PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạnDMZ Huế
3.2.2. Giải pháp về chiến lược
3.2.2.1.Chiến lược sản phẩm
Khách sạn DMZ Huế có ưu thế vượt trội vềcơ sở hạ tầng, thiết bị, sự đa dạng của các dịch vụ đặc biệt là dịch vụ giải trí, tham quan. Vấn đề chính đặt ra đối với khách sạn lúc này là khả năng duy trì tính độc đáo, khác biệt của sản phẩm. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là khả năng bắt chước nhanh của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Một đe dọa khác đối với khách sạn là sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Vì thế khách sạn phải hết sức nhạy bén, phát huy thế mạnh của mình, đáp ứng sự thay đổi của thị trường một cách tốt nhất. Nghĩa là khách sạn phải nắm bắt được tâm lý khách hàng, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hoàn hảo nhất với sự hiện đại, sang trọng của trang thiết bị, sự đa dạng của các loại hình dịch vụ cùng với cung cách phục vụ bài bản, chuyên nghiệp nhất, tạo ra sự hài lòng nhất cho khách hàng. Cụ thể:
+ Có kế hoạch bảo trì, thay mới các trang thiết bị một cách thường xuyên, trang bị thêm các thiết bị mới, hiện đại. Tiến hành tu bổ, cải tạo vào những thời gian thấp điểm.
+ Nâng cao tính đa dạng, độc đáo của các món ăn như thay đổi menu hẳng ngày và bổ sung các món mới vào menu, v.v.
+ Tổ chức các bữa tiệc, liên hoan văn nghệ có sự tham gia biểu diễn của khách hàng như mừng lễ giáng sinh, năm mới,v.v hay tổ chức các lớp dạy nấu ăn, làm đồ thủ công kết hợp các nhà hàng, quán bar của hệ thống DMZ .
+ Đa dạng hơn nữa các loại hình giải trí, tham quan du lịch, ví dụ như cho du khách tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, trồng cây xanh,v.v vừa đem lại niềm vui cho khách hàng vừa mang lại danh tiếng cho khách sạn.
Tạo ra hình ảnh sản phẩm được mong đợi, khơng ngừng cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đối với bộ phận nhà hàng, menu phải thường xuyên thay đổi cho mới lạ hơn, độc đáo và đa dạng hơn. Khách sạn có thể áp dụng cách dùng những tên lạ để đặt tên cho từng món ăn. Chẳng hạn như, có thể dùng tên của các nhân vật hoạt hình để đặt tên cho từng món. Điều này sẽ kích thích sự tị mị, hiếu kỳ của khách hàng, thơi thúc họ muốn dùng thử ngay. Với những món ăn mới lạ và thuần Việt phong phú như vậy, du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn, họ cảm thấy hài lòng. Đối với bộ phận buồng phòng, cần thường xuyên lau dọn, nâng cấp các trang thiết bị có trong phịng, duy trì mơi trường sống xanh, sạch, cảnh quan thiên nhiên đẹp đã có thể gây ấn tượng trong mắt du khách quốc tế. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa các dịch vụ bổ sung là điều hết sức cần thiết. Hơn nữa, khách sạn cần tìm kiếm thêm nhiều chương trình tour mới và nhiều gói dịch vụ mới lạ. Cụ thể, cần khai thác thêm được lợi thế về địa hình, có thêm các khu vực vui chơi và các trò chơi mới dành cho trẻ em để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, thể hiện sự chuyên nghiệp và làm cho khách hàng thấy là chọn khách sạn này là rất hợp lý. Đây cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn, thu hút khách hàng đến với khách sạn nhiều hơn, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
3.2.2.2.Chiến lược về giá
Cạnh tranh về giá là vấn đề hết sức nhạy cảm, việc xác định chính sách giá sao cho tạo được tính cạnh tranh và thu hút khách mà vẫn phải đảm bảo yếu tố chất lượng là một điều rất khó. Bên cạnh việc giữ mức giá hợp lý đối với khách hàng cũng như khách sạn cần phải:
Xây dựng mức giá linh hoạt
Song song với việc mở rộng thị trường thì địi hỏi khách sạn phải xây dựng những chính sách giá mềm mỏng, linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng khách khác nhau. Ví dụ như đối với khách đến từ các đại sứ quán, các ban ngành đại sứ thì cần linh hoạt trong vấn đề thương lượng giá hoặc có các gói khuyến mãi, hay tính giá ưu
đãi cho những khách quen, khách ở dài ngày, v.v. Bên cạnh đó đối với các cơng ty lữ hành đã có quan hệ làm ăn từ trước, hoặc mới làm ăn lần đầu cần có những khoản hoa hồng phù hợp với giá cả để tạo uy tín và niềm tin lâu dài cho các nhà cung cấp này.
