mại năm 2005 về các chế tài trong thương mại
2.3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện Luật thương mại năm 2005 về các chế tài trong thương mại trong thương mại
Dù có nhiều tiến bộ hơn so với Luật thương mại 1997 nhưng quá trình thi hành Luật thương mại 2005 cho thấy việc áp dụng các chế tài trong thương mại còn tồn tại nhiều bất cập và cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng hợp đồng, dưới đây là một số kiến nghị cụ thể :
Thứ nhất, Nhà nước xúc tiến hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính thống nhất
và đồng bộ trong pháp luật dân sự, thương mại và một số luật chuyên ngành điều chỉnh về hợp đồng và đặc biệt là điều chỉnh về các chế tài
Vấn đề hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại ở nước ta đã trở nên cấp thiết ngay từ khi chúng ta bắt đầu xây dựng nền kinh tế hàng hóa, đặc biệt là khi nước ta tham gia là thành viên của WTO mấy năm gần đây. Các cơ quan xây dựng văn bản pháp luật cần chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề xử lí mối quan hệ về nội dung giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 hiện hành. Do đó cần phải khẩn trương tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng trong thương mại, về các loại chế tài trong thương mại, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật về hợp đồng trong thương mại. Việc hoàn thiện cần tiến hành theo hướng:
Một là, cần xác định rõ mối quan hệ giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng trong thương mại. Đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, những thuộc tính vốn có của hợp đồng dân sự được biểu hiện trong hợp đồng thương mại đồng thời hợp đồng thương mại cũng có những đặc thù riêng của nó. Thực tế hiện nay, khi hội nhập kinh tế, việc phân định hai loại hợp đồng này nhiều khi rất khó khăn, phức tạp vì thế việc thống nhất pháp luật cũng cần thiết để khi sử dụng bất kì luật nào cũng không dẫn đến xung đột tranh chấp.
Hai là, cần sửa đổi Bộ luật dân sự 2005 nói chung và Luật thương mại 2005 về từng loại chế tài cụ thể, về tên gọi, về căn cứ áp dụng, về hậu quả áp dụng chế tài…
Thứ hai, quy định cụ thể hơn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng
Quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại có 3 chế tài (tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ thực hiện hợp đồng) mà điều kiện bắt buộc để được áp dụng là một bên trong quan hệ thương mại có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. Khoản 13 Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm
hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Tuy nhiên, Luật thương mại 2005
không hướng dẫn cụ thể thế nào là thiệt hại làm cho một bên không đạt được mục đích của việc kí kết hợp đồng? Theo quy định thì nếu luật không quy định thì các bên không cần phải nêu rõ mục đích giao kết hợp đồng. Do đó nếu không sửa đổi hoặc làm rõ sẽ dẫn tới cách hiểu khác nhau về vấn đề này và khó khăn trong việc áp dụng chế tài trong thương mại. Thực tiễn ở các nước phát triển như Anh, Mỹ thường giao việc xem xét thế nào là vi phạm cơ bản cho cơ quan giải quyết tranh chấp quy định. Tuy nhiên ở Việt Nam thì hiểu biết về hợp đồng của các chủ thể tham gia quan hệ thương mại chưa tốt, hoạt động kí kết các loại hợp đồng thương mại chỉ trải qua hơn 14 năm kể từ ngày Luật thương mại 1997 có hiệu lực vì vậy vần phải làm rõ khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng trong đó liệt kê những vi phạm được coi là vi phạm cơ bản. Có như vậy sẽ giúp cho 3 chế tài nói trên được áp dụng một cách thuận tiện hơn trong thực tiễn.
Thứ ba, cần quy định rõ hơn về khoản bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần
trong chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Điều 302 Luật thương mại 2005 mới chỉ đề cập đến việc bên vi phạm phải bồi thường những thiệt hại thực tế, trực tiếp chứ chưa đề cập tới khoản bồi thường về mặt tinh thần cho bên bị vi phạm. Trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại giữa các thương nhân, nhiều khi thương nhân cùng một lúc giao kết và thực hiện nhiều hợp đồng trong đó có thể lấy đối tượng của hợp đồng trước để làm đối tượng giao kết của hợp đồng sau. Do đó việc vi phạm có thể gây ra việc uy tín bị ảnh hưởng xấu, ảnh hưởng tới việc thực hiện hoạt động thương mại hay mở rộng phạm vi thương mại của bên bị vi phạm.
Thứ tư, mức phạt vi phạm thay đổi để các bên được tự thỏa thuận chứ không
quy định mức phạt không quá 8% phần nghĩa vụ bị vi phạm
Trước đây, Bộ luật dân sự 1995 khống chế mức phạt hợp đồng không quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 quy
đinh mức phạt từ 2% tới 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Quy định của Bộ luật dân sự 2005 tiến bộ hơn quy định của Luật thương mại 2005 vì bảo đảm được quyền tự do thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng, mặt khác việc các bên thỏa thuận mức phạt cao sẽ góp phần hạn chế vi phạm hợp đồng. Bởi vì tuy mang tên là phạt vi phạm hợp đồng nhưng chế tài phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài tiền tệ với mục đích không phải chỉ trừng phạt bên vi phạm mà qua trong hơn là nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng của các bên. Việc Luật thương mại 2005 khống chế mức phạt vi phạm tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm là quá cứng nhắc, không bảo đảm được mục đích của chế tài phạt vi phạm hợp đồng. Luật thương mại 2005 nên bỏ quy định khống chế mức phạt vi phạm tói đa để cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng được tự do thỏa thuận như Bộ luật dân sự.
Thứ năm, cần quy định thêm biện pháp cầm giữ tài sản là chế tài được áp
dụng khi có sự vi phạm hợp đồng
Cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ chỉ được đề cập đến đối với một vài hoàn cảnh trong Luật thương mại 2005. Bộ luật dân sự quy định cầm giữ tài sản là chế tài áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. Vì vậy, Luật thương mại 2005 cũng nên quy định chế tài cầm giữ tài sản áp dụng khi có sự vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.