Cá chết hàng loạt, dạt trắng bờ sông Cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị nhiễm, suy thoái, cạn kiệt (Trang 119 - 131)

Hình 66:Hạ lưu sơng Ngũ Huyện Khê –“hung thủ” bức tử sông Cầu hàng ngày

Đề xuất giải pháp:

- Xử lý việc điều tiết nước tại cửa cống Đặng Xá một cách hợp lý, đảm bảo dịng chảy và khơng làm gia tăng ơ nhiễm chất lượng nước sông Cầu đoạn giáp ranh giữa tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang bằng cách thiết lập chế độ vận hành cửa cống Đặng Xá, đặc biệt lưu ý vào mùa khô.

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thường xuyên, liên tục, sâu rộng tới từng cá nhân, hộ gia đình doanh nghiệp

- Giám sát chất lượng nước sông thường xuyên, kịp thời; kiểm tra, quản lý chặt chẽ các nguồn nước xả thải đoạn ra sông Cầu giáp ranh giữa 2 tỉnh.

- Để xử lý triệt để nguồn nước ô nhiễm, điều quan trọng và tiên quyết là phải ngăn chặn dứt điểm nguồn gây ơ nhiễm. Bên cạnh đó cần phải giải quyết chuỗi vấn đề một cách đồng thời để việc xử lý nước sông bị ô nhiễm được bền vững và hiệu quả. Cụ thể:

 Quan trắc vào đợt tháng 3 năm 2016 cho kết quả cả 6 vị trí quan trắc trên sơng Cầu đều bị ô nhiễm nồng độ nitơ NH4+ so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A2. Ơ nhiễm nồng NH4+ có thể giải quyết bằng cách công nghệ như công nghệ vi khuẩn (BT), công nghệ vi sinh vật (MT) và công nghệ sủi tăm micro-nano (MBT)

 Với tình hình nước sơng đen ngịm, bốc mùi hơi thối: Ta có xử lý bằng cách bổ sung chế phẩm Redocy – 3C vào các đoạn sông bốc mùi nồng nặc hay áp dụng công nghệ MBT nhằm giúp người dân sống ven 2 bên bờ sông đảm bảo sức khỏe và nâng cao chất lượng sống

 Khi hàm lượng kim loại nặng cao gây ô nhiễm môi trường nước sông như sông Ngũ Huyện Khê, cần xử lý bằng công nghệ xử lý bằng thực vật thủy sinh. Không những làm giảm thơng số hàm lượng Fe, Pb mà cịn tạo cảnh quan đẹp cho sơng Cầu.

 Bên cạnh đó, với nồng độ DO ngày càng thấp, có thể ngăn chặn tình trạng đó bằng rất nhiều cách biện pháp hóa học hay các công nghệ sinh học như: công nghệ BT, công nghệ MT và công nghệ MBT sẽ đem lại hiệu quả cao và kết quả lâu dài.

3.2.6. Sông Đồng Nai

Hiện trạng:

