Khung cảnh nên thơ ở Hồ Tây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị nhiễm, suy thoái, cạn kiệt (Trang 109)

Tây 3.2.2. Sông Tô Lịch

Hiện trạng: Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ

đô Hà Nội. Con sơng dài 14,6 km và có lưu vực 77,5 km2. Trước đây, sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long. Ngày nay, sông Tô Lịch bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy và đổ ra sơng Nhuệ. Vai trị của sơng Tơ Lịch rất lớn: Tạo cảnh quan sinh thái; Dùng để thốt nước mưa từ sơng Tơ Lịch xả ra sông

Nhuệ và dẫn về nhà máy xử lý nước Yên Sở; Tiếp nhận nước thải xử lý…Tuy nhiên thực tế, nước thải ra sông chưa được qua xử lý nên hiện nay sông bị ô nhiễm nặng. Các dự án làm hồi sinh đã được triển khai nhưng chưa đem lại kết quả mong muốn. Từ cuối những năm 1990, sông Tô Lịch đã bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ để làm sạch và chống lấn chiếm. Tuy nhiên, do hệ thống nước thải của thành phố đổ về sông ngày càng nhiều nên sông ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Hình 56: Rác thải tràn lan trên mặt sơng Tô Lịch

Đề xuất giải pháp: Đầu tháng 12 năm 2018, một công ty ở Hà Nội đề xuất ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch. Các nội dung cải tạo gồm: cải tạo lại hệ thống thoát nước thải thành hệ thống đi riêng, nước đổ ra sông sẽ là nước mưa tự nhiên và nguồn nước sạch tự nhiên; Xây dựng lại hệ thống kè để tiết kiệm không gian, quỹ đất. Trồng cây và các vật liệu kiến trúc mang đến cho Thành Phố vẻ đẹp đặc sắc văn hóa riêng; Thực hiện nạo vét đáy sơng tạo dịng chảy tự nhiên đảm bảo nguồn nước sạch cho các sinh vật sinh sống; Kết nối với sông Hồng và một số hồ khác để tạo thành hệ thống sơng – hồ hài hịa. Đề xuất lấy nước sống Hồng để thau rửa sông Tô Lịch. Theo PGS.TS Trần Đức Hạ - Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thốt nước và Mơi trường “Từ năm 1980, các chun gia của Liên Xơ đã tính đến việc lấy nước sông Hồng bổ cập cho Hồ Tây và lấy nước ở Hồ Tây thau rửa cho sông Tô Lịch, nhưng khơng thực hiện được. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, chất lượng nước sơng Hồng xấu hơn bây giờ vì hiện nay chúng ta có một số hệ thống thủy điện phía thượng lưu nên hàm lượng phù sa ở sơng Hồng bây giờ thấp hơn rất nhiều”. Vì thế, ý tưởng lấy nước sơng Hồng bổ cập nước cho Hồ Tây sau đó thau rửa sông Tô Lịch là khả thi và phù hợp. Tuy nhiên, phải xử lý đồng bộ và bền vững nước

sơng Tơ Lịch bị ơ nhiễm thì cần phải ngăn chặn được tất cả nước thải xả ra từ hai bên bờ sơng. Nếu thau rửa xong mà vẫn cịn tồn tại dòng nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra sơng thì chỉ một thời gian ngắn sau nước sơng sẽ lại tái ô nhiễm. Việc thau rửa sẽ trở nên vơ nghĩa… Tình hình hiện nay con sơng Tơ Lịch đang là điểm đổ thải của hàng chục nhà máy trải dài trên dịng sơng. Việc di dời và kiểm soát đổ thải của nhiều nhà máy là bài toán nan giải. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trên tồn tuyến sơng Tơ Lịch có hơn 10 cửa xả lớn thu gom nước thải, khoảng 200 cống trịn đường kính 300-1800mm và hàng nghìn cống nhỏ dân sinh đổ ra sơng. Trung bình một ngày đêm, sơng Tơ Lịch tiếp nhận trên 100.000m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trong đó, có đến khoảng 1/3 là nước thải cơng nghiệp chưa qua xử lý. Vì vậy, để xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm, điều quan trọng và tiên quyết là phải ngăn chặn dứt điểm nguồn gây ô nhiễm. Bên cạnh đó cần phải giải quyết chuỗi vấn đề một cách đồng thời để việc xử lý nước sông bị ô nhiễm được bền vững và hiệu quả. [4]

