đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh. Khi hợp đồng trong kinh doanh bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 308 Luật thương mại 2005:
“ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh. Khi hợp đồng trong kinh doanh bị đình chỉ thực hiện hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Theo quy định tại Điều 310 Luật thương mại 2005:
“Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”
Huỷ bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lí mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một phần hợp đồng hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng. Trong đó hủy bỏ
một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các nghĩa vụ còn lại trong hợp đồng vẫn có hiệu lực. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng với toàn bộ hợp đồng. Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực pháp luật từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ các thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì các nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì phải hoàn trả bằng tiền. Theo quy định tại Điều 312 Luật thương mại 2005:
“1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng đều có các điểm giống nhau ở các khía cạnh cơ bản sau:
+ Về căn cứ áp dụng: trừ trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng với tính chất là các hình thức chế tài, được áp dụng khi có các điều kiên:
Một là, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng;
Hai là, một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.
Như vậy, Luật thương mại 2005 giành quyền chủ động rất cao cho các bên (vì vậy đòi hỏi các bên khi giao kết hợp đồng phải hết sức thận trọng) trong việc thỏa thuận vấn đề áp dụng chế tài này. Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, việc tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên, đặc biệt là bên vi phạm hợp đồng. Vì vậy, về nguyên tắc chung, bên bị vi phạm không đương nhiên có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ khi pháp luật có quy định khác. Ví dụ, bên mua hàng có quyền ngừng thanh toán tiền hàng trong các trường hợp được quy định tại Điều 51 Luật thương mại 2005. Bên bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng, nếu trong trường hợp đã có thỏa thuận vi phạm của bên kia là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng. Mặt khác, để bảo đảm quyền lợi của bên vi phạm hợp đồng, Luật thương mại 2005 còn quy định hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ để tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng phải là những vi phạm cở bản nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng (Khoản 13, Điều 3 Luật thương mại 2005).
Về nội dung áp dụng chế tài: Khác với các hình thức chế tài khác, tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng là các hình thức chế tài hợp đồng mà theo đó, bên bị vi phạm hợp đồng áp dụng chế tài bằng cách không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng được xem như là sự “tự vệ” của bên bị vi phạm trước hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia. Khi áp dụng các chế tài này, sự bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu cơ bản thể hiện ở chỗ, bên vi phạm không được đáp ứng các quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng, do bên bị vi phạm không phải thực hiện
các nghĩa vụ tưng xứng. Mặt khác, bên bị vi phạm áp dụng chế tài này vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật [5, tr. 57-60].
Ngoài ra, so sánh với các quy định của Bộ luật dân sự 2005, ta thấy:
Về tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Theo khoản 2 Điều 415 Bộ luật dân sự
2005 thì chế tài này được gọi là hoãn thực hiện nghĩa vụ. Điều 308 Luật thương mại 2005 sử dụng thuật ngữ “ tạm ngừng thực hiện hợp đồng”. Chế tài này được áp dụng khi xảy ra các điều kiện do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc khi bên kia vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Điều 415 Bộ luât dân sự 2005 quy định một trường hợp đặc biệt được hoãn thực hiện nghĩa vụ: bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ khi tài sản của bên kia bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người đứng ra bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, trước thời điểm giao hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã kí kết giữa A và B thì A phát hiện ra B bị tuyên bố phá sản hoặc mất khả năng thanh toán đối với hàng hóa sẽ được giao. Vấn đề đặt ra là A có được hoãn thực hiện nghĩa vụ không vì bản thân Luật thương mại 2005 lại không quy định tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong trương hợp hợp này. Khi một hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Về đình chỉ thực hiện hợp đồng: Điều 426 Bộ luật dân sự 2005 gọi đây là
hình thức đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Một bên có quyền đình chỉ (chấm dứt thực hiện hợp đồng) khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện đình chỉ hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của HĐ nhưng phải thông báo ngay cho bên kia biết. Và hợp đồng chấm dứt thực hiện từ thời điểm bên kia nhận được thông báo đình chỉ. Khi đó, các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh
toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Về hủy bỏ hợp đồng: Điều 425 Bộ luật dân sự quy định căn cứ hủy bỏ hợp
đồng khi các bên có thỏa thuận hay khi có quy định của pháp luật. Điều 312 Luật