- Sơng Đồng Nai tính từ đầu nguồn sơng Đa Dâng có chiều dài 586km, là con sơng nội địa dài nhất Việt Nam. Sơng có diện tích lưu vực khoảng 38600 km2, lớn thứ hai Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nơng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hiện nay, theo kết quả quan trắc năm 2017-2018 của Trung tâm Quan trắc môi trường miền Nam, trong khi chất lương nước trên khu vực thượng nguồn và trung lưu của sông Đồng Nai cịn khá tốt, có thể sử dụng cho cấp nước sinh hoạt thì vùng nước mặt ở phía hạ lưu sơng Đồng Nai, nơi chảy qua các khu vực TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, chất lượng nước chỉ đạt mức sử dụng cho mục đích giao thơng thủy và các mục đích tương đương khác. Nguyên nhân hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai bị ô nhiễm chủ yếu là do sự phát triển công nghiệp và gia tăng dân số cơ học nhanh chóng trong khi nước thải đô thị và một phần nước thải công nghiệp chưa được thug om, xử lý triệt để hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường. Cụ thể, tồn lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai hàng ngày phải chịu tiếp nhận trên 4500 điểm xả từ các nguồn nước thải cơng nghiệp, khai thác khống sản, làng nghề, nước sinh hoạt, nông nghiệp, y tế và chăn ni. Trên lưu vực có hơn 10.100 doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp (TPHCM chiếm 60%) đưa ra sông mỗi ngày hơn 480.000 m3, trong đó có nước thải xả ra từ các khu cơng nghiệp, khu chế xuất ở Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương đổ vào khu vực trung lưu và hạ lưu của sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn và sông Thị Vải. Thêm nữa là nước thải từ 400 làng nghề dệt nhuộm, thuộc da, tái chế giấy, phế liệu, cao su, mía đường đổ xuống sông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của nhân dân. Qua kiểm tra của Cục cảnh sát môi trường cho thấy nhiều doanh nghiệp, làng nghề không xây dựng hệ thống xử lý chất thải hoặc đã có nhưng khơng vận hành, vận hành khơng thường xuyên đối phó với cơ quan chức năng khi kiểm tra. Có những doanh nghiệp dùng thủ đoạn xây dựng hệ thống xả thải bí mật ngồi thiết kế đã phê duyệt, thẩm định để xả nước thải chưa qua xử lý ra sơng, Bên cạnh đó, các khu đơ thị hàng ngày thải nước thải sinh hoạt vào hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn trên 990.000m3/ngày nhưng hầu hết tất cả các đơ thị trên lưu vực sơng đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều bệnh viện tuyến huyện chưa có hệ thống hay có nhưng khơng đạt chuẩn thải trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt, đưa vào nguồn nước lưu vực sơng, từ đó gây ra nguy cơ tiềm ẩn lây lan dịch bệnh qua môi trường nước. Chi tiết ở đoạn chảy qua TP Biên Hịa, con sơng đang gồng gánh chịu nước thải của đô thị hơn nửa triệu dân, cùng với đó là các khu cơng nghiệp. Cũng trên sông Cái ở TP Biên Hịa, các làng bè cá lâu đời xả xuống sơng một lượng chất thải không hề nhỏ. Bên cạnh đó, các nhà máy, cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều. Việc tiêu thốt nước thải từ sinh hoạt đến cơng nghiệp,

đã qua hay chưa qua xử lý đều dồn về một mối là sông Đồng Nai. Qua nhiều lần quan trắc các vùng nước mặt trên sông Đồng Nai, các cơ quan chuyên môn xác định chất lượng nước mặt của con sông này bị ô nhiễm rất nặng. Trong đó, đoạn qua TP Biên Hịa, nước sơng Đồng Nai được xác định là ô nhiễm nghiêm trọng, các thông số như hàm lượng sắt, các vi khuẩn gây bệnh đều vượt quy chuẩn.

Hình 67: Khu cơng nghiệp Biên Hịa 1 - Điểm đen gây ơ nhiễm sông Đồng Nai

Giải pháp:

- Năm 2007, Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đến năm 2020”. Đề án đặc biệt chú trọng vấn đề kiểm soát, giám sát tốt các nguồn xả thải ra hệ thống sông Đồng Nai và làm mọi cách để giữ sạch được nước sông. Đề án nêu rõ mục tiêu của giai đoạn 2011 – 2015 là: Ít nhất 60% khu đô thị và 100% khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Thu gom trên 90% chất thải rắn sinh hoạt và xử lý 100% chất thải nguy hại. Mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 là ít nhất 70% khu đơ thị và 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Thu gom trên 95% chất thải rắn sinh hoạt và xử lý 100% chất thải nguy hại.