Tháng 5 năm 2019, thành phố Hà Nội đã khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sơng Tơ Lịch bằng cơng nghệ xử lý ô nhiễm môi trường nước Nano Bioreactor. Theo Công ty JVE báo cáo, số liệu đo được hiện nay tại sông Tô Lịch là: Vi khuẩn Coliform giảm 61 triệu lần, từ 550 triệu MPN/100 ml về 9 MPN/100 ml; Ecoli giảm 1.100 lần, từ 3.300 MPN/100 ml về 3 MPN/100 ml; Vi sinh vật có lợi Bacillus tăng 738 lần; Chỉ số tổng vi sinh vật hiếu khí tăng 47 lần; Bùn của sơng Tơ Lịch giảm nhiều nhất ở điểm cách đường Hoàng Quốc Việt 50 m là từ 91,3 cm xuống còn 15 cm (giảm 76,3 cm); Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh và đạt 6.67 mg/l (đạt tiêu chuẩn cột A1 - quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt) chỉ sau hơn hai tuần thí điểm. Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia về môi trường của Nhật Bản, nhận định Công nghệ Nano-Bioreactor đã phân hủy tầng bùn đáy rõ rệt, hàm lượng oxy hịa tan tăng mạnh tạo mơi trường tốt cho cá, thủy sinh phát triển.

Hình 57: Nạo vét bùn sơng Tơ Lịch

Hình 58: Nước sông Tô Lịch dần được cải thiện và phục hồi 3.2.3. Sông Đáy

Hiện trạng: Sông Đáy là một trong những con sống khá dài ở miền Bắc

Việt Nam, và là con sống chính lưu vực sơng Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sơng Hồng. Sơng Đáy có chiều dài khoảng 240km và là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam. Lưu vực sông Đáy hơn 7500 km2 trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hịa Bình, Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định. Trước đây, nước con sông Đáy rất trong xanh, sạch sẽ và thơ mộng với những bè rau muống non xanh mơn mởn. Người dân thường xuyên đánh bắt cá trên sông và sử dụng nước để sinh hoạt. Trẻ nhỏ có thể bơi lội trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, nước sông Đáy đang xanh biếc bỗng chuyển sang màu đen sẫm và bốc mùi hôi thối, khiến cho người dân sống gần đó rất khó chịu. Nguyên nhân là do tại đây có nghề sản xuất miến dong truyền thống. Trong quá trình sản xuất, tất cả các chất thải đều được xả thẳng ra cống rãnh mà không qua công đoạn xử lý nào, rồi tiếp tục chảy xuống sông Đáy khiến cho nước sông trở nên đen kịt. Chất thải chăn ni hịa lẫn với chất thải chế biến nông sản đã tạo cho

nước sơng có một mùi hơi thối nồng nặc, khó chịu. Mơi trường sinh thái bị đe dọa khiến cho thủy sản ở sơng chết hàng loạt.

Hình 59: Đoạn sơng Đáy bị ơ nhiễm qua xã Tân Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Đề xuất giải pháp: Để cải thiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước

sơng Đáy, Bộ NN&PTNT đã có dự án nạo vét, cải tạo lịng dẫn sơng Đáy. Có nhiều phương pháp nạo vét khác nhau, mỗi phương pháp sẽ tạo ra các hiệu ứng mơi trường khác nhau. Có thể sử dụng phương pháp nạo vét bằng khí nén để hạn chế tình trạng ơ nhiễm thứ phát xảy ra như khi khi sử dụng nạo vét bằng các loại máy bơm. Nạo vét bằng khí nén có chiều sâu nạo vét đa dạng, từ 0,5m đến 200m và nạo vét vật liệu lớn sẽ khơng bị hư hỏng. Ngồi ra, phương pháp nạo vét phun nước là một loại phương pháp nạo vét trầm tích tại chỗ, có thể cải thiện hiệu quả và giảm chi phí.

