Tình hình pháttriển của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu NGUYỄN LÂM THẢO SƯƠNG K51A KDTM (Trang 43 - 47)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. Cở sở thực tiễn

1.4.2. Tình hình pháttriển của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

So với năm 2016 là năm bản lề cho giai đoạn phát triển mới của ngành du lịch, năm 2017 là năm khởi động, có thể nói năm 2018 là năm bắt đầu tăng tốc khá thành công của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế.

Cùng với những dự án trọng điểm trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ (nổi bật nhất là Trung tâm Thương mại Vincom và Khách sạn 5 sao Vinpearl của Tập đoàn Vingroup đưa vào hoạt động từ tháng 4/2018), các sự kiện thể thao gắn với du lịch (cuộc đua xe đạp quốc tế Couple de Huế 2018 và ngày hội chạy bán Marathon Huế 2018), lễ hội truyền thống (lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đền Huyền Trân, lễ hội Vật làng Sình, v.v.), tổ chức Festival Huế 2018, hoạt động xúc tiến quảng bá trong thời gian qua thì năm 2018 du lịch Thừa Thiên - Huế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao (tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn định. Thừa Thiên - Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam.

Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế năm 2018 đạt hơn 4.3 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt hơn 1.9 triệu lượt, tăng 30% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đạt trên 2 triệu lượt, tăng 13,1% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 989.405 lượt, tăng 21% so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt

4.473 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ, doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt 11.3 nghìn tỷ đồng.

Lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huếtrong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 3.498.234 lượt, tăng 26% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 1.418.827 lượt, tăng 32% so với cùng kỳ, khách nội địa đạt 2.079.407 lượt, tăng 22% so với cùng kỳ. Khách lưu trú đón được 1.581.556 lượt, tăng 11,37% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 725.304 lượt tăng 22% so với cùng kỳ, khách nội địa đạt 856.252 lượt, tăng 1,17% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch 9 tháng đạt 3,377 tỷ đồng, tăng 30,45% so với cùng kỳ.

Trong tháng 9/2018, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế ước đạt 319.525 lượt, tăng 24,56% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 109.291 lượt, tăng 4,29% so với cùng kỳ; khách nội địa 210.234 lượt, tăng 38,55% so với cùng kỳ. Khách

lưu trú ước đạt 141.974 lượt; trong đó khách quốc tế 65.678 lượt, khách nội địa 76.296 lượt. Doanh thu từ du lịch ước đạt 360 tỷ đồng, tăng 29,94 % so với cùng kỳ.

Tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huế trong năm 2019 ước đạt 4,81 triệu lượt, tăng 11,1%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,186,747 lượt, tăng 12,06%. Khách lưu trú 2,247,885 lượt, tăng 7,3%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.945 tỷ đồng, tăng 10,54%.

Riêng trong tháng 12/2019, lượng khách đến Huế ước đạt 370,628 lượt; trong đó khách quốc tế ước đạt 237,825 lượt, tăng 12,06%; khách lưu trú ước đạt 202,934 lượt. Doanh thu từ du lịch trong tháng 12 ước đạt 422 tỷ đồng, tăng 10,04%.

Như vậy, với 4,8 triệu lượt khách trong năm 2019 và doanh thu ước đạt 4.945 tỷ đồng, bình quân mỗi du khách đến Huế chi tiêu khoảng 1 triệu đồng. Ngành du lịch Thừa Thiên Huế hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu đạt từ 4,5- 4,7 triệu lượt khách. Doanh thu du lịch tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt từ 4.700 - 4.900 tỷ đồng.

Năm 2019, khách du lịch đến Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng khi địa phương diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, du lịch đặc sắc như: Festival Nghề truyền thống Huế 2019 (diễn ra từ ngày 26/4 – 2/5); Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, năm 2019 (diễn ra từ ngày 17-19/5); Lễ hội Diều Huế 2019; Ngày hội Hiphop Urban JAM Huế 2019; Lễ hội điện Huệ Nam v.v.

Riêng dịp Festival Nghề truyền thống Huế 2019 ước đạt 400.000 lượt khách. Con số này cao gấp hơn 2,3 lần so với lượng khách đến Huế trong Festival Nghề truyền thống năm 2017. Đặc biệt, vào các ngày 28, 29, 30/4 và 1/5, cơng suất buồng phịng các khách sạn bình qn trên 97%, các khách sạn từ 3 sao đến 5 sao đạt 100%.

Sở Du lịch thông tin, tổng lượng khách đến Huế trong tháng 8/2020 ước khoảng 70 ngàn lượt, đạt 18% so với tháng 8/2019. Trong đó, khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 69 ngàn lượt. Doanh thu từ du lịch trong tháng 8 vào khoảng 148 tỷ đồng, chỉ đạt 14% so với cùng kỳ. Tính tổng cả 8 tháng đầu năm 2020, Huế đón khoảng 1,348 triệu lượt khách, đạt 55%; khách do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt 747 ngàn lượt, đạt 48%. Doanh thu 8 tháng ước 3.304 tỷ đồng, đạt gần 55%.

Lãnh đạo Sở Du lịch cho biết, sở dĩ trong tháng 8/2020, dù dịch bệnh khiến du lịch Huế “đóng băng” nhưng lượng khách vẫn đạt 70 ngàn lượt là do thời điểm tính

khách du lịch đến Huế là vào ngày 20 hàng tháng. Vào thời điểm cuối tháng 7/2020, lượng khách đến Huế vẫn đạt ở mức cao. Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh đang có một số lượng khách là các chuyên gia, công nhân đến làm việc và lưu trú ở các cơ sở lưu trú du lịch, cũng được tính vào số lượng khách do du lịch phục vụ.

Về lĩnh vực lưu trú, trên địa bàn tỉnh tính đến nay có có 573 cơ sở lưu trú, tổng số phịng đạt 10.540 phịng, trong đó có 196 khách sạn với 7.481 phịng; số khách sạn từ 1-5 sao: 111 cơ sở với 5.179 phòng, 8.864 giường, số khách sạn từ 3 - 5 sao: 27 cơ sở với 3.227 phòng, 5.439 giường.

Xu thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay đang ngày càng gay gắt trên hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là ngành du lịch. Với lượng khách du lịch trong và ngồi nước đến Huế đang ngày càng tăng địi hỏi khả năng cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cơ hội và thách thức càng nhiều đòi hỏi các khách sạn phải chạy đua về chất lượng phục vụ, quy mô phát triển và năng lực cạnh tranh.

(Nguồn: Sở du lịch Thừa Thiên Huế)

1.4.3. Kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn DMZ Huế.

Một phần của tài liệu NGUYỄN LÂM THẢO SƯƠNG K51A KDTM (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w