Biện pháp kinh tế trong phát triển vườn cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu Bình Dương (Trang 85 - 88)

• Cần có chính sách hỗ trợ phân bón, giống cây trồng cho nông dân ở khu vực bị thiệt hại.

• Cần có chính sách vay vốn phát triển vườn cây với mức lãi suất hợp lý và tạo điều kiện cho nhà vườn tiếp cận nguồn vốn dễ dàng. Với mức lãi suất như hiện nay, người nông dân không thể vay do thời gian hoàn vốn trong đầu tư cho cây ăn trái lá rất dài.

• Hiện tượng suy thoái và chết cây hiện vẫn đang diễn ra với tốc độ nhanh. Do đó, các biện pháp khắc phục cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt, nếu không chất lượng vườn cây ăn trái sẽ bị suy giảm tới mức không thể phục hồi.

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu đang đứng trước khó khăn và thách thức lớn, tình trạng ngập úng xảy ra khá nặng nề ở nhiều khu vực các xã An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định và thị trấn An Thạnh. Do hệ thống kênh mương lâu ngày không được nạo vét, cây cỏ, rác, lục bình mọc kín cả lòng kênh làm cản trở dòng chảy, khả năng dẫn và tiêu thoát nước bị hạn chế. Thêm vào đó, cao độ mặt đất tự nhiên vùng này thấp hơn cao độ đỉnh triều từ 0.2 – 0.6m nên khi có mưa lũ hoặc triều cường làm sạt lở bờ bao, bờ rạch làm ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến sinh trưởng và làm chết cây. Trong những năm gần đây, xu hướng ngập ngày càng gia tăng về mức độ lẫn thời gian ngập gây không ít thiệt hại cho nhà vườn. Các chương trình chống ngập úng của địa phương tiến hành đạt hiệu quả chưa cao do các lý do khách quan: lỗi kỹ thuật trong thi công, trình tự thực hiện chưa hợp lý …

Các vườn chuyên canh măng cụt, sầu riêng có trên trăm năm tuổi đời cũng như các vườn tạp trồng xen kẻ các loại cây như: dâu, bòn bon, mít tố nữ, chôm chôm … tất cả đều trong tình trạng chết cây hàng loạt. Cây chết ở mọi lứa tuổi và biểu hiện qua hai dạng chính:

• Cây chết nhanh (trong vòng 1 tuần đến 2 tháng). • Suy dần rồi chết (trong vòng vài năm).

Các biện pháp khắc phục của nhà vườn như: đắp bờ, sửa bọng, chặt các nhánh cây chết, bón phân, xịt thuốc trừ sâu bệnh, trồng cây mới đều không có hiệu quả.

Thực tế hiện nay cũng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để khắc phục tình trạng ngập úng, một trong những nguyên nhân chính gây chết cây ăn trái ở vườn cây Lái thiêu. Tình trạng ngập úng làm thay đổi tính chất hóa, lý của nước do việc tích tụ các chất ô nhiễm trong mương nước từ đó thấm vào đất gây ảnh hưởng trược tiếp đến cây trồng. Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy chỉ tiêu

BOD của nước trong mương của tất cả các vườn đều chưa vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chứng tỏ ảnh hưởng ô nhiễm nước do các chất hữu cơ dễ phân hủy (cụ thể là do chất thải chăn nuôi) là chưa đến mức gây ảnh hưởng cho cây. Tuy nhiên, chỉ tiêu COD (giao động tư ø 95.6 – 161.4 mg O2/L) trong tất cả các mương vườn đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B nhiều lần gây ảnh hưởng đến hiện tượng chết cây. Trong trường hợp này, ngập úng là điều kiện để nước thải công nghiệp xâm nhập và tích trữ trong vườn cây, từ đó các chất ô nhiễm thấm vào đất gây hại cho cây trồng. Bên cạnh đó, do ở các vườn chịu ngập úng nhiều, nước lưu thông kém nên khả năng hòa tan oxy từ không khí vào nước kém. Hàm lượng DO thấp tạo môi trường yếm khí làm phát sinh các khí độc cho cây, chẳng hạn như H2S.

Tuy nhiên, ngập úng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hiện tượng chết cây. Nguồn nước tưới tiêu bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp cũng là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, phương pháp canh tác không hợp lý, sự thay đổi của thời tiết … cũng là các tác nhân góp phần làm cho cây trồng suy thoái và bị chết. Dựa trên những cơ sơ đó, đề xuất các biện pháp khắc phục như :

• Quản lý chặt chẽ nguồn nước thải công nghiệp.

• Tập trung nạo vét kênh rạch, cải tạo hệ thống cống thoát nước. • Điều tiết việc xả nước hồ Dầu Tiếng…

5.2. KIẾN NGHỊ

Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy lợi nội đồng An Sơn – Lái Thiêu do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đầu tư bao gồm các hạng mục nạo vét đắp bờ 41 tuyến kênh mương nội đồng, lắp đặt cống bọng … Điều chỉnh trình tự nạo vét các tuyến kênh rạch lớn trước, các kênh rạch nhỏ sau để tránh ngập úng thứ phát.

Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đẩy mạnh việc tập trung chỉ đạo kiểm kê giải phóng mặt bằng để tiếp tục triển khai hoàn thiện dự án về hệ thống thủy lợi An Sơn – Lái Thiêu gồm các hạng mục công trình xây dựng đê bao ven sông Sài Gòn từ rạch Bà Lụa đến giáp rạch Vĩnh Bình, nạo vét đắp bờ đê các rạch lớn … Bên cạnh đó, khắc phục các lỗi kỹ thuật trong thi công cũng cần được quan tâm hơn.

Phối hợp với các ngành, cơ quan … tập trung vào nghiên cứu sâu rộng nhằm nhanh chóng đưa ra kết luận về nguyên nhân gây chết cây cũng như đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm khôi phục và phát triển vườn cây ăn trái Lái thiêu – Bình Dương.

Đối với các hộ chăn nuôi trên qui mô lớn, cần xử lý sơ bộ nước thải do chăn nuôi, sinh hoạt trước khi dẫn nước vào các mương tưới cho cây.

Quy hoạch, xây dựng các vườn đặc thù phục vụ du lịch sinh thái. Thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống … nhằm khuyến khích giữ vườn. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ tín dụng hợp lý cho những hộ dân có nhu cầu cải tạo hoặc trồng mới lại vườn cây là cần thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu Bình Dương (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)