Chính sách giá áp dụng trên những thị trường này có thể cao hơn thị trường khác nhưng phải đảm bảo yếu tố chất lượng đi kèm. Đối với khách nội địa nên có chính sách giá ưu đãi hơn. Đối với khách quốc tế như khách Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản,... là những khách có khả năng chi trả cao, với họ mức giá không phải là yếu tố quyết định nhưng lại là một nhân tố để so sánh, lựa chọn. Vì thế chất lượng dịch vụ phải là yếu tố đi kèm với mức giá.
Kiểm soát mức giá từ các đại lý du lịch, các cơng ty du lịch.
Khách sạn nên có những biện pháp kiểm tra, kiểm sốt mức giá từ các công ty lữ hành, các đại lý du lịch để tránh hiện tượng các công ty này chào giá chênh lệch nhiều so với mức giá cho phép của khách sạn, tránh sự hiểu nhầm cho khách hàng.
3.2.2.3.Chiến lược phân phối
Đối với kênh phân phối trực tiếp: khách sạn cần chú trọng xây dựng website đảm
bảo tính hấp dẫn, thẩm mỹ, tiện lợi cho việc đặt phịng và đầy đủ thơng tin cần thiết cho khách. Cùng với những hình ảnh và thơng tin, khách sạn nên có những video giới thiệu cũng như các dịch vụ của mình, như vậy sẽ dễ dàng gây ấn tượng hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, đối với những khách trực tiếp đến với khách sạn thì việc tạo ra ấn tượng ban đầu cho khách là một vấn đề hết sức quan trọng và vai trò của nhân viên lễ tân là rất lớn. Chính vì thế, khách sạn cần phải có một đội ngũ nhân viên lễ tân thực sự giỏi về ngoại ngữ cũng như giỏi về giao tiếp ứng xử.
Đối với kênh phân phối gián tiếp: khách sạn cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa vào
các phịng bán hàng, vì đây là nơi đầu tiên khách hàng tiếp xúc khi chưa đến khách sạn. Những ấn tượng tốt đẹp ban đầu sẽ góp phần làm hài lịng khách hàng. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng đến với khách sạn thông qua các hãng lữ hành, các đại lý du lịch là khá lớn. Do đó, khách sạn nên duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng này bằng các chính sách hoa hồng, bớt giá hợp lý cho các đối tượng này.
Hình ảnh khách sạn trong mắt khách hàng như thế nào?, dịch vụ có được khách hàng đón nhận hay khơng?, lượng khách tăng lên bao nhiêu?, v.v, một phần quan trọng là nhờ sự đóng góp của các chính sách xúc tiến, quảng cáo. Vì vậy xúc tiến, quảng bá sao cho có hiệu quả là vấn đề mà khách sạn cần phải quan tâm.
+ Tăng cường quảng bá hình ảnh của khách sạn trên các phương tiện thông tin trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc lựa chọn những phương thức truyền thông hiệu quả nhất, cần xem xét những phương tiện truyền thông cho những phân đoạn thị trường mục tiêu khác nhau. Đối với khách nội địa và đến từ các cơ quan công quyền, các du khách chính phủ, các doanh nhân thì khách sạn nên tập trung quảng cáo trên các tạp chí, truyền hình,v.v.Đối với khách nước ngồi thì nên quảng bá trên mạng xã hội, internet, v.v.
+ Thường xuyên tổ chức họp báo, những buổi trò chuyện, ký tặng của những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng, đây là một trong những công cụ PR ít tốn kém mà có hiêu quả.
+ Tặng quà lưu niệm (cây bút hoặc quyển sổ tay hoặc sổ đựng danh thiếp có biểu tượng, hình ảnh của khách sạn cho khách đang lưu trú trong những ngày lễ, kỷ niệm của khách sạn hoặc tặng hoa, quà lưu niệm cho khách nhân dịp sinh nhật mà khách đang lưu trú tại khách sạn.