Hình 61: Hệ thống nạo vét bằng khí nén dạng lỗ

Hình 62: Hệ thống nạo vét bằng khí nén dạng trượt

3.2.4. Hồ Gươm

Hiện trạng: Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm

thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Hồ khơng chỉ có chức năng trữ nước mưa, điều hịa khí hậu cho khu vực, mà cịn là một thắng cảnh của Thủ đơ, gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh của người dân, một điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách cả trong và ngồi nước. Hiện nay, mơi trường nước của Hồ Gươm đang bị ô nhiễm nặng nề. Nước trong hồ nhiều vị trí bị chuyển sang màu đỏ, mật độ tảo lớn, độ pH luôn ở mức cao, hàm lượng BOD, COD gấp gần hai lần so với qui chuẩn cho phép. Ngồi ra, lịng hồ bị bồi lắng lớp bùn dày chứa nhiều kim loại nặng và khí độc ảnh hưởng tới mơi trường sống của sinh vật dưới hồ.

Đề xuất giải pháp: Cần phải có biện pháp nạo vét toàn bộ bùn, xử lý

nước bằng chế phẩm Redocy – 3C và bổ cập thường xuyên nước vào trong hồ.

Hình 64: Nạo vét hồ Gươm

3.2.5. Sơng Cầu

Hiện trạng: Sơng Cầu nằm tồn bộ trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là con

sơng quan trọng nhất trong hệ thống sơng Thái Bình. Sơng có diện tích lưu vực khoảng 6030 km2, với chiều dài khoảng 290 km, lưu lượng trung bình là 153 m3/s, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình là 31 km. Lưu vực sơng Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Sơng Cầu có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sơng Ngũ Huyện Khê là một chi lưu của sông Đuống, bắt nguồn từ địa phận huyện Đông Anh, Hà Nội và chảy vào Bắc Ninh tại thị xã Từ Sơn. Sông Ngũ Huyện Khê chảy

qua 4 đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Ninh gồm thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và TP Bắc Ninh. Đây là nguồn nước chính phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nơng nghiệp. Đồng thời, sông Ngũ Huyện Khê là nơi tiếp nhận nước thải của rất nhiều làng nghề, các cơ sở sản xuất, các cụm nông nghiệp, công nghiệp và của cả thị xã Từ Sơn. Theo thông kê, riêng nước thải mà làng giấy Phong Khê thải ra môi trường là trên 20000m3/ngày đêm nhưng hiện tại mới xử lý, thu gom được 5000m3, còn khoảng 15000 m3 xả thẳng trực tiếp không qua xử lý ra sơng Ngũ Huyện Khê mỗi ngày. Vì vậy, đã nhiều năm nay, sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa khô. Kết quả theo dõi diễn biến chất lượng nước của Tổng cục Môi trường tại sông Ngũ Huyện Khê trong đợt tháng 3 các năm 2014, 2015, 2016 cho thấy cả 4 vị trí quan trắc tại Cầu Song Thát, Văn Môn, Cầu Lộc Hà, Cầu Đào Xá đều bị ô nhiễm; các thông số DO, COD, BOD5, N-NH4 đều vượt giá trị QCVN 08- MT:2015/BTNMT loại B1 (là loại chất lượng nước chỉ phù hợp với mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác). Trong đó, theo kết quả quan trắc mới nhất vào đợt 1 năm 2016, tại điểm Cầu Đào Xá giá trị COD là 542mg/l vượt gấp 18 lần và BOD5 có giá trị 392mg/l vượt gấp 26 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT loại B1. Trên sông Cầu từ đoạn trước hợp lưu và sau hợp lưu sông Ngũ Huyện Khê cho đến cuối nguồn sông Cầu đoạn chảy qua xã Đồng Phú, theo kết quả quan trắc vào đợt tháng 3 năm 2016, cả 6 vị trí quan trắc trên sơng Cầu đều bị ô nhiễm nồng độ nitơ NH4+ so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2. Tháng 4/2016, qua kiểm tra thực tế cho thấy nước sơng ở khu vực khảo sát vẫn có mùi hơi, dịng sơng Cầu chia ra 2 màu trắng – đen rõ rệt, đặc biệt là khu vực ngã ba đoạn sông Ngũ Hương Khê đổ ra sông Cầu. Mức độ ô nhiễm sông Cầu tới mức làm nước sông bốc mùi hôi thối, làm cá chết la liệt, chết hàng đàn, chết dạt trắng cả hai bên bờ sông. Từ thực tế đã chỉ ra nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước sông Cầu là do tiếp nhận nước sông Ngũ Huyện Khê đã bị ô nhiễm chảy vào, mà sông Ngũ Huyện Khê là nơi tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất, các làng nghề và cụm công nghiệp không được xử lý xả thẳng trực tiếp ra sông làm nước sông bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Ngồi ra, chất thải rắn của các làng nghề và cụm công nghiệp cũng không được xử lý, đổ bừa bãi trên mặt đê sông Ngũ Huyện Khê làm ách tắc dịng chảy. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh hiện đang thi công dự án nâng cấp, nạo vét sơng Ngũ Huyện Khê làm xáo trộn dịng chảy, bùn đáy và ảnh hưởng tới chất lượng nước sông. Việc điều tiết nước tại cửa cống Đặng Xá

