Trước những cơ hội và thách thức của ngành cơng nghiệp dầu khí trong hội nhập quốc tế như đã nêu, bên cạnh sức ép buộc các quốc gia phải đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là điều chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế cho phù hợp với thơng lệ và chuẩn mực quốc tế, cịn có sức ép rất lớn trong cạnh tranh quốc tế về NL. Điều này, buộc các cơng ty, Tập đồn kinh tế đoàn quốc gia phải đặc biệt coi trọng chất lượng người lao động. Phải bảo đảm người lao động có sức khỏe tốt hơn, dẻo dai hơn; năng lực chuyên môn kỹ thuật phải cao hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh phải năng động hơn. Bởi vì, nguồn NL khơng chỉ là một yếu tố đầu vào của công ty, tập đồn mà cịn là yếu tố quyết định nhất trong việc làm cho các nguồn lực sản xuất khác được đưa vào sử dụng, vận hành tạo ra sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn NL của cơng ty, tập đoàn đã và đang là một giải pháp có tính sống cịn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cạnh tranh. Không phải ngẫu nhiên sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008-2009, nhiều tổ chức trong lĩnh vực dầu khí trên thế giới đã bố trí lại chiến lược nhân sự của mình cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh cốt lõi của họ. Vai trò của NL đang trở nên ngày càng quan trọng hơn trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dầu khí" [110]. Tình trạng cạnh tranh để thu hút NL giữa các cơng ty dầu khí quốc gia khơng cịn là cá biệt. Các cơng ty dầu khí ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi và mức tiền công cao để thu hút "chất xám" và giữ nhân sự chủ chốt. Georgina Enzer
(2014) cho biết, ngành cơng nghiệp dầu khí các cơng ty ở Trung Đơng và trên tồn thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên rất nghiêm trọng cả làm việc trên bờ và ngoài khơi. Các nhà quản lý cấp cao của nhiều công ty cũng đang ở trên tuổi nghỉ hưu (tuổi ngành nghỉ hưu trung bình là 58, có nước cịn thấp hơn - ở mức 56 tuổi). Tính trạng một bộ phận khơng nhỏ lực lượng lao động lão hóa khơng được thay thế kịp với những tài năng mới đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều công ty. Cuộc chiến giành nhân tài thêm căng thẳng và ngày càng có nhiều giải pháp sáng tạo được đưa ra để thu hút và phát triển NL cho ngành dầu khí. Đầu tư phát triển nguồn NL dầu khí là một trong những sáng kiến mà các công ty năng lượng tư nhân và công cộng ở nhiều nước xem là trọng tâm trong mấy năm gần đây [107].
Do là một doanh nghiệp hoạt động trên quy mơ lớn (như ở Việt Nam, thì tập đồn dầu khí quốc gia có tiền thân là một ngành kinh tế và hiện đang hoạt động như là một ngành kinh tế) trong đó có nhiều bộ phận NL có thể được xác định theo nhiều tiêu thức khác nhau, nên việc xác định yêu cầu cụ thể đối từng bộ phận NL là rất cần thiết. Song, trong giới hạn của một luận án, tác giả có thể xem xét yêu cầu NL của một tập đồn dầu khí theo theo thời gian và vị trí cơng việc với hai bộ phận là bộ phận lãnh đạo quản lý và bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh trong tập đoàn.
- Đối với bộ phận NL lãnh đạo, quản lý
Bộ phận NL này thuộc lao động gián tiếp sản xuất, gồm các cán bộ lãnh đạo Tập đồn, các tổng cơng ty và đơn vị, các cán bộ phòng ban, nhân viên nghiên cứu, triển khai đang làm việc trong Tập đồn. Bộ phận này có thể được xem xét theo hai tiêu thức: theo chức năng và theo vai trị của họ đối với cơng việc thực hiện chức năng quản lý. Đối với NL là cán bộ lãnh đạo bao gồm giám đốc, phó giám đốc, quản đốc và phó quản đốc, các trường ngành, đốc cơng, trưởng phó các phịng ban trong bộ máy quản lý Cơng ty mẹ, các cơng ty con, cần phải có các năng lực để thu hút, dẫn dắt, khơi dậy lòng nhiệt
huyết và sự cống hiến hết mình của nhân viên và những người xung quanh. Đối với các chuyên gia, tức là những người quản lý thực hiện các công việc chuyên môn (bao gồm các cán bộ kinh tế, kỹ thuật viên, cán bộ thiết kế và công nghệ và những người cộng tác khoa học), cần phải có năng lực điều khiển những người lao động trực tiếp hay nhân viên thực hành tốt các cơng việc theo vị trí đảm nhiệm. Hoạt động của NL quản lý, lãnh đạo là lao động trí óc và mang tính sáng tạo, là hoạt động mang tính tâm lý - xã hội cao; thơng tin kinh tế vừa là đối tượng lao động, kết quả lao động, vừa là phương tiện lao động của cán bộ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp.
