3.2.5. Sông Cầu
Hiện trạng: Sơng Cầu nằm tồn bộ trong vùng Đông Bắc Việt Nam, là con
sơng quan trọng nhất trong hệ thống sơng Thái Bình. Sơng có diện tích lưu vực khoảng 6030 km2, với chiều dài khoảng 290 km, lưu lượng trung bình là 153 m3/s, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình là 31 km. Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam. Sơng Cầu có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó. Sơng Ngũ Huyện Khê là một chi lưu của sông Đuống, bắt nguồn từ địa phận huyện Đông Anh, Hà Nội và chảy vào Bắc Ninh tại thị xã Từ Sơn. Sông Ngũ Huyện Khê chảy
qua 4 đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Ninh gồm thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du và TP Bắc Ninh. Đây là nguồn nước chính phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, sông Ngũ Huyện Khê là nơi tiếp nhận nước thải của rất nhiều làng nghề, các cơ sở sản xuất, các cụm nông nghiệp, công nghiệp và của cả thị xã Từ Sơn. Theo thông kê, riêng nước thải mà làng giấy Phong Khê thải ra môi trường là trên 20000m3/ngày đêm nhưng hiện tại mới xử lý, thu gom được 5000m3, còn khoảng 15000 m3 xả thẳng trực tiếp không qua xử lý ra sơng Ngũ Huyện Khê mỗi ngày. Vì vậy, đã nhiều năm nay, sơng Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa khô. Kết quả theo dõi diễn biến chất lượng nước của Tổng cục Môi trường tại sông Ngũ Huyện Khê trong đợt tháng 3 các năm 2014, 2015, 2016 cho thấy cả 4 vị trí quan trắc tại Cầu Song Thát, Văn Môn, Cầu Lộc Hà, Cầu Đào Xá đều bị ô nhiễm; các thông số DO, COD, BOD5, N-NH4 đều vượt giá trị QCVN 08- MT:2015/BTNMT loại B1 (là loại chất lượng nước chỉ phù hợp với mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác). Trong đó, theo kết quả quan trắc mới nhất vào đợt 1 năm 2016, tại điểm Cầu Đào Xá giá trị COD là 542mg/l vượt gấp 18 lần và BOD5 có giá trị 392mg/l vượt gấp 26 lần so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT loại B1. Trên sông Cầu từ đoạn trước hợp lưu và sau hợp lưu sông Ngũ Huyện Khê cho đến cuối nguồn sông Cầu đoạn chảy qua xã Đồng Phú, theo kết quả quan trắc vào đợt tháng 3 năm 2016, cả 6 vị trí quan trắc trên sơng Cầu đều bị ô nhiễm nồng độ nitơ NH4+ so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2. Tháng 4/2016, qua kiểm tra thực tế cho thấy nước sông ở khu vực khảo sát vẫn có mùi hơi, dịng sơng Cầu chia ra 2 màu trắng – đen rõ rệt, đặc biệt là khu vực ngã ba đoạn sông Ngũ Hương Khê đổ ra sông Cầu. Mức độ ô nhiễm sông Cầu tới mức làm nước sông bốc mùi hôi thối, làm cá chết la liệt, chết hàng đàn, chết dạt trắng cả hai bên bờ sông. Từ thực tế đã chỉ ra nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước sông Cầu là do tiếp nhận nước sông Ngũ Huyện Khê đã bị ô nhiễm chảy vào, mà sông Ngũ Huyện Khê là nơi tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất, các làng nghề và cụm công nghiệp không được xử lý xả thẳng trực tiếp ra sông làm nước sông bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Ngồi ra, chất thải rắn của các làng nghề và cụm công nghiệp cũng không được xử lý, đổ bừa bãi trên mặt đê sông Ngũ Huyện Khê làm ách tắc dịng chảy. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh hiện đang thi cơng dự án nâng cấp, nạo vét sông Ngũ Huyện Khê làm xáo trộn dòng chảy, bùn đáy và ảnh hưởng tới chất lượng nước sông. Việc điều tiết nước tại cửa cống Đặng Xá
(nơi tiêu thốt nước từ sơng Ngũ Huyện Khê ra sông Cầu) chưa được hợp lý làm gia tăng ô nhiễm trên sông Cầu.
