Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng Luật thương mại năm 2005 về các chế tài trong thương mạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các chế tài trong thương mại theo quy định Luật thương mại 2005 (Trang 41 - 47)

2005 về các chế tài trong thương mại

Thứ nhất, nâng cao năng lực thực thi pháp luật ở Viêt Nam cho các Tòa án,

Trọng tài

Khi xảy ra tranh chấp về việc áp dụng chế tài trong thương mại, các bên có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước can thiệp đặc biệt là tòa án. Khi đó quyết định

của tòa án là quyết định cuối cùng. Vì vậy để xét xử công bằng, đúng pháp luật và tạo niềm tin cho nhân dân thì việc các thẩm phán, các cấn bộ tư pháp hiểu biết về pháp luật thương mại, hay các quy định về chế tài trong thương mại là rất quan trọng.

Hiện nay tại nhiều tòa án, trình độ của đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều người không nắm vững quy định của pháp luật cũng như những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của Tòa án tối cao nên trong quá trình áp dụng pháp luật gây ra nhiều sai sót. Bên cạnh đó, một số tòa án huyện, tỉnh đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, gây qua tải ảnh hưởng tới xét xử. Vì vậy:

+ Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác hướng dẫn nhằm áp dụng thống nhất và hoàn thiện pháp luật về pháp luật về hợp đồng, về các vụ án liên quan tới chế tài. Cần đưa ra một số vụ án và cách giải quyết điển hình làm tài liệu học tập của các cán bộ tư pháp.

+ Nâng cao trình độ cán bộ tư pháp, nhà nước cần trang bị các thiết bị hiện đại hơn, đưa ra các chế độ đãi ngộ hợp lí để họ thực sự yên tâm công tác, tự học tập nâng cao trình độ bản thân.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật thương mại

cho các thương nhân

Tuyên truyền và phổ biến pháp luật thương mại nói chung và chế tài trong thương mại nói riêng là nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, cho các cơ quan quản lí nhà nước về thương mại và đặc biệt là cho các thương nhân để họ hiểu biết về pháp luật thương mại, về các chế tài trong thương mại. Nhiều thương nhân đã biết về các công cụ pháp lí này nhưng lại không hiểu biết rõ về những điều kiện đòi hỏi pháp lí và thủ tục mà họ cần phải làm khi tham gia kí kết hợp đồng, khi có vi phạm xảy ra, khi áp dụng chế tài rồi mà bên vi

phạm vẫn không thực hiện. Chính vì vậy, nhà nước cần xây dựng các biện pháp để tuyên truyền pháp luật tới người dân, các thương nhân để họ nắm bắt được và sử dụng như một biện pháp tự vệ hay trừng phạt trong thương mại khi tham gia hoạt động thương mại của mình.

Thứ ba, nâng cao năng lực nhận thức và năng lực pháp luật thương mại đối

với các thương nhân ở Việt Nam

Năng lực nhận thức và năng lực pháp luật của các thương nhân về các chế tài trong thương mại cần phải được nâng cao. Chỉ khi nào các chủ thể tham gia vào các giao dịch thương mại thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng chế tài trong các hợp đồng thương mại thì họ mới có thể xây dựng được một hợp đồng trong thương mại chính xác, hoàn thiện. Thực tiễn cho thấy không ít thương nhân kể cả doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi có vi phạm hợp đồng của bên kia. Khi đó áp dụng chế tài cho thấy có sự sai sót dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Nguyên nhân là do họ chưa nhận thức được vai trò của các chế tài và việc sử dụng các biện pháp chế tài hay năng lực nhận thức pháp luật vẫn còn hạn chế. Để nâng cao năng lực nhận thức và năng lực pháp luật về chế tài cho các thương nhân cần phải:

+ Hưởng ứng các phong trào tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hợp đồng thương mại, về áp dụng chế tài trong thương mại.

+ Tham gia, tổ chức các buổi hội thảo, các khóa đào tạo về xây dựng hợp đồng, các điều khoản về chế tài, về áp dụng các biện pháp chế tài khi có vi phạm theo hợp đồng.

+ Tư vấn các luật sư trước khi tham gia kí kết hợp đồng để đảm bảo các điều khoản hợp pháp, chặt chẽ hay khi có các tranh chấp xảy ra khi áp dụng chế tài của bên bị vi phạm.

Có như vậy thì các biện pháp chế tài trong thương mại mới có thể được áp dụng một cách linh hoạt hiệu quả, để trở thành công cụ pháp lí hữu hiệu cho các thương nhân khi tham gia hoạt động thương mại.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu bảo đảm công bằng xã hội. Hơn nữa, đã hơn 3 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đang trên đà hội nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Các hợp đồng thương mại ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu của mình trong việc thỏa thuận, trao đổi, hợp tác kinh tế giữa các thương nhân. Nhờ việc kí kết hợp đồng thương mại đã giúp nhiều doanh nghiệp có rất nhiều thỏa thuận làm ăn giúp doanh nghiệp phát triển rất nhanh nhưng đi cùng với nó việc vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ) nhằm mưu lợi theo đó cũng không ngừng xảy ra xâm hại tới lợi ích của bên bị vi phạm. Chừng nào pháp luật hợp đồng nói chung và những quy định vầ chế tài trong thương mại nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật điều chỉnh các vi phạm trong hợp đồng thì Việt Nam vẫn còn đúng ngoài sự phát triển chung của thế giới.

Chế tài trong thương mại hiện nay ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, nhưng chủ yếu là được quy định tại Luật thương mại 2005, đã đáp ứng tương đối đầy đủ, góp phần quan trong để bảo đảm hợp đồng thương mại được thực hiện. Các chế tài rất đa dạng và việc áp dụng các chế tài khác nhau khi có hành vi vi phạm xảy ra đem lại những hiệu quả khác nhau. Tuy vậy, do sự phát triển của kinh tế, các vi phạm ngày càng phức tạp với số lượng ngày càng nhiều hơn đòi hỏi pháp luật điều chỉnh về chế tài trong thương mại phải hoàn thiện hơn để có thể áp dụng vào thực tiễn một cách triệt

để, giúp bảo vệ các thương nhân, tổ chức và cá nhân Việt Nam khi họ tham gia các hoạt động thương mại.

Đó cũng là lí do em lựa chọn thực hiện đề tài: “Tìm hiểu các chế tài trong

thương mại theo quy định Luật thương mại 2005”. Hi vọng những tìm hiểu,

phân tích và kiến nghị của em trong bản khóa luận sẽ nhận được những nhận xét, đánh giá và góp ý của các thầy cô để em tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu cũng như vốn tri thức và hiểu biết của mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các chế tài trong thương mại theo quy định Luật thương mại 2005 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w