Ngành dầu khí là ngành cơng nghiệp thực hiện các hoạt động thăm dị, khai thác, chế biến từ dầu thô thành dầu tinh và các sản phẩm khác, vận
chuyển và tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. Theo thơng lệ, ngành dầu khí được chia thành ba nhóm loại hình hoạt động gọi là thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Nhóm thượng nguồn gồm các hoạt động nghiên cứu địa chất, tìm kiếm, thăm dị, khai thác mỏ. Nhóm trung nguồn gồm các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, và nhóm hạ nguồn gồm các hoạt động xử lý, chế biến (lọc dầu, hóa dầu, hóa khí) và phân phối. Ba nhóm này tuy có những đặc điểm riêng nhưng gắn kết với nhau tạo thành vịng khép kín của một ngành cơng nghiệp hồn chỉnh - ngành cơng nghiệp dầu khí.
Hoạt động trong ngành cơng nghiệp này, để khai thác một tấn sản phẩm dầu khí, thì phải mất nhiều năm từ việc thăm dị, khảo sát địa chất cơng trình, thẩm định trữ lượng, đánh giá tiềm năng; việc phát triển đưa mỏ vào khai thác cũng phải trải qua rất nhiều cơng đoạn. Thêm vào đó, điều kiện địa lý thiên nhiên cho việc mở rộng khai thác ngày càng khó khăn hơn, nên địi hỏi chi phí cho việc khai thác, vận chuyển ngày càng nhiều hơn. Một trong những đặc điểm nổi bật của ngành cơng nghiệp dầu khí là lượng vốn đầu tư rất lớn, với sử dụng cơng nghệ hiện đại, vị trí khai thác thường nằm trên biển, mức độ rủi ro cao, lợi nhuận nhiều và tính quốc tế cao. Do vậy, đến giữa thế kỷ 20, ngành này hầu như nằm trong tay các nước công nghiệp phát triển cùng các tập đồn xun quốc gia mang tính độc quyền. Bởi vậy, các nước đang phát triển dù có một tiềm năng lớn về tài nguyên dầu khí, nhưng việc khai thác vẫn bị cạnh tranh gay gắt.
Tại Việt Nam, ngành cơng nghiệp dầu khí được xác định là một ngành kinh tế trọng điểm bao gồm các đơn vị: Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đồn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex). Trong đó, PVN là tập đồn kinh tế có tiền thân là các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam. PVN có chức năng vừa hoạt động sản xuất và vừa kinh doanh các sản phẩm về dầu khí với nhiều đơn vị thuộc nhiều ngành nghề khác nhau gồm các tổng cơng ty: từ thăm dị khai thác dầu khí đến điện lực dầu khí, lọc hóa dầu, tổng cơng ty khí, tổng cơng ty khoan và dịch vụ dầu khí, tổng cơng ty vận tải, cơng nghiệp tầu
thủy... và các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo. PVN tập đoàn kinh tế đa ngành, là hình ảnh biểu trưng cho ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam. Nó khơng chỉ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam mà cịn là Tập đồn kinh tế phát triển hoạt động sang lãnh thổ các nước, một lực lượng tham gia trực tiếp trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cao độ như hiện nay, việc nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh của PVN đã trở thành tất yếu và có tính bắt buộc để phát triển Tập đồn. Một trong những điều kiện quyết định để đáp ứng đòi hỏi tất yếu này là phải nâng cao năng lực của lực lượng lao động, tức là phải bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu NL trong toàn ngành để đủ sức phát triển tập đoàn trong hội nhập quốc tế.
Nhân lực của tập đồn dầu khí, ngồi những thuộc tính của NL của tập đồn kinh tế nói chung như đã nêu ở 2.1.1, cịn chứa đựng những thuộc tính riêng có của ngành dầu khí. NL của tập đồn dầu khí là tổng thể lực lượng lao động tham gia vào quá trình tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh dầu khí đáp ứng yêu cầu phát triển của tập đoàn trong một giai đoạn nhất định và được thể hiện về số lượng, chất lượng và cơ cấu người lao động hoạt động trong lĩnh vực dầu khí. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, NL của PVN được bao gồm tất cả những người lao động khơng phân biệt quốc tịch, có sức lao động làm việc trong tập đồn. Hoạt động của tập đồn khơng chỉ trên lãnh thổ trong nước mà còn ở trên lãnh thổ nước ngoài theo các quan hệ hợp tác quốc tế. Nó được phân chia thành hai bộ phận chủ yếu gồm bộ phận NL quản lý và bộ phận NL là cơng nhân làm việc trong tập đồn.