(nơi tiêu thoát nước từ sông Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu) chưa được hợp lý làm gia tăng ô nhiễm trên sông Cầu.

Thượng lưu lưu vực sông Cầu chảy qua hầu hết địa phận tỉnh Bắc Kạn. Đây là khu vực có chỉ số bền vững chất lượng nước cao nhất là 0,67. Điều đó chứng tỏ chất lượng nước khu vực thượng lưu sông Cầu ít bị ơ nhiễm. Nhìn chung, chất lượng nước tại các khu vực thượng lưu tương đối tốt, các thông số phần lớn thấp hơn QCVN-A1. Nguồn nước tại khu vực thượng lưu đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt. Tại khu vực trung lưu sông Cầu, bao gồm hầu hết địa phận tỉnh Thái Nguyên, có chỉ số bền vững chất lượng nước là 0,5, thuộc mức trung bình và cho thấy nước sơng đang có dấu hiệu ơ nhiễm. Đoạn sơng Cầu trước khi chảy qua thành phố Thái Nguyên đã bắt đầu chịu tác động của các hoạt động sản xuất cơng nghiệp, khai thác khống sản, sản xuất nông nghiệp dọc bờ sơng. Ngồi ra, chất lượng nước đoạn sơng này còn bị ảnh hưởng bởi tiếp nhận nước từ hai phụ lưu là sơng Nghinh Tường và sơng Đu. Chất lượng nước nhìn chung chưa ơ nhiễm: thơng số COD, NH4+ cao xấp xỉ QCVN-A1; TSS vượt QCVN-B1; tuy vậy, nhìn chung chất lượng nước được cải thiện trong những năm gần đây. Tại khu vực sông Công, là sông lớn thứ hai trong lưu vực chảy qua tỉnh Thái Nguyên và nhập lưu với sông Cầu tại Đa Phúc. Với chỉ số bền vững chất lượng nước bằng 0,42, có thể thấy chất lượng nước sơng Cơng đang bị ô nhiễm. Nước sông đã bị bắt đầu bị ô nhiễm hữu cơ. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện ở một số điểm. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch trên hồ núi Cốc, hoạt động khai thác khoáng sản, tàu thuyền khai thác cát trên sông hay từ khu công nghiệp sông Cơng. Tại khu vực hạ lưu sơng Cà Lồ có chỉ số bền vững chất lượng nước thấp nhất trong các tiểu lưu vực của LVS Cầu. Điều đó chỉ ra chất lượng nước tại khu vực này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước sông Cầu tại vùng hạ lưu, chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh của sông Cầu đã bị ô nhiễm hữu cơ tương đối nghiêm trọng và giá trị DO ngày càng thấp. Ta thấy, chất lượng nước sông Cầu giảm dần từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Hiện vẫn cịn tồn tại một số điểm nước bị ơ nhiễm nặng trên các sơng, điển hình là sơng Ngũ Huyện Khê. Vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và kim loại nặng Fe, Pb [5].

Sơng Cầu có một vị trí địa lý đặc biệt và một vai trò cực kỳ quan trọng phục vụ đời sống người dân, phát triển kinh tế xã hội của 6 tỉnh nơi sông chảy qua: Con sông không chỉ là nơi cung cấp tôm cá cho người dân trực tiếp mưu

sinh hai bên bờ mà còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và canh tác cho hàng vạn, hàng triệu người dân từ thượng nguồn xuống tận vùng hạ lưu. Vì vậy, cần nhanh chóng có những biện pháp, áp dụng cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến để kịp thời xử lý nước sơng để ổn định tình hình dân sinh, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là bảo vệ mơi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị nhiễm, suy thoái, cạn kiệt (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w