Buộc bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các chế tài trong thương mại theo quy định Luật thương mại 2005 (Trang 26 - 30)

Buộc bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục bù đắp những lợi ích vật chất bị mất mat, hư tổn của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh. Điều 302 Luật thương mại 2005 định nghĩa:

“1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Từ khái niệm trên ta thấy chế tài này có những đặc điểm sau: + Mục đích áp dụng:

Đây là chế tài tiền tệ dùng để bù đắp những thiệt hại vật chất thực tế cho bên bị vi phạm. Do vậy số tiền bồi thường đó phải đảm bảo bồi hoàn, bù đắp và khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho bên bị thiệt hại mà thiệt hại này sẽ không xảy ra khi thực hiện đúng hợp đồng. Mục đích của nó hoàn toàn khác với phạt vi phạm là dùng để răn đe, trừng phạt, phòng ngừa và giáo dục các bên tham gia hợp đồng.

+ Căn cứ áp dụng chế tài

Luật thương mại 2005 quy định một điều luật riêng về căn cứ áp dụng chế tài này, điều đó cho thấy đây là một chế tài nghiêm khắc, bởi vì giá trị bồi thường tổn thất nhiều khi là rất lớn, điều này tùy thuộc vào thiệt hại đã xảy ra do vi phạm hợp đồng mà không có giá trị giới hạn bồi thường như phạt vi phạm. Theo Điều 303 Luật thương mại 2005, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

“1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Như vậy, bên có quyền muốn áp dụng chế tài này đối với bên vi phạm thì phải chứng minh đã có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng của bên đối tác. Phải chứng minh được đã có thiệt hại xảy ra trong thực tế, đó là các thiệt hại có thể tính được bằng tiền mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu, bao gồm cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách rõ ràng và chính xác. Ví dụ tài sản bị mất mát, hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra… Thiệt hại gián tiếp là thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học mới có thể xác định được, đó là những khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi có lẽ được hưởng mà

bên có quyền lợi vi phạm phải chịu. Đồng thời bên vi phạm phải chứng minh rằng hành vi vi phạm và thiệt hại đó có mối quan hệ nội tại, tất yếu với nhau, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra vi phạm, việc chứng minh điều này phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp. Bên cạnh đó, bên bị vi phạm còn phải chứng minh bên có hành vi vi phạm hợp đồng không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm theo Điều 294 Luật thương mại 2005: (a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; (b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; (c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; (d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

+ Nguyên tắc áp dụng chế tài bồi thương thiệt hại

Để bù đắp, bồi hoàn những tổn thất cho bên bị vi phạm, nhằm giúp họ có thể khôi phục các lợi ích vật chất như khi hợp đồng được thực hiện, nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất được xem là nguyên tắc có ý nghĩa quan trọng. Do đó vấn đề xác định cụ thể tất cả những thiệt hại vật chất thực tế xảy ra là vấn đề cốt lõi. Mặt khác, xuất phát từ vệc kí kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng là thiện chí của các bên và trong qúa trình kinh doanh thương mại thì nguyên tắc tương trợ, hợp tác, cùng có lợi luôn được thể hiện. Vì vậy, muốn xác định mức độ bồi thường thiệt hại trong từng tình huống cụ thể, bên bị thiệt hại cũng phải có nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Căn cứ vào Điều 305 Luật thương mại 2005 “Bên yêu

cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”.

Luật thương mại 2005 cũng không có quy định các biện pháp hạn chế tổn thất là các biện pháp cụ thể gì, nhưng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại, Tòa án thường công nhận các biện pháp như tổ chức bán hàng hóa sắp hết hạn sử dụng, hàng hóa dễ hư hỏng hay các hàng hóa giảm giá nhanh do thị trường có sự biến động; tổ chức bảo quản hàng hóa trong điều kiện thời tiết không thuận lợi hay tổ chức thuê kho bãi, hầm lạnh trong trương hợp người mua không tiếp nhận hàng hóa mà hàng hóa lại không thể bảo quản trong tình huống bình thường được.

+ Chủ thể có quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại

Theo quy định Luật thương mại 2005, bên bị vi phạm nếu muốn đòi tiền bồi thường phải chứng minh được có tổn thất xảy ra trong thực tế, mức độ tổn thất và phải chứng minh được việc áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất, từ đó mới phát sinh quyền áp dụng chế tài buộc bồi thường thiệt hại đối vời bên vi phạm. Khi hai bên không tự thương lượng, hòa giải được bên bị vi phạm có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Sau khi xem xét tính hợp pháp của yêu cầu, các cơ quan này ra quyết định buộc bên vi phạm tuân thủ các cam kết trong hợp đồng và các quy định của pháp luật.

+ Tính chất của chế tài buộc bồi thường thiệt hại

Với bản chất của hợp đồng, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về các hình thức chế tài phù hợp với quy định của pháp luật. Từ các quy định của Luật thương mại 2005, các bên có thể thỏa thuận việc áp dụng hay không áp dụng chế tài buộc bồi thường thiệt hại. Các bên có quyền thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi thường thiệt hại. Theo Luật thương mại 2005, trong trường hợp các bên của hợp đồng trong kinh doanh không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì

bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các chế tài trong thương mại theo quy định Luật thương mại 2005 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w