân về màu, mùi của nước trong mương của các vườn cây ăn trái cho thấy : tỷ lệ số hộ nhận định nước có màu, mùi bất thường khá cao (78%). Trong số này, các hộ ở gần rạch Bà Lụa cho rằng nước có màu đen, mùi hôi trong thời gian Nhà máy Đường Bình Dương còn hoạt động. Những hộ có vườn cây tiếp nhận nước từ suối Cát nhận xét nước có nhiều màu, thay đổi phụ thuộc vào thời gian xả thải của cụm công nghiệp Bình Chuẩn. Người dân ở gần suối Đờn cho biết nước trong mương thường có bọt. Nước ở các vườn ở gần suối Chòm Sao có màu cà phê sữa do pha trộn nước thải KCN Việt Hương và nước thải sản xuất gốm.
Hình 4.1. Kết quả điều tra về màu, mùi của nước trong các mương vườn 4.2.2 Tình trạng ngập úng
Các xã An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định và thị trấn An Thạnh thuộc khu vực có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của thủy triều từ sông Sài Gòn nên thường bị ngập vào mùa mưa. Tuy nhiên, trước đây nước ngập chỉ tràn vào các vườn cây rồi rút ra trong ngày. Vài năm gần đây, do tốc độ tiêu thoát nước của hệ thống kênh
rạch rất kém nên gây ra tình trạng ngập úng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng vườn cây trái.
1. Phân bố vùng ngập úng
Trong vòng năm - sáu năm nay, tình trạng ngập úng xảy ra trên diện rộng tại bốn xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt, ngập úng nặng tập trung ở những nơi có địa hình thấp, gần sông và gần bờ bao An Sơn – Lái thiêu. Các Ấp An Mỹ, An Phú, An Quới thuộc xã An Sơn và Bình Đức, Bình Hòa thuộc Bình Nhâm chịu ngập úng nặng nhất. Ấp Hưng Lộc xã Hưng Định nằm ở địa hình cao nên không bị ngập.
2. Nguyên nhân gây ngập úng
Các nguyên nhân gây ngập úng bao gồm :
- Mưa
- Triều cường : nước vào vườn nhanh, không ra hoặc ra chậm.
- Hồ Dầu Tiếng xả lũ
- Các nguyên nhân khác : nước thải công nghiệp, lấp rạch để làm đê bao, các đường lộ mới làm xong không có cống thoát nước nên nước mưa tràn từ đường xuống vườn cây hai bên gây ngập, do nước mưa và triều tràn vào vườn cây qua các vườn bị bỏ hoang không đắp bờ bao …
Các nguyên nhân do con người gây ra như hồ Dầu Tiếng xả lũ, lấp các con rạch để làm đê bao, công trình bao bờ, nâng cấp các con đường… cũng chính là một trong những tác nhân gây nên hiện tượng ngập úng.
Hình 4.2. Kết quả điều tra về nguyên nhân gây ngập nước 3. Mức độ và thời gian ngập úng
Theo kết quả điều tra trên 50 hộ dân, số vườn bị ngập chiếm tới 64%. Mức ngập từ 10 – 50 cm chiếm đa số trong tất cả các vườn, cá biệt có 3 vườn ngập trên 50 cm. Số lần ngập trung bình trong năm từ 3 – 4 lần. Thời gian ngập trung bình từ 3 đến 7 ngày/lần. Số vườn có thời gian ngập trên 15 ngày/lần chiếm 16%, đây là những vườn có tỷ lệ chết cao nhất.
Thời gian ngập cao điểm là vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Đây cũng là thời gian triều cường của sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng xả lũ.
4. Xu hướng ngập úng trong những năm gần đây
Trong số 50 hộ dân được điều tra, phần lớn nhận xét xu hướng ngập gia tăng (chiếm 66%), 14% cho là bình thường ( không tăng, không giảm).
Hình 4.3. Kết quả điều tra về xu hướng ngập trong những năm gần đây
Như vậy, xu hướng ngập trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra thì xu hướng ngập gia tăng nhiều nhất là tập trung từ năm 2000 trở đi. Thời gian này lại trùng với thời gian mà các nhà máy, xí nghiệp gia tăng nhiều, các con đường được nâng cấp, công trình đê bao An Sơn – Lái Thiêu bắt đầu được thực hiện… Do vậy, có thể thấy được hiện tượng ngập úng gia tăng chịu ảnh hưởng từ việc thi công các công trình thủy lợi, công trình xây dựng cơ bản…
5. Các biện pháp khắc phục ngập úng đã được thực hiện a. Các biện pháp tự phát của nông dân a. Các biện pháp tự phát của nông dân
Trước tình hình ngập úng như vậy, phần lớn người dân đã tìm cách khắc phục bằng các biện pháp thủ công như đắp cao bờ xung quanh vườn, sử bọng, canh con nước để xẻ bờ cho nước thoát… Bên cạnh đó, một số hộ dân do năng suất vườn cây quá thấp, hoặc do nhận thấy các biện pháp khắc phục ngập úng không có hiệu quả nên không thực hiện chống ngập (chiếm 12%).
Theo nhận định của các hộ dân được điều tra, các biện pháp khắc phục ngậpúng thủ công nêu trên không có hiệu quả. Sau khi khắc phục, vườn cây vẫn bị úng thủ công nêu trên không có hiệu quả. Sau khi khắc phục, vườn cây vẫn bị ngập úng.
b. Biện pháp của nhà nước và địa phương
Nhằm khắc phục ngập úng, trung ương tỉnh và địa phương đã tiến hành chương trình nạo vét, khai thông hệ thống mương rạch. ( Bảng thống kê chi tiết các kênh rạch được nạo vét khai thông trình bày ở Phụ lục 2). Tuy nhiên, chỉ có 48% số hộ dân được hỏi nhận xét là chương trình có hiệu quả chống ngập. Trong khi đó 22% đánh giá là không có hiệu quả, thậm chí 14% hộ dân cho rằng chương trình này gây phản tác dụng – xu hướng ngập tăng lên nhiều.
Hình 4.4. Kết quả điều tra về hiệu quả chống ngập úng
Như vậy, có thể nhận định hiệu quả chống ngập úng của chương trình nạo vét kênh mương do nhà nước và địa phương thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. Tình