- Chú trọng đầu tư cải tạo những nguồn dẫn chất thải ra sông bằng cách đưa vào vận hành một số nhà máy xử lý nước thải đô thị. Cụ thể như trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hịa quận Bình Tân có cơng suất xử lý 30.000

m3/ngày, sử dụng công nghệ hồ sinh học, thu gom và xử lý nước thải cho lưu vực kênh Đen rộng khoảng 785 ha. Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng huyện Bình Chánh có cơng suất xử lý 141.000 m3/ngày, xử lý tồn bộ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư quận 1,3,5,7 và 10 trên phạm vi 1000 ha. Những dự án này đã từng bước làm thay đổi hẳn diện mạo môi trường của thành phố theo hướng thân thiện hơn với mơi trường.

- Để có thể giải quyết dứt điểm tình trạng ơ nhiễm tại thành phố cũng như giảm thiểu lượng ô nhiễm môi trường ra sông cần đầu tư xây dung thêm các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Cụ thể có các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tây Sài Gịn với cơng suất 120.000 m3/ngày, nhà máy xử lý nước thải Tân Hoa – Lị Gốm với cơng suất 300.000 m3/ngày, nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè với công suất 480.000 m3/ngày vào giai đoạn 1 và 800.000 m3/ngày vào giai đoạn 2.

- Bên cạnh đó, cần giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nghiệm của cộng đồng về việc bảo vệ mơi trường. Tạo thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày của đại bộ phân dân cư như: vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác trước khi đổ rác và đặc biệt là không xả thải trực tiếp ra môi trường tại khu vực dân cư.

- Nhiều tỉnh thành có sự mâu thuẫn rõ ràng trong lợi ích kinh tế và mơi trường, coi trọng phát triển kinh tế hơn bảo vệ mơi trường. Vì vậy, cần có những biện pháp giải quyết, kết hợp hài hỏa giữa các lợi ích, đảm bảo phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường bền vững.

- Ngồi ra, có thể áp dụng một số công nghệ xử lý nguồn nước bị ô nhiễm để giải quyết vấn đề ô nhiễm ở hạ lưu sơng Đồng Nai. Cụ thể, với tình trạng hàm lượng Fe nói riêng và các kim loại nặng nói chung cao hơn tiêu chuẩn cho phép, sử dụng phương pháp hóa học như chế phẩm Redocy – 3C hay biện pháp sinh học là công nghệ xử lý bằng thực vật thủy sinh sẽ làm giảm nồng độ kim loại nặng và nằm trong khoảng cho phép.

KẾT LUẬN

Hiện nay, ơ nhiễm và suy thối nguồn nước là một vấn đề nhức nhối trên tồn thế giới. Đó là hậu quả tất yếu của sự bùng nổ gia tăng dân số và phát triển nhanh chóng kinh tế xã hội. Mức độ ơ nhiễm suy thối nguồn nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm sốt nguồn gây ơ nhiễm hiệu quả và khai thác tự phát khơng có quy hoạch. Dự báo đến năm 2020, tình trạng khan hiếm, thiếu nước sẽ còn tăng mạnh so với hiện nay và hầu hết lưu vực sông của Việt Nam đều ở trạng thái căng thẳng về sử dụng nước. Không chỉ nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng nguồn nước bị ơ nhiễm kéo dài. Đặc biệt, nguồn nước ở hầu hết khu vực đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đã bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, đô thị không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn xả vào nguồn nước. Trước thực trạng ô nhiễm, cạn kiệt do nhiều nguyên nhân và các loại ô nhiễm khác nhau, một số giải pháp được đề xuất như sau:

*Giải pháp quản lý nhà nước:

+ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội song song bảo vệ nguồn nước. Tập trung thanh tra, kiểm tra việc xả thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế, các khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Kiên quyết đấu tranh, xử lý tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường nước. Triển khai việc di dời cơ sở sản xuất thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch;

+ Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển mới diện tích rừng đầu nguồn và khu vực dân cư. Phát động phong trào trồng và bảo vệ cây xanh trên toàn quốc nhăm tăng cường lượng nước bổ cập cho nước dưới đất và phòng chống lũ lụt;

+ Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận và áp dụng các giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, giảm thiểu chất thải tại nguồn. Phát huy hiệu quả nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường trong việc hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có các chương trình, dự án, đề án bảo vệ mơi trường nước như phân loại rác tại nguồn; tiết giảm, tái sử dụng, tái

chế chất thải; sản xuất các sản phẩm thân thiện mơi trường; phịng chống ứng phó, khắc phục ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường;

+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước thơng qua các chương trình tun truyền trên các phương tiện truyền thơng đại chúng (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình) bằng việc thực hiện các chuyên mục, chương trình thường kỳ với khung thời gian cố định để người dân dễ theo dõi và có sự tương tác, phản hồi về chương trình. Tăng cường các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ nguồn nước trên sóng truyền hình.

*Giải pháp cơng nghệ:

Ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, hiện đại trong xử lý nước thải ra môi trường; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tái chế, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại tại các Khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố, khu cơng nghiệp tập trung,.... Có giải pháp, lộ trình xử lý, khắc phục nhanh, triệt để những mặt cịn hạn chế của các khu xử lý nước thải hiện nay; đồng thời có giải pháp trước mắt bảo đảm các điều kiện về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân sinh sống khu vực lân cận và chịu tác động môi trường của các khu xử lý nước thải. Đầu tư xây dựng cơng trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung theo hướng kết hợp các cụm lưu vực thoát nước; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý nước thải theo công nghệ hiện đại trong và ngồi nước như sau:

+ Với các dạng ơ nhiễm hóa lý và mùi của nguồn nước, có thể sử dụng một trong các công nghệ xử sau: Công nghệ Sục khí, cơng nghệ này có thể khơi

phục và tăng cường sự phát triển và sức sống của vi sinh vật để cải thiện chất lượng nước; Công nghệ Bakture, cơng nghệ này sử dụng bột Bakture kích hoạt vi sinh vật có lợi sẵn có trong mơi trường cần xử lý, hoạt động theo nguyên lý thơng qua vịng tuần hồn sinh thái tự nhiên để tự phân hủy các chất ô nhiễm và các chất độc hại, làm cho các vi sinh vật có lợi phát triển, là chất xúc tác giúp tăng khả năng tự làm sạch của sông hồ; Công nghệ sủi tăm micro-nano, công nghệ này được sử dụng để giảm thiểu ơ nhiễm nước một cách nhanh chóng và liên tục bằng cách tăng nồng độ oxy hòa tan trong nước (DO), ứng dụng phù hợp với các dịng sơng bị ơ nhiễm với nước đen ngòm bốc mùi nồng nặc;

+ Với các dạng ô nhiễm nguồn nước liên quan đến hàm lượng hữu cơ và kim loại nặng, có thể sử dụng một trong các công nghệ xử sau: Công nghệ

nghệ này đã khá hiệu quả ở các hồ thuộc TP Hà Nội; Công nghệ thực vật thủy sinh, thực vật thủy sinh sử dụng trong ao hay vùng ngập nước nhân tạo đem lại hiệu quả trong kiểm sốt nước ơ nhiễm. Thực vật thủy sinh cho thấy sự tiềm năng đối với xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, và nước thải nông nghiệp.

+ Với các dạng ô nhiễm nguồn nước liên quan phú dưỡng, có thể sử dụng một trong các công nghệ xử sau: Công nghệ vi khuẩn (BT), công nghệ

này sử dụng các vi khuẩn bản địa hoặc nuôi cấy và các sinh vật khác để biến đổi các chất ơ nhiễm độc hại và có hại thành các chất khơng độc hại trong mơi trường có thể kiểm sốt được; Cơng nghệ xử lý với động vật thủy sinh, công nghệ này sử dụng cá chép bạc, cá chép thông thường và các loại cá khác có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá công nghệ xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị nhiễm, suy thoái, cạn kiệt (Trang 119 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w