- Đối với bộ phận NL trực tiếp sản xuất và phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
Bộ phận NL này bao gồm cả những người trực tiếp sản xuất và những người gián tiếp sản xuất (các nhân viên phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh) và gọi chung là bộ phận NL trực tiếp sản xuất kinh doanh. Đây là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai thác, chế biến dầu khí và những người làm cơng việc dịch vụ cho những hoạt động đó như vận chuyển, cung cấp điện, nước, thông tin, hậu cần, tàng trữ, kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu khí... Những người làm việc trong bộ phận NL nhìn chung là những cơng nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp. Họ là lực lượng trực tiếp sáng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị sản phẩm (theo tiếp cận hiện đại, sản phẩm bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ, tức là cả sản phẩm hữu hình được gọi là hàng hóa và sản phẩm vơ hình được gọi là dịch vụ). Trong ngành dầu khí, những người này làm việc ở nhiều ngành nghề cụ thể với các công việc khác nhau, như: khoan, vận hành nhà máy điện, cơ khí thiết bị, chế biến dầu khí, điện cơng nghiệp, lặn, đo lường tự động hóa, sữa chữa thiết bị dầu khí, sửa chữa thiết bị khai thác, hàn, vận hành trạm và đường ống dẫn khí, lọc dầu, vận hành nhà máy đạm, vận hành thiết bị khai thác dầu khí... Đây là lực lượng lao
động đơng đảo, thông thường chiếm khoảng 90% tổng số NL trong doanh nghiệp và trong Tập đồn.
Sản phẩm dầu khí được tạo ra trên cơ sở kết hợp sức lao động của lực lượng lao động này với các tư liệu sản xuất. Vận dụng quan điểm của Mác, có thể hiểu số lượng, chất lượng và giá thành sản phẩm dầu khí phải phụ thuộc vào các nguồn lực mà cụ thể vào số lượng, chất lượng của cả hai yếu tố sản xuất là sức lao động và tư liệu sản xuất nói trên. Do việc sản xuất dầu khí địi hỏi có sự phối hợp của nhiều công đoạn với các loại công ty khác nhau, nên tính cân đối, hợp lý trong sự phân bổ các nguồn lực sản xuất vào các công ty và trong nội bộ từng công ty, đơn vị theo một quy mô hợp lý là rất cần thiết cho mục tiêu hiệu quả của Tập đoàn. Trong sự phân bổ theo nguyên tắc hiệu quả trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nhà quản lý tất sẽ phải lựa chọn việc bố trí NL cả về quy mơ, trình độ nghề nghiệp và cơ cấu một cách thích hợp để khơng dẫn đến tình trạng thừa, thiếu ở khâu sản xuất hay ở doanh nghiệp này hoặc ở khâu sản xuất hay doanh nghiệp khác.
Theo nguyên tắc biện chứng, hai bộ phận NL lãnh đạo quản lý và trực tiếp sản xuất có sự tương tác, bổ sung lẫn nhau. Nó địi hỏi trong một thời điểm, một quy mô doanh nghiệp cụ thể, phải lựa chọn một cơ cấu hợp lý để tránh hiện tượng lãng phí do "thừa thầy, thiếu thợ" và phải coi đây là một nguyên tắc trong hoạt động kinh tế vì mục tiêu hiệu quả.
Lý luận và thực tế đã chứng minh rằng, NL dù là cán bộ lãnh đạo, quản lý hay người lao động trực tiếp sản xuất và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, thì các yếu tố thuộc chất lượng NL bao gồm cả thể lực, trí lực và tâm lực là quan trọng nhất, có tính quyết định thành bại của doanh nghiệp.