So với NL trong các tập đoàn kinh tế khác, NL của Tập đồn Dầu khí có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù. Đó là:
Thứ nhất, về chuyên mơn kỹ thuật và tính chất cơng việc:
Nhân lực của tập đồn dầu khí phải thực hiện nhiều loại cơng việc khác nhau gồm sản xuất và chế biến dầu khí, như: khoan, thăm dị, khai thác dầu
khí, điện lực dầu khí, lọc hóa dầu, sản xuất khí, dịch vụ dầu khí, vận tải... với các chun mơn kỹ thuật rất phức tạp có tính đặc thù của ngành. Thêm vào đó, việc thăm dị, khai thác dầu khí trong điều kiện làm việc phức tạp, có rất nhiều khó khăn so với các ngành khác mà nó thường diễn ra trên mặt biển và trong lịng đất với mức độ rủi ro về kinh tế và kỹ thuật rất cao. Trong khi đó, muốn thực hiện thành cơng các hoạt động sản xuất và chế biến dầu khí, tập đoàn phải sử dụng nhiều loại trang thiết bị, cơng nghệ ở trình độ tiên tiến, hiện đại với nguồn vốn đầu tư rất lớn. Ví dụ, giàn khai thác Đại Hùng 2 đặt ở vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu là dự án giàn khai thác vùng nước sâu 110 m triển khai tại Việt Nam với 100% vốn của PVN, bao gồm khối lượng tầng 1.064 tấn, chân đế 4.832 tấn và 2.000 tấn cọc, do tổng thầu Vietsovpetro và các nhà thầu phụ trong nước thực hiện. Hay chỉ là dàn khoan di động để thăm dị và khai thác dầu khí trên biển, nhưng có dàn khoan tự nâng có thể cắm chân dưới đáy biển và dàn khoan tự hành có thể bơi được trên biển với các kỹ thuật khác nhau... Do tính đặc thù về chun mơn kỹ thuật, nên để bảo đảm cho hoạt động của Tập đồn, cần phải có đội ngũ NL có chun mơn kỹ thuật thích ứng, đúng nghề, làm chủ kỹ thuật, công nghệ được trang bị. NL của Tập đồn dầu khí phải đảm nhận việc quản lý, vận hành và thực hiện thành công các dự án thăm dị, khai thác dầu khí trong và ngồi nước. Nếu khơng có nguồn NL như vậy thì dù tập đồn có cơng nghệ hiện đại đến mấy cũng vẫn khơng thể thực hiện được mục tiêu mong muốn một cách có hiệu quả và khơng thể thành cơng trong sản xuất kinh doanh.
Thêm vào đó, hoạt động của tập đồn dầu khí mang tính chất quốc tế. Nguyên nhân của tính chất này không chỉ bắt nguồn từ nhu cầu phân bổ rủi ro và nhu cầu tập trung nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn, mà còn do yếu tố cơng nghệ cần có sự hợp tác giữa các tập đồn, cơng ty của các quốc gia. Tình hình quốc tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí là rất phổ biến trong nhiều năm qua. Những hình thức liên doanh giữa các tập đồn dầu
khí các quốc gia theo ngun tắc cùng chung vốn, cùng chấp nhận rủi ro và cùng phân chia lợi nhuận đã trở thành thông lệ.
Với những đặc thù này, việc xác định và phân bổ phù hợp về số lượng, chất lượng và cơ cấu NL cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau trong tồn tập đồn có ý nghĩa rất quan trọng. Nó khơng chỉ góp phần giảm thiểu chi phí đầu vào (chi phí nhân công) trong điều kiện các nguồn lực khan hiếm, mà còn tạo cơ hội để phối hợp hoạt động trong nội bộ từng doanh nghiệp thành viên và trong toàn tập đoàn một cách tối ưu để tạo ra kết quả chung ở mức cao nhất.
Thứ hai, áp lực công việc rất lớn và có nhiều yếu tố nguy hiểm.
Áp lực cơng việc: NL dầu khí phải chịu nhiều áp lực, cả về thời gian lẫn
cường độ công việc. Điều kiện môi trường làm việc khắc nghiệt như nóng, ồn, bức xạ nhiệt, điều kiện khí hậu thay đổi, hơi khí độc... (như công nhân khoan, công nhân bơm trám xi măng, dung dịch khoan, sửa chữa ngầm giếng khoan, thợ vận hành và sửa chữa máy phát điện, máy nén khí, thợ diezel giếng khoan, thợ máy tời, lái cẩu, lấy mẫu giếng khoan). Cơng việc thăm dị, khai thác dầu khí của người lao động chủ yếu là ở ngoài khơi, xa bờ, nên họ thường chịu những áp lực bởi điều kiện tự nhiên như sóng to, gió lớn, thậm chí cả khi mùa bão. Giàn khoan hoạt động liên tục ngày đêm nên thường xuyên gây ra công việc căng thẳng về tâm lý và thể lực địi hỏi cơng nhân khoan phải có thể lực tốt và sự chăm sóc đặc biệt của ngành y tế. Ở các nước thường có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khoẻ đối với công nhân ra giàn khoan. Áp lực thời gian trên giàn khoan với mỗi chuyến ra biển phải liên tục 15 - 30 ngày mỗi người trong mỗi đợt.