Thượng lưu lưu vực sông Cầu chảy qua hầu hết địa phận tỉnh Bắc Kạn. Đây là khu vực có chỉ số bền vững chất lượng nước cao nhất là 0,67. Điều đó chứng tỏ chất lượng nước khu vực thượng lưu sơng Cầu ít bị ơ nhiễm. Nhìn chung, chất lượng nước tại các khu vực thượng lưu tương đối tốt, các thông số phần lớn thấp hơn QCVN-A1. Nguồn nước tại khu vực thượng lưu đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt. Tại khu vực trung lưu sông Cầu, bao gồm hầu hết địa phận tỉnh Thái Nguyên, có chỉ số bền vững chất lượng nước là 0,5, thuộc mức trung bình và cho thấy nước sơng đang có dấu hiệu ô nhiễm. Đoạn sông Cầu trước khi chảy qua thành phố Thái Nguyên đã bắt đầu chịu tác động của các hoạt động sản xuất cơng nghiệp, khai thác khống sản, sản xuất nông nghiệp dọc bờ sơng. Ngồi ra, chất lượng nước đoạn sơng này còn bị ảnh hưởng bởi tiếp nhận nước từ hai phụ lưu là sông Nghinh Tường và sông Đu. Chất lượng nước nhìn chung chưa ơ nhiễm: thơng số COD, NH4+ cao xấp xỉ QCVN-A1; TSS vượt QCVN-B1; tuy vậy, nhìn chung chất lượng nước được cải thiện trong những năm gần đây. Tại khu vực sông Công, là sông lớn thứ hai trong lưu vực chảy qua tỉnh Thái Nguyên và nhập lưu với sông Cầu tại Đa Phúc. Với chỉ số bền vững chất lượng nước bằng 0,42, có thể thấy chất lượng nước sông Công đang bị ô nhiễm. Nước sông đã bị bắt đầu bị ô nhiễm hữu cơ. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện ở một số điểm. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch trên hồ núi Cốc, hoạt động khai thác khống sản, tàu thuyền khai thác cát trên sơng hay từ khu công nghiệp sông Công. Tại khu vực hạ lưu sơng Cà Lồ có chỉ số bền vững chất lượng nước thấp nhất trong các tiểu lưu vực của LVS Cầu. Điều đó chỉ ra chất lượng nước tại khu vực này đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước sông Cầu tại vùng hạ lưu, chảy qua Bắc Giang và Bắc Ninh của sông Cầu đã bị ô nhiễm hữu cơ tương đối nghiêm trọng và giá trị DO ngày càng thấp. Ta thấy, chất lượng nước sông Cầu giảm dần từ thượng nguồn đến hạ nguồn. Hiện vẫn còn tồn tại một số điểm nước bị ô nhiễm nặng trên các sơng, điển hình là sơng Ngũ Huyện Khê. Vấn đề ơ nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và kim loại nặng Fe, Pb [5].
Sơng Cầu có một vị trí địa lý đặc biệt và một vai trị cực kỳ quan trọng phục vụ đời sống người dân, phát triển kinh tế xã hội của 6 tỉnh nơi sông chảy qua: Con sông không chỉ là nơi cung cấp tôm cá cho người dân trực tiếp mưu
sinh hai bên bờ mà còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và canh tác cho hàng vạn, hàng triệu người dân từ thượng nguồn xuống tận vùng hạ lưu. Vì vậy, cần nhanh chóng có những biện pháp, áp dụng cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến để kịp thời xử lý nước sơng để ổn định tình hình dân sinh, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là bảo vệ mơi trường.