+ Đặt bảng hiệu tại sân bay Phú Bài - Huế, nơi có các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.
+ Xu hướng ngày nay cho thấy số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng lên, do đó cần chú trọng xây dựng website ngày càng hấp dẫn, tiện lợi cho việc đặt phịng và đầy đủ thơng tin. Đồng thời, khách sạn cũng nên tăng cường quảng bá hình ảnh trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, TikTok,v.v.
3.2.2.4. Chiến lược về quy trình
Khách sạn DMZ Huế cần có các biện pháp hồn thirnj quy trình cung cấp dịch vụ bởi quy trình làm việc là nhân tố giúp nhân viên giảm bớt được thời gian, khối lượng công việc mà vẫn phục vụ khách hàng tốt.
Để tránh sự chồng chéo, đùn đẩy nhau trong công việc, khách sạn cần lập kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận, từng nhân viên, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho
từng nhân viên. Ngoài ra, khách sạn cần đưa ra những quy trình làm việc chuẩn cho từng bộ phận để đảm bảo sự đồng bộ trong cung cách phục vụ.
Có các quy trình check in, check out linh hoạt đối với thời gian thấp điểm và cao điểm để phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng cũng như áp lực cho nhân viên.
3.2.2.5. Chiến lược về con người
Phát triển đội ngũ nhân viên cả về số lượng và chất lượng sẽ giúp cho khách sạn khắc phục được điểm yếu của mình.
Về người lao động:
Nâng cao trình độ nhân viên
Tổ chức đào tạo thường xuyên cho nhân viên, đặc biệt là ngoại ngữ: hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ trong nước, mời các chuyên gia nước ngoài, thường xuyên mở các lớp ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh) ngắn hạn, trung hạn, dài hạn ngay tại khách sạn vào thời điểm vắng khách. Bên cạnh đó, khách sạn nên khuyến khích nhân viên học thêm các tiếng như Trung, Pháp, Thái,v.v.
Nâng cao nhận thức của nhân viên về vệ sinh môi trường và vệ sinh công cộng. Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ cho nhân viên mới. Giao trách nhiệm cho những nhân viên có kinh nghiệm hướng dẫn, thực hiện mẫu cho nhân viên mới hoặc những nhân viên ít kinh nghiệm hơn bằng cách ở mỗi ca ln bố trí ít nhất 1 nhân viên có thâm niên làm việc lâu năm.
Lập quỹ cho nhân viên và cử họ đi tập huấn ở các nước có ngành kinh doanh khách sạn phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Nâng cao thái độ và nhận thức của nhân viên, giúp nhau trong cơng việc để quy trình phục vụ ngày càng hồn hảo. Hướng dẫn thêm về tinh thần, thái độ, văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp để đảm bảo yêu cầu phục vụ khách hàng.
Làm tốt cộng tác viên nhân viên
Động viên, khuyến khích sự sáng tạo, linh hoạt trong suy nghĩ và hành động của nhân viên. Khen thưởng những nhân viên có ý tưởng sáng tạo, làm lợi cho khách sạn.
Quan tâm đến đời sống người lao động như tổ chức sinh nhật trong tháng cho nhân viên, cải thiện bữa ăn cho nhân viên trong thời gian cao điểm.
Tạo bầu khơng khí làm việc thoải mái, khuyến khích nhân viên tự do phát huy sáng tạo khả năng, năng lực trong q trình phục vụ khách.
Bên cạnh đó, nhắc nhở, đưa ra các hình phạt hợp lý đối với những người không chấp hành tốt nội quy của khách sạn. Đối với những nhân viên mắc lỗi nhỏ không ảnh hưởng tới công việc, vi phạm lần đầu thì nên nhắc nhở chứ khơng trừ lương.