Có nhiều yếu tố nguy hiểm: Do ngành dầu khí là một ngành phức tạp,
đầy nguy hiểm do yếu tố kỹ thuật và môi trường, nên người lao động thường phải đối mặt với nhiều rủi ro. Khi thăm dị và khai thác dầu khí, người lao động phải tiếp xúc với những hoá chất độc hại trong dung dịch khoan như
NaOH, chất diệt khuẩn (bactexite), crompic... (pha chế dung dịch khoan, bơm trám xi măng...); phải tiếp xúc với phóng xạ (kỹ sư địa vật lý, người thực hiện kiểm tra đường ống dẫn khí bằng phóng xạ...) và sự cố phun trào dầu khí có thể gây cháy, nổ. Một hệ thống thiết bị phức tạp được đưa vào vận hành nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ dễ có thể gây ra nguy hiểm đối với người lao động. Việc khai thác, vận chuyển dầu khí nếu hệ thống quản lý vận hành khơng an tồn hoặc nếu tính kỷ luật của người lao động khơng được tn thủ nghiêm ngặt thì cũng có thể xảy ra mất an tồn bất kỳ lúc nào. Người lao động ngành dầu khí khơng chỉ làm việc ở dàn khoan trên biển, mà nhiều khi phải lặn ở độ sâu hàng chục mét dưới đáy biển để kiểm tra sự cố, sửa chữa đường ống... với áp suất lớn hoặc làm việc ở các vùng sa mạc có thể gặp nhiều mạo hiểm, nhiều tai nạn sự cố và có thể hy sinh...
Về yếu tố tinh thần, do điều kiện làm việc chủ yếu trên biển, người lao
động ngành dầu khí nhiều khi phải xa rời cuộc sống thường nhật trong đất liền. Cơng việc cho sinh hoạt gia đình, ni dạy con em... phải phó thác hết cho người thân. Khơng có các điều kiện để giao lưu xã hội và văn hóa. Sự cơ đơn, buồn chán trong cơng việc rất dễ khiến người ta có những hành động tiêu cực. Ví dụ, tâm sự của kỹ sư trẻ Nguyễn Thanh Luân làm việc tại giàn RPII, một trong những giàn đã được Công ty liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) đưa vào khai thác cho biết: "Mười lăm ngày sống giữa biển khơi, mười lăm ngày ở cách xa đất liền hàng trăm hải lý, là sự thử thách lòng can đảm và sức chịu đựng của con người".
Với tính đặc thù này, việc tuyển dụng NL cho ngành dầu khí phải ưu tiên yếu tố sức khỏe hơn so với tuyển dụng NL ở các ngành khác; phải đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động trong quá trình sử dụng NL để họ có thể gắn bó lâu dài, bền vững với ngành trong môi trường chịu áp lực của thời tiết và công việc. Thêm vào đó, việc duy trì và phát triển NL trong ngành dầu khí khơng những phải có chính sách nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, mà còn
phải thường xuyên quan tâm đời sống tinh thần của người lao động. Vấn đề phúc lợi xã hội, phúc lợi doanh nghiệp, an sinh xã hội cũng cần phải nghiên cứu để đáp ứng thỏa đáng đối với người lao động kể cả đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân trên các cơng trình sản xuất, khai thác, chế biến và dịch vụ dầu khí.
Thứ ba, quy trình đào tạo phức tạp.
Tuy thời gian đào tạo NL dầu khí cũng tương tự như đào tạo NL cho các ngành công nghiệp khác, nhưng điểm khác biệt của NL dầu khí là người được đào tạo phải nắm vững kiến thức phổ thơng về tốn, lý, hóa, địa chất, khí hậu, mơi trường biển... Quy trình đào tạo NL dầu khí khơng chỉ được thực hiện trong các nhà trường, cơ sở đào tạo với các hình thức đào tạo mới và đào tạo lại, mà còn đào tạo NL cho các dự án của tập đoàn. Việc đào tạo phải tuân thủ nguyên tắc tính hiện đại và chuyên nghiệp, hướng đến tương lai và phải đạt trình độ khu vực và thế giới trong điều kiện hội nhập quốc tế.