Đối với nhân viên mới, sau khi trải qua các vòng phỏng vấn phòng nhân sự, đào tạo, bộ phận và General Manager sẽ trở thành nhân viên chính thức tại khách sạn. Điều này sẽ đảm bảo nguồn nhân lực đầu vào có chất lượng tốt, có thể đáp ứng nhu cầu làm việc. Họ sẽ ký hợp đồng làm việc 1 năm, hưởng trọn lương 3 tháng (khơng hưởng phí dịch vụ). Khách sạn sẽ có chính sách training cho nhân viên mới, giới thiệu các thông tin cần thiết về công ty, tiêu chuẩn phục vụ, và các chế độ đãi ngộ (về phương tiện đi lại, nơi ăn, chốn ở,v.v). Qua đó, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn về khả năng phục vụ của mình khi đã được training trong thời hạn 3 tháng.
Đối với nhân viên lâu năm, khách sạn có chính sách 1 năm tăng lương một lần cho các nhân viên. Mức tăng 7% và 5% tương ứng với năng lực làm việc của họ tốt, vừa, hay bình thường. Ngồi ra, những nhân viên này đều được tạo điều kiện cho đi học training, học hỏi kinh nghiệm từ các khách sạn khác. Một vài trưởng bộ phận được đưa đi du học nước ngoài, tiếp xúc với nền văn hóa mới, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè quốc tế.
Có thể thấy, các cơng tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên được chú trọng. Tuy nhiên, muốn nâng cao trình độ nhân viên hơn nữa, Khách sạn DMZ Huế cần mở thêm các lớp training về ngoại ngữ cho nhân viên.
3.2.2.7. Chiến lược về mơi trường dịch vụ
Duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết bị hiện đại: thay mới những thiết bị đã cũ, hư hỏng.
Tạo bầu khơng khí thoải mái, thân thiện cho khách hàng: thái độ của nhân viên phải niềm nở, lịch sự, cố gắng gây thiện cảm với khách. Nhân viên khi giao tiếp phải nhớ tên khách, xưng hô lễ phép và làm cho khách hàng cảm thấy như đang ở nhà. Trong tình huống khách cảm thấy khó xử thì phải có những câu trả lời nhanh trí. Phải sử dụng ngơn ngữ linh hoạt và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ.
Khách sạn cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, phong cách làm việc của nhân viên, từ trang phục đến nụ cười với khách, làm tốt hơn nữa công tác giải quyết thắc mắc, phàn nàn của khách, nâng cao ý thức vệ sinh cho nhân viên.
3.2.3. Giải pháp về gia tăng thị phần
Để tăng thị phần, khách sạn phải tăng doanh thu, tăng số lượt khách. Nói cách khác, khách sạn phải có các biện pháp thu hút, lơi kéo khách hàng, kể cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này, trước hết phải xác định được khách hàng của mình là ai?, nhu cầu như thế nào?.
Qua đặc điểm mẫu có thể nhận thấy rằng khách chủ yếu của khách là khách nội địa, phần lớn là doanh nhân và cán bộ công chức, độ tuổi từ 31-70 tuổi và chủ yếu đến với mục đích cơng tác. Căn cứ vào những yếu tố cụ thể này để khách sạn có thể đưa ra những giải pháp tiếp cận thị trường hiệu quả hơn. Có thể thấy rằng thị trường mục tiêu của khách sạn vẫn là là thị trường khách nội địa, chủ yếu là các doanh nhân và cán bộ cơng chức có thu nhập và khả năng chi trả cao. Khách sạn nên chú trọng công tác giữ chân những khách hàng này thơng qua các chương trình quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi,v.v.
+ Giảm giá cho các khách hàng thường xuyên, các khách ở dài ngày.
+ Tặng quà hay thiệp chúc mừng cho những khách hàng thường xuyên của khách sạn vào dịp lễ, Tết,v.v.
+ Thường xuyên có các gói khuyến mãi như đi 5 trả 4, đi 4 trả 3, miễn phí đưa đón,v.v để thu hút khách hàng, đặc biệt là trong các mùa thấp điểm.
3.2.4. Nâng cao năng suất lao động
Giải pháp về quản lý, điều hành
Cơ cấu tổ chức của khách sạn theo kiểu trực tuyến chức năng. Mặc dù nó đã phát huy được những thế mạnh nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các bộ phận trực tuyến với các đơn vị chức năng. Do đó, khách sạn cần có các quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ cũng như chính sách khen thưởng, động viên cho từng bộ phận và toàn khách sạn.
Sản phẩm lưu trú mang tính chất thời vụ. Do đó phải đảm bảo đúng người (phù